Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vườn rau khởi nghiệp của Giàng A Dạy

PV - 15:51, 23/02/2018

“Chẳng biết tự bao giờ, tình yêu, niềm đam mê làm nông nghiệp đã ngấm vào máu của em. Em hạnh phúc khi được sống với đam mê ấy và mong muốn mang lại cuộc sống ấm no cho bà con trong bản”. Đó là tâm sự của Giàng A Dạy, chàng thanh niên dân tộc Mông, bản Rừng Thông, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn (Sơn La) với khát khao khởi nghiệp từ nghề nông tại bản làng.

Từ đam mê làm nông nghiệp…

Tôi gặp Giàng A Dạy lần đầu tiên khi em tham gia Diễn đàn phát triển dân tộc thiểu số 2017 với chủ đề “Hợp tác, kết nỗi hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số khởi nghiệp”, tháng 5/2017 tại Thủ đô Hà Nội. Ấn tượng đầu tiên của tôi về em là sự hiền lành, chất phác đúng chất nông dân. Nhưng ở em tỏa lên một ý chí, nghị lực và luôn nỗ lực hết mình với đam mê để mang đến niềm vui, hạnh phúc cho mình và bà con trong bản.

Giàng A Dạy (bên phải) nhận Bằng khen tại chương trình giao lưu và biểu dương mô hình kinh tế thanh niên, thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu giai đoạn 2012-2017, tỉnh Sơn La tháng 9/2017. Giàng A Dạy (bên phải) nhận Bằng khen tại chương trình giao lưu và biểu dương mô hình kinh tế thanh niên, thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu giai đoạn 2012-2017, tỉnh Sơn La tháng 9/2017.

 

Giàng A Dạy sinh năm 1993 trong một gia đình nông dân nghèo bản Rừng Thông. Từ nhỏ, Dạy luôn nỗ lực vượt khó để học tập tốt. Năm 2011, Giàng A Dạy thi đỗ vào Trường Đại học Tây Bắc. Là sinh viên năng nổ và học tốt, Dạy vinh dự được kết nạp Đảng tại trường. Năm 2015, Giàng A Dạy được chọn là một trong hai sinh viên đi tu nghiệp sinh tại Israel.

Là chương trình học bổng mở nên Dạy phải lo toàn bộ chi phí vé máy bay. Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng Dạy đã thuyết phục mẹ vay mượn đủ số tiền 30 triệu đồng vé máy bay để đi Israel.

Dạy tâm sự: “Từ nhỏ em luôn ấp ủ học tập để áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại trên mảnh đất khô cằn của quê hương. Khi đặt chân đến Israel, em thấy quyết định của mình hoàn toàn đúng”, Giàng A Dạy nói.

Với Giàng A Dạy, 11 tháng học tập và làm việc trên đất Israel đã giúp em thay đổi tư duy về sản xuất nông nghiệp. Tại đây, Dạy được làm việc tại một trang trại ươm cây giống của một tập đoàn cây giống lớn thứ 3 Israel.

Dạy được chứng kiến trên vùng đất của đá, sa mạc khô cằn và độ dốc lớn, để trồng trọt, người dân Israel phải san ủi đá, đổ một lớp cát dày, có nơi còn mua đất ở nơi khác về để trồng trọt. Không tưới tràn, lãng phí nước như ở Việt Nam mà áp dụng kỹ thuật tưới nhỏ giọt với hệ thống ống tưới chằng chịt nằm sâu trong đất.

Ngoài thời gian thực hành tại trang trại và học lý thuyết, Dạy đã xin ông chủ một mảnh vườn rộng 100m2 để tự tìm hiểu, thử nghiệm.

