Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xuân này ở “Ngôi nhà chung”

PV - 11:52, 08/02/2018

Để phát huy giá trị của Làng Văn hóa -Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), gần 2 năm nay, các thành viên thuộc 11 cộng đồng các dân tộc đã tình nguyện “thường trú” để tham gia các hoạt động hằng ngày. Nhờ đó, “Ngôi nhà chung”đã hình thành nên các Làng: Tày, Mường, Thái, Dao, Mông, Khơ-mú, Ê-đê, Cơ-tu, Tà Ôi, Raglai, Khmer.

Nhiều hoạt động vui chơi được tổ chức trong dịp đầu Xuân tại Làng. Nhiều hoạt động vui chơi được tổ chức trong dịp đầu Xuân tại Làng.

 

Những cư dân của Làng

Những ngày đầu năm mới, lên Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, có thể cảm nhận ngay không khí mùa Xuân đã rộn ràng khắp không gian các Làng: Tày, Mường, Thái, Dao, Mông, Khơ-mú, Ê-đê, Cơ-tu, Tà Ôi, Raglai, Khmer. Cư dân của các Làng vừa hướng dẫn khách đến thăm quan Làng mình, vừa gấp rút chuẩn bị các trò chơi vui Xuân.

Ở không gian Làng văn hóa dân tộc Tày, những cây đu đã được dựng lên để thực hiện các trò chơi dân gian của người Tày. Cư dân của Làng Tày có 8 người, đến từ các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn. Mỗi người một nơi nhưng khi về Làng đã gắn bó với nhau để cùng góp sức làm lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc mình đến với du khách gần xa.

Bà Nguyễn Thị Xuyến, Trưởng nhóm cộng đồng dân tộc Tày cho biết, bà gắn bó với Làng đến nay đã được 16 tháng. Về đây tiếp xúc với nhiều đoàn du khách đến thăm quan, bà rất vui và tự hào khi được giới thiệu cho du khách hiểu thêm về bản sắc văn hóa dân tộc mình.

Bà Xuyến bảo, 8 cư dân của làng, khi có khách thì thay phiên nhau làm hướng dẫn viên. Những lúc không có khách thăm quan, mỗi người mỗi việc: trồng rau, xới cỏ, chăm gà, lau chùi, quét dọn, đan lát,…

Giới thiệu với một phụ nữ đang ngồi đan giỏ lưu niệm ở dưới nhà sàn, bà Xuyến bảo: “Đây là chị Nguyễn Thị Chiến, xuống từ Chợ Đồn, Bắc Kạn, nhà ở tận bản Tắm, xã Yên Nhuận đấy. Khi quyết định về họat động thường xuyên ở đây, lúc đầu chồng cô ấy cũng không ưng lắm đâu”.

Chia sẻ với chúng tôi, chị Chiến cho biết: Tháng 2/2017, chị cùng nhóm các nghệ nhân dân tộc Tày ở huyện Chợ Đồn đã xuống Làng để trình diễn, giới thiệu một số làn điệu hát then, đàn tính. Sau đó, Ban Quản lý Làng mời chị về “Ngôi nhà chung” tham gia các hoạt động văn hóa thường xuyên tại không gian Làng văn hóa dân tộc Tày. Ban đầu, chồng chị không muốn cho vợ đi xa. Nhưng cuối cùng, anh cũng đồng ý để vợ làm cư dân mới của Làng.

Rời Làng Văn hóa dân tộc Tày, chúng tôi sang Làng Văn hóa dân tộc Mông, gặp chị Lù Thị Sáng (quê Vị Xuyên, Hà Giang) đang ngồi bên bếp lửa cất những mẻ rượu ngô thơm lừng. Chị Sáng cho biết, chị cùng chồng là Sùng Chúa Dình xuống đây từ tháng 8/2017. Hôm nay, chồng chị đang về Hà Giang đón thêm bà con xuống Làng sinh sống.

Tại Không gian Làng Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, chị HLak Mlo, Trưởng nhóm cho biết, Làng hiện có 7 cư dân (2 nam, 5 nữ) đang gắn bó sinh hoạt trong một nhà dài. Bản thân chị lần đầu tiên ra trình diễn văn hóa tại Làng hồi tháng 2/2016, sau đó về quê hương được 1 tháng, lại thấy nhớ Hà Nội nên lại xin ra đây để được gắn bó lâu dài.

