Những ngày này, không khí lao động sản xuất đang diễn ra sôi nổi trên khắp mọi miền Tổ quốc. Hòa vào niềm vui, phấn khởi chung của đất nước, đồng bào các DTTS đang ra sức thi đua, lập nhiều thành tích, chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Thời sự -
Lê Phương – Huỳnh Đại -
15:20, 18/01/2021 Ngày 18/01/2021, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông làm Trưởng đoàn đã đi thăm, chúc Tết và tặng quà đồng bào DTTS nghèo tại tỉnh Bình Định nhân dịp chuẩn bị Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021. Đi cùng đoàn có ông Tráng A Dương, quyền Vụ trưởng Vụ Địa phương II, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh và Ban Dân tộc tỉnh Bình Định.
“Quy hoạch phát triển ngành Văn hóa tỉnh Gia Lai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” được UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt ngày 21/8/2017. Sau 3 năm triển khai thực hiện quy hoạch, tỉnh Gia Lai đã đạt được những kết quả quan trọng, luôn bám sát quan điểm phát triển văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tính dân tộc, khoa học và đại chúng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy các chỉ số đáng quan ngại trong “bức tranh” thực trạng dân số của 16 dân tộc thiểu số rất ít người. Trong đó có thể kể đến các chỉ số như: tuổi thọ trung bình thấp hơn 3- 4 năm so với kết quả chung của cả nước; tầm vóc thể lực (chiều cao, cân nặng trung bình) thấp so với các dân tộc khác; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng ở mức cao (29,2%), đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi, nhẹ cân.
Xã hội -
Hoàng Thùy -
09:48, 23/12/2020 Những năm qua, tỉnh Đăk Lăk tích cực vận động, tuyên truyền nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (HNCHT). Tuy nhiên, hiện nay tình trạng này vẫn đang diễn ra phổ biến trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Bài toán khó khăn về đất sản xuất cho đồng bào DTTS đã diễn ra từ nhiều năm, nhưng do quỹ đất không còn nên đến nay, vẫn chưa có giải pháp căn cơ để tháo gỡ vướng mắc. Trong khi đó, tình trạng bán đất sản xuất trong vùng đồng bào DTTS vẫn thường xuyên xảy ra. Do vậy để ổn định cuộc sống cho đồng bào trước mắt cần ngăn chặn tình trạng này và tính kế chuyển đổi nghề, tạo sinh kế phù hợp cho người dân.
Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước bằng các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân ở khu vực biên giới ngày càng được nâng lên, góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), ổn định an ninh trật tự khu vực biên giới là vai trò của lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP).
Những năm qua, từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình 135, các xã đặc biệt khó khăn, các xã biên giới trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã từng bước hoàn thiện kết cấu cơ sở hạ tầng, diện mạo xã nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc. Đặc biệt, các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã phát huy hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng sống của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn.
Giáo dục -
TS. Lê Phú Thắng, Hiệu trưởng trường Hữu nghị T78 -
17:34, 17/12/2020 Được thành lập cách đây 62 năm, Trường Hữu nghị T78 được biết đến là một ngôi trường của hợp tác và hữu nghị, với nhiệm vụ vừa dạy tiếng Việt cho lưu học sinh nước bạn Lào, vừa đào tạo nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Trải qua 25 năm thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh dân tộc, trường Hữu nghị T78 đã khẳng định được uy tín là cơ sở giáo dục tin cậy cho con em đồng bào các dân tộc.
“Ngày Văn hóa Lai Châu tại Hà Nội” tại Hà Nội năm 2020 do UBND tỉnh Lai Châu phối hợp với UBND Thành phố Hà Nội tổ chức sẽ diễn ra trong ba ngày (từ ngày 18 đến 20/12 tới), với chủ đề “Rực rỡ sắc màu Lai Châu.”
Với vai trò là Phó Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn (Đăk Lăk), 5 năm qua, ông Y Si Thắt Ksơr đã góp phần định hướng, giúp đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, đem lại những chuyển biến tích cực cho vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa của huyện.
Tỉnh Kon Tum hiện có hai DTTS rất ít người là Rơ Măm và Brâu. Những năm qua, nhờ triển khai đồng bộ Quyết định 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đời sống của đồng bào dân tộc Rơ Măm và Brâu từng bước được nâng cao, số hộ nghèo dần giảm xuống, qua đó góp phần xây dựng thôn, làng ngày càng phát triển.
Những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ đất sản xuất để giúp đồng bào DTTS nói chung và đồng bào DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên nói riêng có đất canh tác, vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa không có đất sản xuất hoặc thiếu đất sản xuất vẫn còn tồn tại khá nhiều. Đặc biệt, điệp khúc có đất rồi lại mất đất đang lặp đi lặp lại như chưa có hồi kết.
Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình 135 (CT135), giai đoạn 2016-2020, kết cấu hạ tầng, đời sống kinh tế-xã hội của đồng bào DTTS ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có nhiều thay đổi tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm từ 29,40% (năm 2016) xuống còn 19,57% (năm 2020), giảm bình quân 2,5%/năm.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 mang dấu ấn lịch sử, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với lĩnh vực công tác dân tộc, mở ra một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn cho trên 14 triệu đồng bào DTTS trong cả nước. Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi một số ý kiến của các đồng chí là Đại biểu Quốc hội, lãnh đạo địa phương, cán bộ làm công tác dân tộc… biểu lộ niềm phấn khởi, tin tưởng và thể hiện vai trò trách nhiệm của cá nhân, tập thể nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II, năm 2020 diễn ra tại Thủ đô Hà Nội (4/12), Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu quan trọng gửi tới toàn thể Đại hội, đặc biệt là 1.592 đại biểu ưu tú đại diện cho hơn 14,2 triệu đồng bào DTTS trên cả nước. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng đăng toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng!
Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi. Chủ trương nhất quán đó tiếp tục được khẳng định, khi Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 65 - KL/TW ngày 30/10/2019 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới, với đột phá đầu tiên là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Bình Định đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS. Qua đó, giúp địa phương hoàn thành những mục tiêu quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.
Thời sự -
Hương Trà -
18:08, 26/11/2020 Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại cuộc họp về công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam lần thứ II năm 2020.
Những năm gần đây, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, đời sống của bà con đồng bào Chill (nhóm địa phương của dân tộc Cơ ho) và Chu ru ở xã vùng sâu Tà Hine, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã chuyển biến rõ rệt. Bà con đã có nguồn thu nhập khá ổn định, cái đói, cái nghèo đã lùi xa...