Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Xếp giáo án… lên đường chống dịch

Khánh Ngân - 09:48, 28/06/2021

Trên đường, tôi đã nung nấu bao tiêu đề cho bài báo của mình - về những nhà giáo tham gia chống dịch. Nhưng rồi, giữa nắng hè rát bỏng, chứng kiến những sẻ chia lặng thầm của họ với lực lượng trên tuyến đầu chống dịch, tôi lại mường tượng đến hình ảnh xưa cũ về những nhà giáo xếp "bút nghiên" ra trận. Hôm nay, họ cũng ra trận đẩy lùi, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.

Hơn 100 giáo viên ở thành phố Vinh đã có mặt tại các chốt trực chống dịch trong những ngày thành phố thực hiện Chỉ thị 16
Hơn 100 giáo viên ở thành phố Vinh đã có mặt tại các chốt trực chống dịch trong những ngày thành phố thực hiện Chỉ thị 16

Ghi từ “điểm nóng”

“Chia lửa” cùng lực lượng tuyến đầu, tranh thủ ngày hè được nghỉ, thầy giáo Phùng Ngọc Thạch, Giáo viên Trường THCS Nghi Kim, thành phố Vinh đã xung phong tham gia trực chốt. Nơi thầy Thạch góp sức chống dịch, là chốt phòng dịch số 3 tại cung đường Quốc lộ 1 - giao nhau với Bệnh viện Phổi Nghệ An. Có thêm thầy Thạch, những người trực chốt đã có thêm những phút giây dễ thở hơn…

Khoác lên mình bộ đồ bảo hộ, thực hiện tốt 5K, thầy Thạch bắt đầu hành trình sẻ chia lặng thầm như những kiến thức mà thầy đã truyền cho học trò qua trang giáo án. Chốt phòng dịch số 3, được xem là “nóng” nhất so với 13 chốt còn lại ở thành phố Vinh bởi lượng người và phương tiện hàng ngày qua lại rất đông.

Ba ngày trực chốt chống dịch cùng các lực lượng, thầy Thạch càng thấm hơn sự vất vả và tin rằng, quyết định tình nguyện đi chống dịch của mình là hoàn toàn đúng đắn. Thầy Thạch trải lòng: Vợ tôi vừa sinh cháu gần 1 tháng nên ban đầu cũng có sự phân vân. Nhưng dịch đang kéo dài, công việc chống dịch sẽ còn rất khó khăn. Tôi nghĩ, mình cố gắng một tý sẽ góp được thêm một phần nhỏ chống dịch.

Bởi tính chất đặc biệt nằm án ngữ cửa ngõ phía Bắc thành Vinh, nên chốt số 3 có đến 9 giáo viên tăng cường. Thế rồi mỗi ngày, các thầy chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 2 – 3 người và thay nhau trực chốt 24/24h. Nắng trên đầu dội xuống, hơi nóng từ dưới đất hầm hập, phả lên khiến những bàn tay chỉ quen với cây bút, viên phấn trở nên đen cháy. Trên gương mặt sạm nắng, mồ hôi thấm ướt qua hai lớp khẩu trang.

Thầy giáo Đậu Văn Tuyên, giáo viên Trường THCS Trường Thi (thành phố Vinh) kể: Mỗi ngày, có hàng trăm xe đường dài chạy tuyến Bắc Nam đều đi qua chốt này,  nhiệm vụ các thầy là kiểm soát chặt chẽ xe đi qua vùng dịch. 'Trước khi ra vùng dịch cũng đã biết sẽ vất vả, nhưng mình may mắn còn được về nhà hàng ngày. Công việc của chúng tôi chưa thấm vào đâu so với các lực lượng khác ở tuyến đầu chống dịch…", thầy Tuyên chia sẻ

Có một lá đơn… thấm đẫm trách nhiệm

Trong số những thầy cô giáo có mặt tại những chốt trực dịch của thành Vinh hôm nay, rất nhiều người đã sẵn sàng nhận lệnh vào vùng khó, trong khi chính hoàn cảnh của gia đình cũng lắm nỗi niềm. Thầy giáo Trần Tiến Thành, Trường Tiểu học Đội Cung, mới rời huyện rẻo cao Kỳ Sơn để đoàn tụ với gia đình. Dù vậy, vợ thầy vẫn đang ở lại cắm bản tại xã Mường Típ (Kỳ Sơn). Nhà 3 người con, con út còn nhỏ, nhưng khi có thông báo tăng cường nhân lực cho các chốt phòng dịch, thầy Thành đã tình nguyện xung phong bởi “trường chủ yếu là giáo viên nữ, mình không đi thì biết ai gánh vác”…

