Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Yên Bái: Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ ở Mù Cang Chải

Minh Thu - 18:33, 08/08/2023

Trận mưa lớn xảy ra vào chiều tối 5/8 gây ra lũ ống, sạt lở đất, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản trên địa bàn một số xã thuộc huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Hiện, chính quyền huyện Mù Cang Chải đang chỉ đạo các địa phương bị thiệt hại nặng nề bởi thiên tai huy động các nguồn lực khắc phục hậu quả.

Huyện Mù Căng Chải đang nỗ lực khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra (Ảnh; VOV)
Huyện Mù Căng Chải đang nỗ lực khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra (Ảnh; VOV)

Sau mưa lũ, khó khăn chồng chất

Trong mấy ngày qua, mưa lớn, gây lũ ống, lũ quét, gây hậu quả nặng nề về người và tài sản trên địa bàn, nhiều tuyến đường bị sạt lở, chia cắt. Trận mưa đã làm 3 người chết, thiệt hại 82 ngôi nhà. Trong đó, bị sập, trôi hoàn toàn: 49 nhà, bị thiệt hại nặng 22 nhà, phải di dời khẩn cấp 11 nhà; 2 điểm trường bị sạt lở, Trường tiểu học bản Xéo Dì Hồ, xã Lao Chải bị sạt lở toàn bộ cổng trường và sau nhà ăn; Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Hồ Bốn, Trạm Y tế xã Hồ Bốn bị thiệt hại về cơ sở vật chất.

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, tính đến trưa 8/8/2023, trận lũ quyét xảy ra trên địa bàn huyện Mù Cang Chải gây sạt lở hơn 100 điểm trên tuyến quốc lộ 32 và các tuyến đường liên thôn, liên xã.

Mưa lớn kéo dài đã làm 82 ngôi nhà bị ảnh hưởng, vùi lấp, cuốn trôi
Mưa lớn kéo dài đã làm 82 ngôi nhà bị ảnh hưởng, vùi lấp, cuốn trôi

Gần ba ngày sau trận lũ quét, xã Hồ Bốn vẫn bị cô lập, đất đá ngập các bản và trung tâm xã. Mưa lũ làm 1 người mất tích, toàn xã có 20 nhà bị sập đổ hoàn toàn. Hiện 94 người đang được bố trí ở nhà cộng đồng và ở nhờ nhà người thân trong bản. 100 nhà bị thiệt hại 50 - 80%. 20 con trâu bò, 70 xe máy và 2 ô tô bị cuốn trôi. Nhu yếu phẩm bắt đầu cạn kiệt do lũ cuốn trôi hoặc bị ngập trong bùn đất.

“Tầng 1 trụ sở UBND xã tràn ngập bùn đất, trang thiết bị hư hỏng. Trạm y tế xã hỏng toàn bộ cửa, hầu hết các phòng chức năng và trang thiết bị đều hỏng hết. Khó khăn nhất là không có thuốc để chữa bệnh cho bà con”, ông Sùng A Bình, Chủ tịch UBND xã Hồ Bốn cho biết.

Người dân di chuyển hết sức vất vả sau lũ
Người dân di chuyển hết sức vất vả sau lũ

Trường Phổ thông DTBT TH&THCS Hồ Bốn cũng bị thiệt hại nặng nề. Khuôn viên trường tràn ngập bùn đất, toàn bộ phòng học và nhà ăn ở tầng 1 đều bị thiệt hại. Theo thầy Nguyễn Xuân Trường, Hiệu trưởng nhà trường, mưa lũ khiến tường rào, bàn ghế, các phòng máy tính, phòng hồ sơ đều bị hư hỏng, ngập nước. Hai phòng học đang sửa chữa, vật liệu tập kết cũng bị cuốn trôi hoàn toàn. Nhà của bốn thầy cô giáo cũng bị lũ cuốn mất hoàn toàn, phải đi ở nhà hàng xóm. Nhiều giáo viên khác phải vất vả dọn dẹp đất đá trong nhà, cứu vớt đồ đạc bị ngập trong nước.

Ông Nguyễn Thế Phước (thứ hai, từ phải qua) và ông Nông Việt Yên (ngoài cùng bên phải) trực tiếp đến kiểm tra công tác khắc phục hậu quả thiên tai tại huyện Mù Cang Chải
Ông Nguyễn Thế Phước (thứ hai, từ phải qua) và ông Nông Việt Yên (ngoài cùng bên phải) trực tiếp đến kiểm tra công tác khắc phục hậu quả thiên tai tại huyện Mù Cang Chải

Theo Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải Nông Việt Yên: Mưa lớn kéo dài đã gây thiệt hại nhiều công trình công cộng, hạ tầng giao thông sạt lở nghiêm trọng, hiện một số vị trí bị cô lập chưa tiếp cận được. Bên cạnh đó, mưa làm mất liên lạc 51 trạm thu phát sóng di động BTS… Tổng thiệt hại trong đợt thiên tai ước tính ban đầu khoảng hơn 20 tỷ đồng.