“Ở nhà có 1,5ha rẫy cà phê và tiêu, có quán bán hàng tạp hóa, làm thêm nghề may nên hằng tháng thu nhập từ 5-6 triệu đồng. Nhưng vì yêu Làng, muốn góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Ê-đê nên chị đã gác lại mọi công việc của gia đình để về “Ngôi nhà chung”, chị HLak Mlo cho biết.

Tạo cơ chế để “định cư”

Với tình yêu và tâm huyết giữ gìn, phát huy bản sắc truyền thống của dân tộc mình, các thành viên thuộc 11 cộng đồng các dân tộc gần 2 năm nay đã tình nguyện “thường trú” tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Nhờ có các chủ nhân tái hiện thường xuyên các hoạt động văn hóa đã giúp “Ngôi nhà chung” luôn “đỏ lửa, sáng đều”, kéo du khách tới thăm quan ngày một tăng.

Đồng bào các dân tộc Tày, Mường về Làng Văn hóa tổ chức tái hiện các trò chơi dân gian, thi đấu thể thao ngày Xuân. Đồng bào các dân tộc Tày, Mường về Làng Văn hóa tổ chức tái hiện các trò chơi dân gian, thi đấu thể thao ngày Xuân.

 

Theo ông Lâm Văn Khang, Trưởng ban Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam, từ năm 2011-2014, mỗi năm Làng chỉ đón từ 150.000-200.000 lượt khách; năm 2015, tăng lên 250.000 lượt khách. Từ năm 2016, 2017, Làng đón hơn 500.000 lượt khách/năm. Dự kiến từ năm 2018-2020, lượng khách sẽ tăng lên đạt mức 800 nghìn đến 1 triệu lượt khách/năm.

Việc vận động cộng đồng các dân tộc gắn bó với “Ngôi nhà chung” là một cách làm sáng tạo nhằm phát huy giá trị của dự án Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch này là mức hỗ trợ kinh phí cho đồng bào còn quá thấp.

Khi trao đổi với nghệ nhân Sơn Del ở Không gian Làng văn hóa dân tộc Khmer, chúng tôi nhận được những chia sẻ thật lòng. Ông Sơn Del cùng vợ là nghệ nhân Lâm Thị Hương, Trưởng Đoàn nghệ thuật Rô băm từ Sóc Trăng ra gắn bó với Làng từ tháng 4/2016 đến nay. Khi về “Ngôi nhà chung”, ông cùng vợ và các diễn viên Rô băm, được hỗ trợ kinh phí mỗi tháng 1,5 triệu đồng/người. Số tiền này không đủ để các nghệ nhân, diễn viên trang trải chi phí sinh hoạt, ăn uống cho cả tháng.

Theo ông Lâm Văn Khang, Trưởng ban Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam, để hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào ổn định cuộc sống lâu dài tại Làng, Ban Quản lý Làng đã tạo cơ chế hỗ trợ, khuyến khích bà con tự khai thác, phát huy các sản phẩm văn hóa của dân tộc mình để bán cho du khách nhằm có thêm nguồn thu nhập. Tuy nhiên, để thực sự gắn bó lâu dài, thu hút thêm nhiều cộng đồng dân tộc khác về “định cư” tại Làng thì vẫn cần thêm cơ chế, chính sách để hỗ trợ.

NGỌC ÁNH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Xã Xuân Giang (Quang Bình, Hà Giang): Tưng bừng khai hội Lồng tồng và Đại hội Thể dục Thể thao

Xã Xuân Giang (Quang Bình, Hà Giang): Tưng bừng khai hội Lồng tồng và Đại hội Thể dục Thể thao

Ngày 5/2, tại xã Xuân Giang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, đông đảo người dân và du khách đã nô nức tham gia Lễ hội Lồng tồng - Lễ hội Cầu mùa truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, kết hợp với Đại hội Thể dục Thể thao lần thứ IV. Sự kiện diễn ra trong không khí rộn ràng, đầy sắc màu văn hóa, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc truyền thống của địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