Dạy kể: “Vào một buổi sáng mùa đông, nhiệt độ khoảng 3°C ở Israel khi bới cỏ dại, em nhận ra rằng, ở đâu sinh vật cũng sống được và em thích thú với những sinh vật bé nhỏ vẫn sinh sôi giữa sa mạc lạnh lẽo. Sau khi làm đất, em cứ thế miệt mài trồng cây trong cái lạnh tê tái đến tận 1h chiều mà vẫn không thấy đói. Có lẽ em đã rất đam mê với nông nghiệp”.

…đến giấc mơ khởi nghiệp từ bản Mông

Sau 11 tháng học tập tại Israel, tháng 8/2016, Giàng A Dạy về nước và thực hiện ước mơ xây dựng vườn ươm giống và trồng rau hữu cơ ở bản. “Em đã mạnh dạn bỏ gần 100 triệu đồng tích cóp được trong thời gian đi tu nghiệp sinh để thực hiện ước mơ với mong muốn sẽ thay đổi diện mạo nông nghiệp ở bản nhỏ”.

 Giàng A Dạy bên vườn rau tại bản Rừng Thông, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Giàng A Dạy bên vườn rau tại bản Rừng Thông, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

Trở về bản, Dạy bắt tay vào làm vườn ươm rộng 100m2 với các giống rau quen thuộc và một vài giống nhập từ Israel và gần 3000m2 đất trồng các loại rau củ, quả.

Tận dụng nguyên liệu có sẵn như tre, nứa làm nhà lưới và xây dựng hệ thống tưới nhỏ giọt cũng như tưới phun mưa trong khu vườn ươm, Dạy đã ươm cây giống trên giá thể hữu cơ, khác với phương pháp truyền thống là tra hạt xuống đất xong mới nhổ cây giống ra trồng.

Để khắc phục khó khăn về nguồn nước tưới, Dạy đã huy động bà con trong bản cùng giúp đào đường ống kéo nước từ trên đỉnh núi, dựng các bể chứa nước bằng tre, bạt và áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt.

Vào mùa khô, con suối phục vụ cả bản cạn nước, Giàng A Dạy đã bỏ ra hơn 30 triệu đồng mua thêm một máy bơm đẩy xa, kéo đường điện từ nhà ra hồ tự nhiên nằm sâu trong núi lắp đặt máy bơm, rải đường ống dẫn nước tưới nhỏ giọt về tận khu vực canh tác gần nhà. Mùa khô năm nay hơn 20 hộ trong bản đã có đủ nước sạch sinh hoạt nhờ hệ thống dẫn nước của Dạy.

Hiện nay, Dạy đã mở rộng trang trại lên 4.000m2. Do ứng dụng được công nghệ tưới nhỏ giọt, nên thu hoạch 3-4 vụ/năm. Vào mùa khô trang trại duy trì 2000m2. Hiện tại, Dạy đang cung cấp rau sạch cho TP. Sơn La, Hà Nội, Hải Phòng với khoảng 1 tấn rau/tháng.

Trừ tất cả chi phí, mỗi tháng Dạy cũng thu về hàng chục triệu đồng. Nhiều người dân đã đến trang trại của Giàng A Dạy để học tập mô hình trồng rau sạch công nghệ Israel. Dạy bảo rằng, điều khiến em trăn trở nhất là làm thế nào để nhân rộng mô hình sản xuất rau đến toàn thể bà con trong bản.

Khó khăn nhất của Dạy là đang gặp vấn đề về nguồn nước trong mùa khô. Thời gian tới Dạy sẽ đào hố phủ bạt trên đồi sau nhà để tích trữ nước tưới tiêu vào mùa khô.

Ngoài công việc chính là trồng và chăm sóc rau, Giàng A Dạy còn tích cực tham gia công tác xã hội với vai trò là Bí thư Chi Đoàn bản Rừng Thông.

Là một đảng viên trẻ, lại có cơ hội đi học tập ở nước ngoài, Dạy luôn mong muốn sẽ mang kiến thức đã học được để bản Mông đổi mới, thoát nghèo. Thời gian tới, Dạy dự định sẽ cùng một số hộ trong bản thành lập Hợp tác xã chuyên trồng rau và cây ăn quả sạch...