Thầy Phùng Ngọc Thạch (Phải) hỗ trợ lực lượng chức năng kiểm tra giấy tờ người dân qua chốt
Thầy Phùng Ngọc Thạch (bên phải) hỗ trợ lực lượng chức năng kiểm tra giấy tờ người dân qua chốt

Tại chốt kiểm soát nằm trên Tỉnh lộ 535, giáp ranh Nghi Đức - Nghi Thái (huyện Nghi Lộc) có thầy Hồng Cảnh An tham gia trực chốt. Thầy An là một trong hai giáo viên của Trường THCS Hưng Lộc có mặt trong đoàn quân giáo viên “ra trận” chống dịch lần này. Thầy An tâm sự: Mình rất tự hào vì được có mặt ở tuyến đầu, góp sức cùng các lực lượng chống dịch.

“Công việc của chúng tôi chỉ mang tính chất hỗ trợ, không quá nặng nhọc. Vất vả hơn vẫn là lực lượng chức năng. Chúng tôi cũng không biết mình sẽ thực hiện nhiệm vụ đến lúc nào, nhưng anh em xác định, khi nào thành phố hết lệnh phong tỏa thì mình mới nghỉ”, nhiều thầy giáo đã quả quyết với chúng tôi như vậy.

Tuổi đời còn khá trẻ nên trong các giáo viên được tăng cường, hầu hết đều có con nhỏ, có những người mà cả hai vợ chồng đều đang ở tuyến đầu chống dịch. Trong số này cũng có những giáo viên nữ; hoặc các nhân viên y tế được tăng cường cho các khu cách ly như chị Lê Thị Thanh Hà, nhân viên y tế Trường Tiểu học Hà Huy Tập 2. 

Chị Hà  tham gia trực chốt tại cầu Bến Thủy 1 từ ngày đầu thành phố thực hiện giãn cách xã hội. Chị cho hay: Tôi và một đồng nghiệp khác ở Trường Tiểu học Trường Thi cùng trực với nhau, nhưng khối lượng công việc vẫn quá tải. Mỗi ngày trực 2 ca, ca ngày thì nắng nóng, ca đêm thì căng thẳng. Nhưng so với lực lượng tuyến đầu trong ngành-liên tục mặc đồ bảo hộ thực hiện lấy mẫu, xét nghiệm, điều trị bệnh nhân... thì chúng tôi vẫn còn nhẹ việc hơn.

Lá đơn tình nguyện của cô Nguyễn Thị Hoài Thanh
Lá đơn tình nguyện của cô Nguyễn Thị Hoài Thanh

Đáng quý hơn nữa, cách thành Vinh chừng 70km, có một nhà giáo đã viết đơn tình nguyện hỗ trợ lực lượng chống dịch tại địa phương bằng việc nấu cơm, đưa cơm mỗi ngày. Cô còn đứng ra kết nối, kêu gọi mọi người góp sức chống dịch bằng những chai nước, cân gạo, hộp bánh… Cô là Nguyễn Thị Hoài Thanh, Hiệu trưởng trưởng Trường mầm non Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương (Nghệ An). 

 “Dịch bệnh phức tạp, là một công dân, mình không thể đứng ngoài cuộc được. Tôi viết đơn tình nguyện tham gia chống dịch là muốn sẻ chia một phần khó khăn, vất vả cho những lực lượng tuyến đầu”, cô Thanh chia sẻ

(Nội dung thông tin, tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những người lính với hành trình làm sạch đất

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.
Tin nổi bật trang chủ
Bình Định: Giải đua thuyền máy nhà nghề quốc tế F1H2O dự kiễn sẽ diễn ra vào tháng 7

Bình Định: Giải đua thuyền máy nhà nghề quốc tế F1H2O dự kiễn sẽ diễn ra vào tháng 7

