Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

40 năm miệt mài bảo tồn chữ Thái cổ

Kim Anh - 13:22, 16/12/2021

Với mong muốn gìn giữ bản sắc văn hóa của cha ông, ông Hà Văn Khay (61 tuổi), dân tộc Thái đã có hơn 40 năm miệt mài sưu tầm chữ Thái cổ và truyền lại cho thế hệ sau.

 Ông Hà Văn Khay, Người có uy tín xóm Păm Pà, xã Nà Phòn, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình
Ông Hà Văn Khay, Người có uy tín xóm Păm Pà, xã Nà Phòn, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

Từ đam mê, trân trọng bản sắc dân tộc 

Trong căn nhà sàn nhỏ nằm tại xóm Xăm Pà, xã Nà Phòn, huyện Mai Châu (Hòa Bình); ông Hà Văn Khay, Người có uy tín xóm Xăm Pà đang tỷ mẩn sắp xếp lại những cuốn sách, tư liệu về chữ viết của người Thái.

Ông Khay kể, chữ Thái cổ chính là di sản tinh thần, kết tinh trí tuệ của tổ tiên để lại, lưu giữ trong các sách cổ ghi chép về văn học, lịch sử, phong tục, tập quán, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc nơi đây.

Thời thanh niên, ông được nghe các cụ, già làng trong xóm trao đổi, nói chuyện về chữ viết Thái. Lúc bấy giờ, với sự tò mò, ham hiểu biết; ông bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về những nét đặc trưng của chữ Thái cổ.

Càng đọc càng hiểu, ông càng say mê hơn nét đặc sắc văn hóa của ông cha gửi gắm phía sau những con chữ. Đó là những làn điệu dân ca, bài hát giao duyên tình tứ, kho tàng thành ngữ tục ngữ rất cô đọng mà thắm đượm triết lý nhân sinh, hiện lên một cộng đồng người Thái xưa có đời sống tinh thần phong phú.

Để có thể đọc thông, viết thạo tiếng Thái cổ, ông tìm gặp những người Thái, những già làng trong xóm biết tiếng mẹ đẻ và xin theo học. Cho đến khi nắm được phương pháp cơ bản, ông đã có thể đọc sách mọi lúc mọi nơi - tự học, tự nghiên cứu.

Ông Khay cho biết, chữ Thái cổ rất khó để hiểu. Một chữ phải đọc thành ba tiếng, liền với chữ thứ hai, và ghép thành cả câu có nghĩa thì mới hiểu được. Một chữ có thể có nhiều nghĩa nên rất khó nhớ, khiến người ta phải xem đi xem lại nhiều lần.

Giờ đây, căn nhà sàn nhỏ 3 gian của ông lưu giữ rất nhiều loại sách, tư liệu quý về chữ Thái cổ. Hễ nghe ở bản làng nào có những bản chữ Thái cổ, có người còn biết những nghi lễ của tổ tiên xa xưa, là ông tìm đến. Đến nay, ông sưu tầm nhiều về sách mo, các bản chữ cổ, những phong tục, tập quán của người Thái; ca dao, tục ngữ đã và đang dần mai một theo thời gian.

Hằng ngày, có thời gian rảnh rỗi, ai có nhu cầu học về chữ Thái cổ ông đều tận tình hướng dẫn chỉ bảo (Trong ảnh: Ông Khay đang dạy chữ Thái cổ cho các cháu)
Hằng ngày, có thời gian rảnh rỗi, ai có nhu cầu học về chữ Thái cổ ông đều tận tình hướng dẫn chỉ bảo (Trong ảnh: Ông Khay đang dạy chữ Thái cổ cho các cháu)

Nỗ lực để truyền lại cho thế hệ sau

Ông Khay luôn mong muốn, ai là người dân tộc Thái phải biết nói tiếng Thái, biết múa xòe, hiểu được cái nguồn, cái gốc của dân tộc mình.

“Mình là người Thái mà chỉ biết nói mà lại không biết viết, trong khi đó sử sách, những câu ca thành ngữ, tục ngữ từ các cuốn văn tự cổ đều bằng tiếng Thái. Nếu mọi người không học, không truyền dạy cho con cháu thì chữ viết sẽ bị mai một dần”, ông Khay trăn trở.