Tại Quốc lộ 32, đoạn qua xã Hồ Bốn, hiện vẫn ngổn ngang bùn đất với hơn 100 điểm sạt lở, một số đoạn bị lũ cuốn bay mất đường. Sau khi máy múc và nhân lực dọn dẹp đường xong thì đất đá lại tiếp tục sạt lở xuống, khiến công tác thông đường gặp rất nhiều khó khăn. Hiện huyện Mù Cang Chải đang phối hợp với Sở Giao thông Vận tải tỉnh Yên Bái huy động máy móc, phương tiện khơi thông tuyến đường vào các khu vực bản làng bị cô lập.

Sở Giao thông Vận tải tỉnh đã chỉ đạo đơn vị bảo đảm thiết bị, máy móc và nhân công đến hiện trường để xử lý, khắc phục hậu quả do mưa bão gây ra; nhanh chóng dọn dẹp đất, đá sụt lở và cây đổ để đảm bảo thông đường trong thời gian sớm nhất; nỗ lực phấn đấu ngày 10/8 thông tuyến xe ô tô đi được.

Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Ông Lê Trọng Khang, Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho biết: “Chúng tôi và Ban quản lý đường bộ của Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái huy động máy móc, phương tiện khơi thông tuyến đường vào xã Hồ Bốn. Ưu tiên bố trí tái định cư cho các hộ sập nhà hoàn toàn. Bên cạnh đó, các hộ sập, trôi nhà được bố trí tại các nhà văn hóa cộng đồng cũng như các hộ dân gần đó”.

Đến thời điểm này, huyện Mù Cang Chải đã huy động các lực lượng địa phương với tổng số 280 dân quân, 300 đoàn viên, thanh niên giúp xã Hồ Bốn dọn dẹp vệ sinh môi trường; huy động 18 xe, máy phương tiện các loại tập trung hót đất, đá sụt lở và cây đổ để đảm bảo thông đường.

Đồng thời, chỉ đạo hỗ trợ 36 triệu đồng cho hộ gia đình có người chết; chỉ đạo UBND xã Hồ Bốn, xã Lao Chải bố trí nơi ăn, nghỉ tạm thời (nhà người thân, nhà văn hoá cộng đồng...) cho các hộ gia đình có nhà bị cuốn trôi, sập đổ hoàn toàn và cung cấp những vật dụng thiết yếu như: gạo, mỳ tôm, nước uống, sữa và 5 bao quần áo giúp các hộ dân các xã Khao Mang, Lao Chải ổn định sinh hoạt tạm thời. Đã hỗ trợ 930 kg gạo, 18 thùng mỳ tôm cùng mỳ chính, muối, nước mắm cho 9 hộ gia đình bị thiệt hại nặng tại xã Khao Mang và 22 hộ gia đình của xã Hồ Bốn. Hội Chữ thập đỏ huyện chuẩn bị 16 thùng hàng cứu trợ để chuyển cho Nhân dân xã Lao Chải và Khao Mang. Tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ gia đình có người bị chết 2 triệu đồng/hộ. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Mù Cang Chải đã tiếp nhận được 35 triệu đồng hỗ trợ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Yên Bái; tiếp nhận 480 kg gạo, 289 thùng mỳ tôm, 30 kiện nước, 1.230 bánh mỳ và một số quần áo, chăn đệm của các tổ chức, cá nhân ủng hộ.

Ông Nguyễn Thế Phước thăm hỏi, động viên gia đình có người thân bị chết tại xã Khao Mang
Ông Nguyễn Thế Phước thăm hỏi, động viên gia đình có người thân bị chết tại xã Khao Mang

Trước đó, ngay trong ngày 6/8/2023, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước đã trực tiếp đến kiểm tra công tác khắc phục hậu quả thiên tai tại xã Hồ Bốn và tới chia buồn, thăm hỏi, hỗ trợ gia đình anh Cứ A Sinh ở xã Khao Mang có hai con tử vong do bị đá lăn vào nhà. Đồng thời chỉ đạo huyện Mù Cang Chải quan tâm thăm hỏi, động viên kịp thời các hộ gia đình có người bị chết và gia đình bị thiệt về nhà cửa. Tập trung huy động máy móc, nhân lực để tham gia xúc đất, bùn tại các tuyến đường sạt lở nhằm đảm bảo thông tuyến sớm nhất nhằm phục vụ người dân tham gia giao thông. Huyện cần bố trí quỹ đất để di dời các hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở và các hộ gia đình bị thiệt hại về nhà cửa do mưa lũ gây ra nhằm ổn định cuộc sống. Huy động tối đa các lực lượng dân quân tự vệ của các xã La Pán Tẩn, Kim Nọi, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha, Púng Luông, Nậm Khắt và thị trấn Mù Cang Chải tham gia giúp Nhân dân xã Hồ Bốn và Khao Mang khắc phục hậu quả thiên tai.




Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: “Cú hích” từ Chương trình MTQG 1719 (Bài 5)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: “Cú hích” từ Chương trình MTQG 1719 (Bài 5)

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg sau thời gian thực hiện đã đạt được những kết quả tích cực. Quan trọng nhất, việc triển khai Chương trình đã góp phần đổi mới tư duy thực hiện chính sách cũng như cách tiếp cận chính sách đầu tư, hỗ trợ của đồng đồng bào các DTTS.
Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS (Bài cuối)

Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS (Bài cuối)

Trong điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhiều bản sắc văn hóa đang nguy cơ mai một, các thế lực thù địch không ngừng lôi kéo, kích động,… rất dễ dẫn tới những “khoảng trống” tinh thần trong một bộ phận người dân ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Do đó, việc giúp đồng bào ổn định đời sống tinh thần là vấn đề cần quan tâm khi tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong lĩnh vực công tác dân tộc.
Đắk Nông: Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về phòng chống tác hại của thuốc lá

Đắk Nông: Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về phòng chống tác hại của thuốc lá

Sức khỏe - Công Minh - 14:11, 09/12/2023
Vừa qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Nông đã tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về phòng chống tác hại (PCTH) của thuốc lá năm 2023.
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới: Chương trình MTQG 1719 -

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới: Chương trình MTQG 1719 - "Đường băng" cho thổ cẩm cất cánh (Bài 3)

Nguồn lực từ Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), đang tạo động lực mới để duy trì, phát triển đưa thổ cẩm tiếp tục vươn xa. Thời gian qua, ngành Văn hóa tỉnh Đắk Lắk cùng các địa phương cũng đã tổ chức các hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch, trong đó chú trọng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào
Sơn Dương (Tuyên Quang): Đào tạo nghề gắn với chuyển giao KH-KT trong sản xuất nông nghiệp để giảm nghèo bền vững

Sơn Dương (Tuyên Quang): Đào tạo nghề gắn với chuyển giao KH-KT trong sản xuất nông nghiệp để giảm nghèo bền vững

Công tác Dân tộc - Việt Hà - 07:55, 09/12/2023
Thời gian qua, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) đã thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo. Trong đó, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, chuyển giao khoa học – kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, giúp thu nhập của người dân được cải thiện và nâng cao, tạo nền tảng để giảm nghèo bền vững.
Tin trong ngày - 8/12/2023

Tin trong ngày - 8/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình biểu dương, tôn vinh Người có uy tín trong đồng bào DTTS năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 11-13/12 tại Hà Nội. Kết hợp các món ăn đặc trưng của đồng bào Xơ Đăng với dược liệu quốc bảo sâm Ngọc Linh. Nón lá hai mê sản phẩm văn hóa độc đáo của người Tày. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi
Hiệu quả tuyên truyền vận động của Người có uy tín góp phần thay đổi bản làng

Hiệu quả tuyên truyền vận động của Người có uy tín góp phần thay đổi bản làng

Những năm qua, diện mạo nông thôn xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) có những đổi thay tích cực, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao. Những sự đổi thay đó, có sự đóng góp không nhỏ của lực lượng Người có uy tín trong cộng đồng, trong đó ông Đinh Văn Lành, Người có uy tín thôn Vầy Ang, là một trong những điển hình tiêu biểu.
Nâng cao nhận thức đồng bào DTTS thông qua công tác tuyên truyền, vận động

Nâng cao nhận thức đồng bào DTTS thông qua công tác tuyên truyền, vận động

Triển khai thực hiện Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) về truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS và miền núi; Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình, tỉnh Cao Bằng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc thực hiện Dự án đã và đang góp phần nâng cao nhận thức của đồng bào DTTS trong thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương. Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hà Văn Vui, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng.
Công tác tuyên truyền, vận động góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Công tác tuyên truyền, vận động góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Sau gần ba năm triển khai thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) về truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Kon Tum đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Xung quang vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hà Hồng Duy, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum.
Đảng viên người DTTS góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện vùng cao Bắc Hà

Đảng viên người DTTS góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện vùng cao Bắc Hà

Bắc Hà là huyện 30a của tỉnh Lào Cai. Thời gian qua, đội ngũ đảng viên người DTTS của huyện đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua ở cơ sở như: phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, xây dựng nông thôn mới, giúp đỡ hộ nghèo vươn lên...Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trà Vinh: Những Người có uy tín “ba trong một” ở chùa Khmer huyện Càng Long

Trà Vinh: Những Người có uy tín “ba trong một” ở chùa Khmer huyện Càng Long

Xã hội - Như Tâm - 06:24, 09/12/2023
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, trong đó có 4 vị sư trụ trì..., đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc thực hiện tuyên tuyền vận động sư sãi, đồng bào phật tử sống “tốt đời, đẹp đạo”, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào DTTS. Đặc biệt những năm gần đây, những Người có uy tín đang tích cực tham gia vận động Nhân dân cùng với chính quyền triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).