Thể thao - Giải trí - T.Nhân - N.Triều - 5 phút trước
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản số 43/BC UBND, gửi Thường trực Tỉnh ủy báo cáo về việc điều chỉnh thời gian tổ chức Giải đua vô địch thế giới thuyền máy Nhà nghề Quốc tế - UIM F1H2O World Championship năm 2025. Kế hoạch ban đầu, giải đấu sẽ ra từ ngày 1 - 3/5 tại Tp.Quy Nhơn, nhưng vì một số lý do nên giải đấu sẽ dời thời gian tổ chức đến tháng 7/2025.
Bạc Liêu: Chăm lo cho đồng bào Khmer nghèo dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Bạc Liêu: Chăm lo cho đồng bào Khmer nghèo dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Tào Đạt - Thuận Anh - 10 phút trước
Ngày 2/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu phối hợp với huyện Vĩnh Lợi tổ chức tặng 100 xuất quà gồm 10 kg gạo và mì cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn là người dân tộc Khmer trên địa bàn huyện Vĩnh Lợi, nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025, của đồng bào dân tộc Khmer.
Kon Tum: UBND huyện Đăk Hà có 8 văn bản chỉ đạo nhưng UBND xã Đăk La vẫn chưa xử lý dứt điểm vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ

Kon Tum: UBND huyện Đăk Hà có 8 văn bản chỉ đạo nhưng UBND xã Đăk La vẫn chưa xử lý dứt điểm vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ

Pháp luật - Ngọc Chí - 16 phút trước
Tại Hội nghị giao ban báo chí quý I/2025, do Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức, ông Nguyễn Minh Vương, Phó Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà (Kon Tum) cho biết, liên quan đến hành vi vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ trên đường Hồ Chí Minh, đoạn qua thôn 3, xã Đăk La thì UBND huyện đã có 8 văn bản chỉ đạo UBND xã Đăk La xử lý vụ việc, nhưng đến nay, người vi phạm vẫn chưa thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả và công trình vi phạm vẫn còn tồn tại.
Nặng nợ cùng văn hóa bản địa miền núi

Nặng nợ cùng văn hóa bản địa miền núi

Sắc màu 54 - PV - 1 giờ trước
“Vùng văn hóa các dân tộc thiểu số Quảng Nam là một trong ba vùng văn hóa điển hình của khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên” - Nguyễn Tri Hùng viết. Lần nữa, người đọc “bước vào đời sống của đồng bào miền núi Quảng Nam” một cách nguyên sơ, chân thật nhất.
Hữu Lũng (Lạng Sơn): Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hữu Lũng (Lạng Sơn): Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - Minh Anh - 1 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 188 ngày 25/10/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn về triển khai chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ người có công với cách mạng, gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, các cấp chính quyền huyện Hữu Lũng đang nỗ lực đẩy nhanh tốc độ xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vòng xoang kết nối cộng đồng

Vòng xoang kết nối cộng đồng

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 2/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Vòng xoang kết nối cộng đồng. Độc đáo ngôi cổ tự hơn 2.000 năm tuổi . Trưởng buôn Y Taih Priêng tận tụy với buôn làng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khen thưởng Công an Quảng Nam nhanh chóng phá án vụ giết người, phi tang thi thể

Khen thưởng Công an Quảng Nam nhanh chóng phá án vụ giết người, phi tang thi thể

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Bộ trưởng Bộ Công an vừa có khen thưởng đột xuất các Phòng nghiệp vụ Công an tỉnh Quảng Nam tham gia phá vụ án người chồng sát hại vợ, rồi phi tang thi thể nạn nhân.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam:

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam: "Không để xảy ra tình trạng lơ là công việc do tâm lý sáp nhập đơn vị hành chính và sắp xếp bộ máy"

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Đó là ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết tại Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Nam lần thứ 19, khóa XXII, diễn ra ngày 2/4.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Nhìn lại lịch sử cách mạng nước ta, hội nhập và phát triển của đất nước luôn gắn liền với những biến chuyển của thời đại. Ngay từ những ngày đầu lập nước, trong bức thư gửi tới Liên Hợp quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ tinh thần là Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, bày tỏ mong muốn “thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”. Đây có thể được coi là “bản tuyên ngôn” đầu tiên về cách tiếp cận của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với cộng đồng quốc tế.