Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xã Cư Né (Krông Buk-Đăk Lăk): Đồng bào Ê-đê buôn tái định cư an tâm bám làng

PV - 16:35, 17/07/2019

Trước đây, hàng trăm hộ dân đồng bào Ê-đê ở xã Cư Né, huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk quen sống du canh, du cư nên cuộc sống bấp bênh, thiếu thốn đủ đường. Nhằm giúp những hộ dân này ổn định cuộc sống, UBND huyện Krông Buk đã cấp đất ở tại buôn Dhia 1 và Dhia 2, xã Cư Né, đồng thời hỗ trợ kinh phí chuyển nhà, cây giống để các hộ phát triển kinh tế.

Khu tái định cư buôn Dhia 2. Khu tái định cư buôn Dhia 2.

Xã Cư Né nằm vắt ngang Quốc lộ 14 có diện tích tự nhiên hơn 7.188ha, gồm 21 thôn, buôn, trong đó đồng bào DTTS chiếm 59% chủ yếu người Ê-đê. Dẫn chúng tôi dạo quanh một vòng buôn Dhia trên con đường thảm nhựa phẳng lì, qua những ngôi nhà khang trang xây dựng theo kiến trúc hiện đại đủ để thấy cuộc sống của người dân khởi sắc.

Chỉ tay về phía mấy ngôi nhà mái Thái, ông Y Sơn Mlô, Trưởng buôn Dhia 2, xã Cư Né khoe với chúng tôi: Đó là những ngôi nhà của người dân tái định cư. Đời sống bà con bây giờ khá lắm rồi, nhiều gia đình giàu lên trông thấy. Các trục đường chính được nhựa hóa, điện kéo về từng nhà, người dân được sử dụng nước sạch, nhà cửa xây dựng hiện đại khang trang, trẻ em được học hành đúng độ tuổi, nhiều nhà còn mua được ô tô nữa. Mấy hôm nữa, buôn tổ chức đón nhận danh hiệu Buôn văn hóa.

Buôn Dhia 1 và Dhia 2, xã Cư Né có 426 hộ, với gần 2.000 nhân khẩu, trong đó có 264 hộ mới chuyển về khu vực tái định cư theo chương trình ổn định dân cư của huyện Krông Buk. Trước khi về buôn Dhia, các hộ dân này sống du canh, du cư, sống tạm bợ xa khu dân cư xã nên gặp rất khó khăn, tình trạng nghèo đói, mù chữ… đeo bám. UBND huyện Krông Buk lập kế hoạch và vận động người dân về nơi mới để ổn định cuộc sống.

Năm 2012, xã Cư Né bố trí khoảnh đất trong buôn Dhia 1 và Dhia 2 để sắp xếp chỗ ở mới cho 179 hộ dân. Ngoài, được cấp mỗi hộ 250m2, kinh phí chuyển nhà và hỗ trợ cây, con giống để phát triển kinh tế.

Trong căn nhà khang trang, rộng hơn 100m2, ông Y Noanh Mlô, buôn Dhia 2 nhớ lại những ngày đầu mới về nơi ở mới còn nhiều bỡ ngỡ. Ông Y Noanh chia sẻ: Nhà mình có 6ha rẫy độc canh cà phê nhưng ở xa điểm cư trú, cây trồng chăm sóc không đúng kỹ thuật năng suất chỉ bằng một nửa bây giờ, trong khi đó giao thông không thuận tiện nên sản phẩm làm ra hay bị ép giá. Về khu tái định cư, không chỉ có nhà ở mà giao thông cũng thuận lợi dễ dàng trao đổi, mua bán và đặc biệt con cái được đi học đến nơi, đau ốm đến trạm y tế xã chữa bệnh. Cán bộ xã, huyện cũng thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi để tăng năng suất.

“Cuộc sống dần ổn định, mình còn học được cách trồng xen canh thêm sầu riêng, bơ, tiêu vào cà phê để tăng nguồn thu. Nhờ đó, mình đã xây được căn nhà khang trang, 3 đứa con được học hành đàng hoàng. Các hộ dân được chuyển về đây cũng đều giống nhà mình, đã ổn định cuộc sống”.

Tương tự, anh Y Toang Mlô ở buôn Dhia 1 kể: Được xã giới thiệu học nghề cơ khí, gò hàn tại Trung tâm dạy nghề huyện. Năm 2014, anh mở tiệm cơ khí tại nhà, nhận sửa chữa máy nổ, máy cày, được mọi người tin tưởng, đến nay tiệm cơ khí của mình được nhiều người tìm đến, có việc làm đều, thu nhập cũng tăng lên, từng bước thoát nghèo.

Anh còn nhận một số thanh niên trong buôn vào tiệm vừa học vừa làm với mức lương 3-6 triệu đồng/người/tháng...

Ông Y Thân Mlô, Phó Chủ tịch UBND xã Cư Né nhận xét: So với ngày đầu mới về cuộc sống của bà con đang khởi sắc từng ngày. Trước đây, ở khu tái định cư hộ nghèo rất đông, nhưng nay chỉ còn 28 hộ so với lúc mới về giảm hơn một nửa, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên 23 triệu đồng/năm, 100% trẻ em được đi học đúng độ tuổi, người dân được sử dụng nước sạch và điện lưới quốc gia, 60% số hộ có nhà xây kiên cố.

