Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cửa Lò đìu hiu ngay trong mùa du lịch

Nguyễn Thanh - 15:09, 22/06/2021

Mặc dù đang trong mùa du lịch nhưng không còn cảnh sầm uất, nhộn nhịp như trước; hàng loạt khách sạn, nhà hàng ở Cửa Lò (Nghệ An) đã “cửa đóng then cài”, thị trường hải sản ế ẩm. Phố biển Cửa Lò đìu hiu vì đại dịch Covid-19.

Chị Mai Nhung (buôn bán ở chợ hải sản Cửa Lò) buồn bã vì hàng hóa ế ẩm.
Chị Mai Nhung (buôn bán ở chợ hải sản Cửa Lò) buồn bã vì hàng hóa ế ẩm.

Khu du lịch biển Cửa Lò từng là điểm đến nghỉ dưỡng lí tưởng của du khách mỗi dịp hè về. Nhưng năm nay, phố biển Cửa Lò vắng lặng chưa từng thấy. Nguyên nhân là do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, từ ngày 8/6/2021, theo quyết định của UBND tỉnh Nghệ An, thị xã Cửa Lò, là một trong 5 địa phương giáp ranh với tỉnh Hà Tĩnh phải tạm dừng các hoạt động dịch vụ không thiết yếu như: Nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống, quán cà phê, cắt tóc, gội đầu, cơ sở thẩm mỹ… để bảo đảm công tác phòng chống dịch bệnh.

Ông Phạm Hữu Cương, trú tại phường Nghi Hương, thị xã Cửa Lò than thở: "Tôi thuê ki ốt dọc bãi biển nhưng từ đầu năm đến nay, mới mở cửa bán được 2 ngày (30/4 và 1/5). Sau đó, thì xảy ra dịch Covid-19 nên phải đóng cửa đến nay. Tiền thuê ốt đã trả cho chủ cả năm đến hàng trăm triệu đồng. Dịch Covid-19 tác động thật khủng khiếp".

Chủ ki ốt kinh doanh ăn uống Hằng Thảo (giáp bãi biển Cửa Lò) buồn bã: "Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên hàng quán không bán được vì không có khách. Tài sản đầu tư vào ki ốt thuê nên hàng ngày gia đình phải ra đây để trông coi. Chưa năm nào khổ như năm nay".

Hàng năm, phố biển Cửa Lò sầm uất nhất vào khoảng 3 tháng hè, nhưng năm nay vắng lặng như tờ. Bão dịch Covid-19 đang khiến tiểu thương, người dân nơi đây “khóc dở mếu dở”. Cả một dọc dài những ki ốt sát biển im ỉm khóa cửa, bàn ghế chất đống; những lá bàng già rụng xuống chưa được thu gom như càng làm cho phố biển thêm quạnh quẽ.

Bàn ghế chất đống dọc bãi biển, khung cảnh đìu hiu chưa từng thấy.
Bàn ghế chất đống dọc bãi biển Cửa Lò, khung cảnh đìu hiu chưa từng thấy.

Sáng 17/6, chúng tôi đi một vòng dọc theo bãi biển, có thể thấy, các hộ kinh doanh, người dân nơi đây thực hiện rất nghiêm túc phòng chống dịch. Nhiều khách sạn, nhà nghỉ còn dán biển “không đón khách” để phòng chống dịch bệnh.

Về Cửa Lò không chỉ nghỉ dưỡng, du khách còn thưởng thức hải sản tươi ngon. Nhưng dịp này chợ hải sản Cửa Lò đìu hiu, vắng khách chưa từng thấy.

Là người buôn bán lâu năm tại đây, chị Mai Nhung, trú ở phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò cho biết: Khách du lịch không có nên việc buôn bán chỉ cầm chừng thôi, số ít thì bán cho người dân địa phương, hàng hóa thì ế ẩm.

Chị Lê Thị Phương, trú ở phường Thu Thủy, thị xã Cửa Lò chia sẻ: "Lượng hải sản buôn bán giảm 70% so với các năm. Lo ngại về tình hình dịch bệnh nên khách chủ yếu đặt hàng để mình gửi xe, ship đến tận nơi, nhưng số lượng cũng không đáng kể".

Chia sẻ với phóng viên, nhiều chủ nhà hàng ở Cửa Lò trầm ngâm: Cơ bản hải sản được cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn. Tuy nhiên, việc tạm dừng các hoạt động kinh doanh, lượng khách du lịch thì không có nên không có ai đặt mua, ế ẩm nên không dám nhập về.

Các bể nuôi hải sản để cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn cạn trơ đáy.
Các bể nuôi hải sản để cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn cạn trơ đáy.

Hiện tại, toàn thị xã Cửa Lò có 304 khách sạn, gần 300 nhà hàng, ki ốt kinh doanh dịch vụ ăn uống. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên gần 100% khách sạn, nhà hàng, ki ốt đóng cửa do không có khách. Sau khi có quyết định của UBND tỉnh về tạm dừng các dịch vụ không thiết yếu (từ ngày 8/6/2021), các cơ sở kinh doanh ở đây đều thực hiện nghiêm để phòng chống dịch bệnh, khiến Cửa Lò đã vắng, lại càng thêm đìu hiu.