Khác với chữ Thái Việt Nam chuẩn hiện nay được mã hóa, có thể sử dụng trên máy vi tính, thuận lợi cho công tác in ấn, xuất bản và giảng dạy, chữ Thái cổ lại có các nét chữ hoàn toàn riêng và chỉ có thể chép bằng tay. Bởi vậy, hiện nay, số lượng người biết viết chữ Thái tại huyện Mai Châu chỉ còn lại rất ít.

Những lúc rảnh rỗi, ông thường xuyên dịch, chuyển đổi những cuốn sách từ chữ Thái cổ sang tiếng phổ thông. Theo ông, với phương pháp này, với những ai có nhu cầu học chữ Thái cổ sẽ cảm thấy thuận tiện và dễ dàng hơn.

Những tài liệu do ông Khay sưu tầm lại
Những tài liệu do ông Khay sưu tầm lại

Trong làng, ông Khay là một trong số ít người còn viết và hiểu được chữ Thái cổ. Bởi vậy, hễ ai có nhờ ông dịch những cuốn gia phả, những văn tự cổ ông đều sẵn sàng giúp đỡ. Nhiều bạn học sinh, thế hệ trẻ hiện nay muốn tìm hiểu về chữ Thái cổ, ông đều ân cần chỉ bảo hướng dẫn.

Ông Hà Văn Quân, Chủ tịch UBND xã Nà Phòn cho biết, ông Hà Văn Khay là một trong số ít già làng trong xã hiện nay có những đóng góp trong việc giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

“Huyện Mai Châu có 98% là đồng bào dân tộc Thái, tuy nhiên hiện nay số người biết đến chữ Thái cổ còn rất ít. Những già làng như ông Khay cần được biểu dương để các thế hệ noi theo. Ông luôn tích cực tham gia các hoạt động trong xã, là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Nà Phòn, Người có uy tín; giữ gìn bản sắc văn hóa chữ Thái cổ, truyền lại cho bà con nhân dân, các thế hệ trẻ”, ông Quân nói.

Chữ Thái cổ là chìa khóa để mở cửa kho văn hóa của quý báu của dân tộc Thái. Cuộc sống hiện đại ngày càng phát triển, những giá trị truyền thống của ông cha để lại có nguy cơ ngày càng bị mai một. Bởi lẽ đó, ông Khay luôn ấp ủ mong muốn có thể mở lớp dạy chữ Thái cổ cho thế hệ trẻ ngày nay, để lưu giữ và phát huy những truyền thống của dân tộc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lực lượng quan trọng trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Thái Nguyên

Lực lượng quan trọng trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Thái Nguyên

Từ nhiều năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Thái Nguyên đã và đang nỗ lực góp công góp sức trong các phong trào ở địa phương. Họ trở thành những “hạt nhân” trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở, chung tay xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Nhịp cầu nhân ái - Văn Long - Tào Đạt - 21:00, 17/05/2025
Nhân dịp Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, chăm lo cho người nghèo trên địa bàn khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý.
Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 17:23, 17/05/2025
Chiều ngày 17/5, các lực lượng chức năng đã tìm thấy 02 thi thể cuối cùng trong vụ sạt lở khi đang thi công tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Thể thao - T.Nhân - H.Trường - 16:40, 17/05/2025
Hướng tới Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, ngày 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025, với sự tham gia của 150 vận động viên.
Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 16:16, 17/05/2025
Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 16:04, 17/05/2025
Theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm từ 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 15:33, 17/05/2025
Nhằm nâng cao năng lực giám sát cho đội ngũ cán bộ, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Phú Yên vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực tham gia giám sát, đánh giá thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).
Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 15:31, 17/05/2025
Sáng 17/5, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Hội Nhà báo tỉnh, Trung tâm Truyền thông tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tổ chức khai mạc Triển lãm “100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam” nhằm tái hiện chặng đường vẻ vang của báo chí cách mạng, tôn vinh những đóng góp của người làm báo trong sự nghiệp phát triển quê hương, đất nước.
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 13:34, 17/05/2025
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Kinh tế - An Yên - 13:30, 17/05/2025
Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 13:27, 17/05/2025
Thông tin từ lực lượng cứu nạn, cứu hộ cho biết, đến cuối giờ trưa nay (17/5) lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 03 nạn nhân trong vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.