Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vun đắp mối quan hệ Việt Nam-Campuchia mãi mãi xanh tươi đời đời bền vững

PV - 15:35, 24/06/2022

Sáng 24/6, Lễ kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Campuchia (24/6/1967 - 24/6/2022) được tổ chức trọng thể tại Nhà hát lớn, Thủ đô Hà Nội.

Các đại biểu dự Lễ kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Campuchia (24/6/1967 - 24/6/2022). Ảnh VGP
Các đại biểu dự Lễ kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Campuchia (24/6/1967 - 24/6/2022). Ảnh VGP

Tham dự buổi lễ có đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia năm hữu Nghị Việt Nam - Campuchia 2022; bà Men Sam An, Phó Thủ tướng Bộ trưởng Bộ quan hệ Quốc hội, Thượng viện và Thanh tra Vương quốc Campuchia, Phó Chủ tịch Đảng nhân dân Campuchia, Chủ tịch Hội hữu Nghị Campuchia-Việt Nam; đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; các đồng chí Lãnh đạo nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cùng đại diện các bộ, ban, ngành trung ương, địa phương, một số tổ chức, đoàn thể có quan hệ hợp tác, gắn bó với Campuchia.

Sự kiện lịch sử trọng đại trong quan hệ hai nước Việt Nam-Campuchia

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh: "Lễ kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Campuchia (24/6/1967 - 24/6/2022) một sự kiện lịch sử trọng đại trong quan hệ giữa hai nước chúng ta".

Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Sự gần gũi về địa lý cùng với những nét tương đồng về văn hóa lịch sử là nền tảng vững chắc để Việt Nam và Campuchia vun đắp và phát triển một trong những mối quan hệ có truyền thống lâu đời tại khu vực Đông Nam Á.

Phó Thủ tướng cho biết, ngày 23/6/1967 trong bức điện gửi Quốc Vương Campuchia Norodom Sihanouk, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: 'Việc đặt quan hệ ngoại giao giữa hai nước chúng ta là biểu tượng rực rỡ của mối tình hữu nghị thân thiết đoàn kết chiến đấu. Đó là một sự kiện lịch sử quan trọng giữa Việt Nam và Campuchia. Một nhân tố tích cực trong việc gìn giữ hòa bình ở Đông Dương và Đông Nam Á".

Chỉ một ngày sau đó, ngày 24/6/1967 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Vương quốc Campuchia đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao mở ra một chương mới trong lịch sử hai nước.

Trong bức điện khác gửi Quốc trưởng Norodom Shihanouk (ngày 8/11/1968) nhân dịp chúc mừng Campuchia kỷ niệm 15 năm ngày độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục nhấn mạnh: "Ngày nay cũng như ngày mai, hai nước chúng ta mãi mãi là người bạn thân thiết".

Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao quan hệ giữa Việt Nam dân chủ Cộng hòa và Vương quốc Campuchia đã có bước phát triển mới. Chính phủ Vương quốc Campuchia là một trong những Chính phủ đầu tiên trên thế giới công nhận Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, thực hiện chính sách trung lập, tích cực ủng hộ kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

Những năm tháng sau đó nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia tiếp tục kề vai sát cánh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, dành cho nhau sự ủng hộ vô cùng quý báu và cùng giành thắng lợi lịch sử vào mùa xuân năm 1975.

Tuy nhiên, sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến giành độc lập đất nước Campuchia chưa kịp hưởng hòa bình lại rơi vào bi kịch lớn khi tập đoàn phản động Pol Pot đặt dân tộc Campuchia trước thảm họa diệt chủng khủng khiếp. Chỉ trong hơn 3 năm, tập đoàn phản động Pol Pot với tham vọng thiết lập mô hình "Campuchia dân chủ" đã dã tâm sát hại hơn 3 triệu người dân Campuchia vô tội - tội ác "trời không dung, đất không tha", đẩy dân tộc Campuchia vào thảm họa diệt chủng khủng khiếp, chưa từng có trong lịch sử loài người.

Khi ấy, mặc dù Việt Nam còn chưa kịp khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh, song hiểu rõ tình hình khó khăn của cách mạng Campuchia và đáp lại niềm tin lời kêu gọi của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, với truyền thống đoàn kết gắn bó giúp đỡ lẫn nhau giữa hai dân tộc, Việt Nam tiếp tục sát cánh cùng các lực lượng yêu nước và nhân dân Campuchia làm nên chiến thắng ngày 7/1/1979, Giải phóng đất nước và nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt vong, mang lại hồi sinh cho đất nước Chùa Tháp.

Từ đầu năm 1979, Nhà nước Cộng hòa nhân dân Campuchia đã hết sức nỗ lực vươn lên để bảo vệ thành quả cách mạng, phấn đấu phát triển đất nước, ngăn chặn chế độ diệt chủng Khmer Đỏ quay trở lại.