“Em thấy rất hạnh phúc. Em tin niềm đam mê đã và đang tiếp thêm sức mạnh cho em đi đến thành công”. Giàng A Dạy bộc bạch.

THANH HUYỀN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Định vị thương hiệu "Đệ Nhất danh Trà" và định hướng phát triển du lịch bền vững

Định vị thương hiệu "Đệ Nhất danh Trà" và định hướng phát triển du lịch bền vững

Nhân kỷ niệm 5 năm Ngày Trà thế giới (21/5/2020 - 21/5/2025) và định hướng phát triển bền vững cho ngành Chè Việt Nam, ngày 20/5, tại Không gian Văn hóa Trà của Hợp tác xã Chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) phối hợp với Hội Chè Thái Nguyên tổ chức Diễn đàn “Thái Nguyên - Trăm năm Đệ Nhất danh Trà”.
Tin nổi bật trang chủ
Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Công tác Dân tộc - Tiến Mạnh - 7 giờ trước
Trong hành trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đắk Nông triển khai đã trở thành công cụ quan trọng, mang lại hiệu quả thiết thực. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đồng vốn ưu đãi đã tiếp cận đúng đối tượng, kịp thời hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.
Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 7 giờ trước
Sống giữa vùng chồng lấn về địa giới hành chính, hàng trăm hộ dân Xơ Đăng ở thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) vẫn gồng mình bám đất, bám thôn để phát triển kinh tế, nuôi hy vọng về một ngày được ổn định nơi ăn, chốn ở. Tuy nhiên, để những nỗ lực ấy không mãi dở dang, vấn đề chồng lấn địa giới hành chính giữa hai tỉnh Quảng Nam – Kon Tum cần sớm được giải quyết dứt điểm, minh bạch.
Đề xuất năm học 2025-2026, trẻ em mầm non, học sinh phổ thông cả nước được miễn, hỗ trợ học phí

Đề xuất năm học 2025-2026, trẻ em mầm non, học sinh phổ thông cả nước được miễn, hỗ trợ học phí

Thời sự - Hoàng Quý - 8 giờ trước
Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi Việt Nam

Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi Việt Nam

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi Việt Nam đang đứng trước áp lực tái cơ cấu mạnh mẽ để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, việc xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc. Đây không chỉ là chìa khóa để mở rộng thị trường xuất khẩu, mà còn là nền tảng để nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của cả ngành.
Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Tin tức - Anh Trúc - 8 giờ trước
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu vừa cứu sống một người đàn ông bị ngộ độc do ăn nấm lạ.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Tin tức - Anh Trúc - 11 giờ trước
Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.
Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm kiểm tra về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế

Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm kiểm tra về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 11 giờ trước
Trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ 15/5 kéo dài đến 15/6/2025, Bộ Y tế đã thành lập 15 tổ kiểm tra liên quan đến lĩnh vực dược, mỹ phẩm, y dược cổ truyền, sữa, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế...
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 12 giờ trước
Tình trạng chồng lấn địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum khiến thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) rơi vào cảnh bị bỏ quên trong suốt nhiều năm. Hơn 1.000 người dân Xơ Đăng sinh sống tại đây đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là khó khăn về hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường học, trạm y tế và sóng điện thoại.
Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 12 giờ trước
Hà Giang đang trở thành trung tâm du lịch tầm quốc gia và quốc tế bởi vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên, cuộc sống mộc mạc của cộng đồng 19 dân tộc và các giá trị văn hóa truyền thống còn lưu giữ nguyên vẹn. Để những giá trị ấy không chỉ được bảo tồn mà còn trở thành động lực phát triển, Hà Giang đang từng bước xây dựng mô hình du lịch dựa trên ba yếu tố: Bảo tồn bản sắc, chuyển đổi số và phát triển xanh bền vững.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Media - BDT - 12 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.