Thời sự - T. Hợp - 1 giờ trước
Trong chuyến công tác tại Hà Giang, với đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", chiều 5/2, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã tới dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ, tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang).
Khai mạc Triển lãm ảnh “Nhạn và Hải âu Kiên Giang”

Khai mạc Triển lãm ảnh “Nhạn và Hải âu Kiên Giang”

Tin tức - Thế Phúc - 5 giờ trước
Sáng 5/2, tại thành phố Rạch Giá, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao và Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Kiên Giang khai mạc Triển lãm 85 tác phẩm được trích trong sách ảnh “Nhạn và Hải âu Kiên Giang” của nghệ sĩ, nhiếp ảnh Trần Lam.
Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam

Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam

Bản sắc và hội nhập - Minh Nhật - 5 giờ trước
Từ ngày 14/2 đến ngày 16/02/2025 (tức ngày 17, 18, 19 tháng Giêng âm lịch) tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch sẽ tổ chức Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh dự Hội Khai bút đầu Xuân Ất Tỵ năm 2025

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh dự Hội Khai bút đầu Xuân Ất Tỵ năm 2025

Trang địa phương - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Ngày 5/2 (tức mùng 8 Tết), tại Tp. Hạ Long, Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ninh chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND Tp. Hạ Long tổ chức Hội Khai bút đầu Xuân Ất Tỵ 2025, với chủ đề “Chào Xuân mới và Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Xã Xuân Giang (Quang Bình, Hà Giang): Tưng bừng khai hội Lồng tồng và Đại hội Thể dục Thể thao

Xã Xuân Giang (Quang Bình, Hà Giang): Tưng bừng khai hội Lồng tồng và Đại hội Thể dục Thể thao

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 5 giờ trước
Ngày 5/2, tại xã Xuân Giang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, đông đảo người dân và du khách đã nô nức tham gia Lễ hội Lồng tồng - Lễ hội Cầu mùa truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, kết hợp với Đại hội Thể dục Thể thao lần thứ IV. Sự kiện diễn ra trong không khí rộn ràng, đầy sắc màu văn hóa, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc truyền thống của địa phương.
Hạ nêu, khai ấn tân niên

Hạ nêu, khai ấn tân niên

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Hạ nêu, khai ấn tân niên . Sắc Xuân trên cao nguyên Lâm Viên. Người giữ lửa sử thi Tây Nguyên. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lễ hội Khai Hạ đậm nét văn hóa xứ Mường

Lễ hội Khai Hạ đậm nét văn hóa xứ Mường

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 5 giờ trước
Ngày 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2025.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị

Thủ tướng chủ trì Hội nghị "dấu mốc lịch sử" của Đảng bộ Chính phủ

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Chiều 5/2, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ Chính phủ nhiệm kỳ 2020-2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Thời sự - Hương Trà - 6 giờ trước
Nhân dịp đầu Xuân năm mới Ất Tỵ 2025, sáng 5/2, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).
Về chợ Viềng “mua may, bán rủi”

Về chợ Viềng “mua may, bán rủi”

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 7 giờ trước
Mỗi dịp đầu Xuân, chợ Viềng lại trở thành điểm đến không thể bỏ qua của người dân Nam Định và du khách từ khắp nơi. Phiên chợ đặc biệt này, chỉ họp một lần duy nhất vào đêm mùng 7, rạng sáng mùng 8 tháng Giêng âm lịch mang ý nghĩa “mua may, bán rủi”. Đây là một nét đẹp văn hóa, thể hiện niềm tin, ước vọng của người dân về một năm mới tốt lành.
Đặc sắc lễ hội Báo bản làng Nộn Khê

Đặc sắc lễ hội Báo bản làng Nộn Khê

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 8 giờ trước
Cứ vào tháng Giêng hằng năm, làng Nộn Khê thuộc xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ hội Báo bản. Đây là một trong những lễ hội nổi tiếng tại tỉnh Ninh Bình có ý nghĩa báo đáp công đức tiền nhân, ông cha, những người có công khai khẩn đất đai, lập dựng xóm làng. Lễ hội vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.