LÊ HƯỜNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Khai mạc Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 khu vực phía Bắc

Khai mạc Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 18/12/2024, tại tỉnh Thái Nguyên, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) và đề xuất Chương trình giai đoạn 2026-2030 khu vực phía Bắc.
Yên Bái: Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng cho lực lượng cốt cán, Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Trạm Tấu

Yên Bái: Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng cho lực lượng cốt cán, Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Trạm Tấu

Tin tức - Văn Hoa - 1 giờ trước
Nhằm nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động cho lực lượng cốt cán, Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Trạm Tấu, Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái đã tổ chức 2 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng. Nguồn kinh phí thực hiện thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), năm 2024 của huyện Trạm Tấu.
Văn Lãng (Lạng Sơn): Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo

Văn Lãng (Lạng Sơn): Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo

Tin tức - Hải Phong _ Khổng Thanh Tuấn - 5 giờ trước
Triển khai thực hiện Dự án 2 về Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và Dự án 3 về Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững năm 2024, huyện Văn Lãng đã hỗ trợ 11 phát triển sản xuất, phát triển mô hình giảm nghèo. Nhờ đó đã giúp họ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có sinh kế, có việc làm, nỗ lực phấn đấu vươn lên.
Yên Bái: Quan tâm thực hiện tốt các chính sách cho Người có uy tín

Yên Bái: Quan tâm thực hiện tốt các chính sách cho Người có uy tín

Tin tức - Văn Hoa - 7 giờ trước
Xác định tầm quan trọng của Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã luôn quan tâm, thực hiện tốt các chính sách dành cho Người có uy tín, nhờ đó đã giúp Người có uy tín có thêm động lực để thực hiện tốt vai trò của mình trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Hà Nội tăng cường các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá điện tử

Hà Nội tăng cường các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá điện tử

Sức khỏe - PV - 7 giờ trước
Kết quả điều tra 2.400 người dân từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn thành phố Hà Nội vào năm 2019 cho thấy có 34,8% đã từng nghe về thuốc lá điện tử; 54 người hiện có sử dụng thuốc lá điện tử hoặc đã thử dù chỉ 1 lần (chiếm 2,3%).
Đồng Nai: Phụ nữ mang thai tại vùng đồng bào DTTS được miễn phí thực hiện tầm soát trước sinh

Đồng Nai: Phụ nữ mang thai tại vùng đồng bào DTTS được miễn phí thực hiện tầm soát trước sinh

Sức khỏe - Khánh Thư - 7 giờ trước
Từ ngày 01/01/2025, phụ nữ mang thai sống tại vùng đồng bào DTTS của tỉnh Đồng Nai được miễn phí thực hiện tầm soát trước sinh (sàng lọc trước sinh). Đây là một trong những chính sách trong Nghị quyết quy định về chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác dân số trên địa bàn vừa được HĐND tỉnh Đồng Nai thông qua.
Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên

Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam - Sắc màu hội tụ. Đặc sản mới ở Thái Nguyên. Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Độc đáo nghi lễ lên nhà mới của người Lự

Độc đáo nghi lễ lên nhà mới của người Lự

Media - BDT - 23:06, 17/12/2024
Sinh sống ở vùng xa xôi, điều kiện sống còn không ít khó khăn, nhưng đồng bào dân tộc Lự, tỉnh Lai Châu vẫn gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình, trong đó có nghi lễ vào nhà mới
Bình Gia: Phát triển rừng hồi để xóa đói giảm nghèo

Bình Gia: Phát triển rừng hồi để xóa đói giảm nghèo

Media - Thúy Hồng - 22:58, 17/12/2024
Đến với mảnh đất Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vào đúng mùa thu hoạch hồi vào khoảng tháng 9, tháng 10, sẽ được đắm mình trong không gian xanh ngát, bao la rộng lớn, đâu đâu cũng có mùi hương hồi lan tỏa nồng nàn. Hoa hồi không chỉ là biểu trưng, là niềm tự hào của Nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn nói chung và của người dân Bình Gia nói riêng, mà còn là món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất và con người nơi đây, là "vàng xanh" giúp đồng bào DTTS xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Media - Thúy Hồng - 22:55, 17/12/2024
Bình Gia là huyện miền núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Lạng Sơn. Nơi đây là địa bàn sinh sống của phần đông đồng bào các DTTS như Tày, Nùng, Dao… Do địa hình đồi núi hiểm trở, cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội còn hạn chế, nên đời sống của đồng bào các dân tộc còn nhiều khó khăn, vất vả.
Hàng triệu xe máy sắp phải kiểm định khí thải phương tiện

Hàng triệu xe máy sắp phải kiểm định khí thải phương tiện

Xã hội - Minh Nhật - 22:31, 17/12/2024
Thông tư 47/2024 về “Quy định trình tự, thủ tục kiểm định, miễn kiểm định lần đầu cho xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; trình tự, thủ tục chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới cải tạo, xe máy chuyên dùng cải tạo; trình tự, thủ tục kiểm định khí thải xe môtô, xe gắn máy” do Bộ Giao thông vận tải ban hành sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/01/2025.
Đức Cơ (Gia Lai): Nâng cao năng lực cho cộng đồng, cán bộ triển khai Chương trình MTQG 1719

Đức Cơ (Gia Lai): Nâng cao năng lực cho cộng đồng, cán bộ triển khai Chương trình MTQG 1719

Tin tức - Ngọc Thu - 22:26, 17/12/2024
Trong 3 ngày (từ 17 - 19/12), tại xã Ia Dom, Phòng Dân tộc huyện Đức Cơ (Gia Lai) tổ chức Lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).