Qua tìm hiểu, nhiều chủ cơ sở chia sẻ, rất lo lắng về thực trạng này kéo dài, sẽ lấy đâu tiền để sống, trả các chi phí duy trì, trả nợ ngân hàng... nhưng hầu hết đều nhận thức được cần ngăn chặn đại dịch, vì sức khỏe gia đình, cộng đồng xã hội.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Giá vật liệu tăng, việc xây dựng đường giao thông ở vùng cao gặp nhiều khó khăn

Giá vật liệu tăng, việc xây dựng đường giao thông ở vùng cao gặp nhiều khó khăn

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Hiện nay, tỉnh Lào Cai đã và đang tập trung triển khai thi công các công trình giao thông nông thôn từ nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), trong đó, có nguồn vốn từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Tuy nhiên, hiện nay khi giá cả nguyên vật liệu đang tăng cao khiến cho việc triển khai thi công các công trình đường giao thông nông thôn ở các xã vùng cao gặp rất nhiều khó khăn…
Thanh Hóa: Cây kinh tế chủ lực ở nhiều huyện miền núi thiếu đầu ra

Thanh Hóa: Cây kinh tế chủ lực ở nhiều huyện miền núi thiếu đầu ra

Kinh tế - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Cây luồng được xác định là cây kinh tế chủ lực trong xóa đói giảm nghèo ở vùng DTTS, miền núi Thanh Hóa. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, việc trồng và phát triển chưa gắn được đầu ra để nâng cao giá trị của cây luồng, dẫn tới việc lãng phí nguồn tài nguyên, người dân thu nhập chưa cao từ cây chủ lực này.
Những gia đình thể thao ở Tuyên Quang.

Những gia đình thể thao ở Tuyên Quang.

Thể thao - Giang Lam - 1 giờ trước
Tại các bản làng ở Tuyên Quang, nhiều gia đình có cả vợ chồng, con cái đều là những vận động viên xuất sắc ở các môn thể thao như cà kheo, đẩy gậy, bắn nỏ… “Thuận vợ, thuận chồng…”, mỗi ngày họ cùng nhau luyện tập hăng say và thi đua giành được nhiều giải cao tại các hội thi cấp huyện, cấp tỉnh.
Xây dựng NTM nâng cao: Nhiều địa phương vùng DTTS và miền núi đối mặt với khó khăn thách thức

Xây dựng NTM nâng cao: Nhiều địa phương vùng DTTS và miền núi đối mặt với khó khăn thách thức

Công tác Dân tộc - Thuý Hồng - 1 giờ trước
Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), nhiều địa phương trong đó có vùng DTTS và miền núi đã hạ quyết tâm xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Vấn đề đặt ra là liệu có quá sức khi đa số các địa phương vùng DTTS, miền núi hiện vẫn đang còn phải chật vật để củng cố và giữ vững tiêu chí NTM .
Bảo tồn, phát huy nét đẹp trang phục truyền thống người Pà Thẻn

Bảo tồn, phát huy nét đẹp trang phục truyền thống người Pà Thẻn

Sắc màu 54 - Quỳnh Hoa - 1 giờ trước
Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Tại huyện Quang Bình (Hà Giang), chính quyền và người dân đã có nhiều giải pháp để bảo tồn, phát huy nét đẹp trang phục truyền thống của dân tộc Pà Thẻn trong đời sống hôm nay.
Vai trò của vitamin K với cơ thể con người

Vai trò của vitamin K với cơ thể con người

Vitamin K là một chất dinh dưỡng quan trọng có vai trò trong nhiều hoạt động của cơ thể. Vitamin K giúp cải thiện nồng độ insulin, giảm nguy cơ ung thư và bảo vệ tim mạch. Không chỉ vậy, vitamin K cũng có thể thúc đẩy sự hình thành cục máu đông và giữ cho xương chắc khỏe. Việc cung cấp đủ vitamin K là không thể thiếu đối với sức khỏe chúng ta.
Phú Yên: Diễn đàn “Nhà Quản lý – Nhà báo – Doanh nghiệp với Tài nguyên và Môi trường” lần thứ VII – năm 2023

Phú Yên: Diễn đàn “Nhà Quản lý – Nhà báo – Doanh nghiệp với Tài nguyên và Môi trường” lần thứ VII – năm 2023

Tin địa phương - N.Triều - T.Nhân - 1 giờ trước
Ngày 2.4, tại TP Tuy Hòa, Báo TN&MT phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Phú Yên, Báo Phú Yên, Hội Nhà báo tỉnh Phú Yên tổ chức Diễn đàn “Nhà Quản lý – Nhà báo – Doanh nghiệp với Tài nguyên và Môi trường” lần thứ VII – năm 2023.
Kon Tum: Từ năm 2020 đến nay có 161 giáo viên xin nghỉ việc

Kon Tum: Từ năm 2020 đến nay có 161 giáo viên xin nghỉ việc

Tin tức - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum cho biết, từ năm 2020 đến nay, có 161 giáo viên đang công tác ở tỉnh Kon Tum xin nghỉ việc. Đặc biệt là các giáo viên ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, đã có nhiều năm gắn bó “gieo chữ” cho học sinh người DTTS.
Gia Lai phấn đấu có 41 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

Gia Lai phấn đấu có 41 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

Trang địa phương - Ngọc Thu - 4 giờ trước
UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 493 triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2023. Trong đó, phấn đấu có 41 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.
Khánh Hòa: Đầu tư gần 500 tỷ đồng cho huyện Khánh Sơn phát triển hạ tầng

Khánh Hòa: Đầu tư gần 500 tỷ đồng cho huyện Khánh Sơn phát triển hạ tầng

Xã hội - T.Nhân - 4 giờ trước
UBND tỉnh Khánh Hòa đã có quyết định đầu tư cho huyện Khánh Sơn gần 500 tỷ đồng để đồng tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ đời sống người dân.
Đà Nẵng đưa vào hoạt động các điểm bán và giới thiệu sản phẩm

Đà Nẵng đưa vào hoạt động các điểm bán và giới thiệu sản phẩm

Kinh tế - PV - 5 giờ trước
Sáng 2/4, Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng tổ chức khai trương và đưa vào hoạt động “Điểm giới thiệu và bán sản phẩm hàng Việt, OCOP tại chợ Hàn”.