Ở buôn Đrao, xã Cư Né, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk, đồng bào Ê Đê xem già Y Krú Ayun là “cánh chim đầu đàn”. Với vai trò là Người có uy tín, già Y Krú Ayun đã giúp nhiều người lầm lỗi vượt biên trái phép trở về quê hương, sống có ích và cùng bà con xây dựng buôn làng.
Cúng bến nước là một nghi lễ quan trọng của đồng bào Ê Đê nói chung và đồng bào Ê Đê trên địa bàn huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên nói riêng. Đồng bào Ê Đê quan niệm rằng bến nước cũng có thần linh cư ngụ và cai quản. Do vậy, sau khi mùa màng kết thúc, trước khi bước vào vụ sản xuất mới, họ thường làm lễ cúng bến nước để tạ ơn thần linh đã cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, buôn làng đoàn kết… Ngoài ý nghĩa tâm linh, đây còn là biểu hiện của sự coi trọng nguồn nước - sự sống của con người.
Media -
Thúy Hồng -
15:00, 13/05/2024 Người Ê Đê là một trong những dân tộc có mặt lâu đời ở Tây Nguyên, với nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng. Dẫu trải qua nhiều biến thiên của thời gian, dân tộc Ê Đê vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống, trong đó nổi bật nhất là chế độ mẫu hệ.
Lễ kết nghĩa anh em được đồng bào Ê Đê ở các buôn làng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giữ gìn, lưu truyền qua nhiều thế hệ. Sau khi làm lễ kết nghĩa, hai gia đình trở thành anh em một nhà, giúp nhau mọi việc, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn.
Media -
Thúy Hồng -
19:35, 04/07/2023 Nếu như cồng chiêng được coi như là vật linh thiêng nhất, có giá trị nhất của mỗi gia đình và cộng đồng, thì ché thể hiện sự sung túc, sức mạnh của dòng tộc… Lễ Cúng ché là một nét văn hóa đặc sắc, phản ánh quan niệm tâm linh, đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Ê Đê. Ché là một vật quý, thể hiện sự sung túc, sức mạnh của cộng đồng, của dòng tộc, người Ê Đê.
Trước những tác động của quá trình đô thị hóa, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở nhiều buôn làng ít nhiều bị tác động, phai nhạt. Tuy nhiên những năm qua, với nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động của các cấp chính quyền, hệ thống chính trị, cùng với sự trăn trở, miệt mài giữ gìn bản sắc văn hóa của không ít những nghệ nhân, già làng, trưởng bản..., mà hiện nay ở nhiều buôn làng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đang được đồng bào giữ gìn và phát huy.
Sắc màu 54 -
Thiên An-Hoàng Thùy -
12:01, 17/06/2021 Lời nói vần là nét văn hóa đặc trưng của người Ê Đê, được truyền miệng qua nhiều thế hệ và có mặt trong tất cả các thể loại văn học dân gian như truyện cổ tích, câu đố, lời khấn thần... Đến nay, lời nói vần vẫn được các nghệ nhân người Ê Đê trong các buôn làng gìn giữ, truyền lại cho thế hệ trẻ.
Để hiểu cuộc sống đồng bào Tây Nguyên thì phải do chính người Tây Nguyên cảm nhận. Tháng 7, ít tuần sau vụ khủng bố xảy ra, nhóm phóng viên chúng tôi đã trở lại xã Ea Ktur và Ea Tiêu, huyện Cư Kuin cũng như nhiều buôn làng khác ở Tây Nguyên để ghi nhận thực tiễn, trò chuyện, tìm hiểu tâm tư, tình cảm của các già làng, chức sắc, bà con nơi đây…
Tượng nhà mồ là một nét văn hóa độc đáo, biểu tượng tâm linh của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Qua bao nhiêu thăng trầm, nghệ thuật điêu khắc tượng gỗ nhà mồ đang dần hồi sinh trong tâm thế hoàn toàn mới. Tượng nhà mồ đã vượt ra khỏi không gian nhà mồ để đến với cộng đồng, xã hội.