Trong thời gian này Việt Nam và Campuchia đã ký nhiều văn bản hợp tác để thúc đẩy quan hệ giữa hai nước, trong đó có Hiệp ước hòa bình hữu nghị hợp tác tháng 2/1979. Cùng với đó Việt Nam tiếp tục hết lòng hỗ trợ Campuchia trong công cuộc tái thiết, xây dựng và phát triển đất nước.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Quan hệ Việt Nam-Campuchia không ngừng được củng cố và phát triển trên mọi lĩnh vực. Ảnh VGP
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Quan hệ Việt Nam-Campuchia không ngừng được củng cố và phát triển trên mọi lĩnh vực. Ảnh VGP

Quan hệ Việt Nam-Campuchia không ngừng được củng cố và phát triển trên mọi lĩnh vực

Ôn lại lịch sử truyền thống giữa hai nước, Phó Thủ tướng cho biết, cách đây 4 ngày tại khu vực biên giới giữa huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước của Việt Nam và huyện Memot, tỉnh Tbong Khmum của Campuchia đã diễn ra Lễ kỷ niệm 45 năm "Hành trình hướng tới lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot" dưới sự đồng chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hun Sen.

Việc Samdech Techo Hun Sen khi ấy là lãnh đạo Trung đoàn cùng đồng đội quyết định sang Việt Nam ngày 20/6/1977 bày tỏ mong muốn nhận được sự giúp đỡ từ Việt Nam là một sự kiện lịch sử quan trọng, không chỉ đánh dấu sự khởi đầu hành trình cách mạng cứu đất nước và nhân dân Campuchia thoát nạn diệt chủng, hồi sinh đất nước mà còn minh chứng sống động cho tình đoàn kết gắn bó giữa hai dân tộc Việt Nam - Campuchia chúng ta.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm này Samdech Techo Hun Sen, Thủ tướng Vương quốc Campuchia, Chủ tịch Đảng nhân dân Campuchia đã nhấn mạnh: "Hành trình hướng tới lật đổ chế độ Pol Pot" đã mang lại hòa bình cho đất nước Campuchia, tiến tới Hiệp định Pari, tiếp tục tiến tới thắng lợi cuối cùng và thực hiện chính sách hòa hợp và độc lập dân tộc. Lịch sử khắc ghi nghĩa cử của quân đội Việt Nam cứu người dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot.

Nhìn lại một thời kỳ lịch sử đã qua, chúng ta càng ý thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của chiến thắng ngày 7/1/1979 và thêm trân trọng biết ơn công lao to lớn của quân đội và nhân dân hai nước, đặc biệt là của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, các cựu cán bộ, chuyên gia quân tình nguyện Việt Nam từng tham gia phục vụ chiến đấu và thực hiện nhiệm vụ quốc tế cao cả tại Campuchia, đã không quản ngại gian nan, hy sinh máu xương, chiến đấu vì hòa bình và tự do của nhân dân Campuchia, vì tình đoàn kết hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc Việt Nam Campuchia anh em.

Trong những năm sau đó Việt Nam luôn quan tâm theo dõi và ủng hộ chặng đường dẫn tới Hiệp định hòa bình lịch sử Pari, tiếp tục tiến tới thắng lợi cuối cùng là thực hiện chính sách hòa hợp và độc lập dân tộc của Campuchia.

Vượt qua mọi khó khăn, Campuchia tiếp tục vững tiến trên con đường xây dựng đất nước. Quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước chúng ta tiếp tục được gìn giữ và phát triển. Quốc vương Norodom Sihanouk khi tiếp Chủ tịch nước Việt Nam Lê Đức Anh tại Phnom Penh, năm 1995 đã khẳng định: "Mối quan hệ hai nước, phục vụ lợi ích cao cả và sinh tử của nhân dân ai nước, là nhân tố thiết yếu của sự ổn định, hòa bình, thịnh vượng cho cả khu vực rộng lớn nơi chúng ta mãi mãi ở sát bên nhau".

Năm 2005, lãnh đạo cao cấp hai nước đã thống nhất đề ra phương châm mới trong phát triển quan hệ song phương là: "Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài".

Trong những năm qua, với định hướng đó, quan hệ Việt Nam-Campuchia đã không ngừng được củng cố và phát triển trên mọi lĩnh vực, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.

Chúng ta vui mừng nhận thấy, quan hệ chính trị giữa hai nước tiếp tục phát triển tốt đẹp, lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì các chuyến thăm tiếp xúc và trao đổi dưới nhiều hình thức, kể cả khi dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp.

Hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương với các cơ chế hợp tác thiết thực được triển khai ngày càng hiệu quả, đưa quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực ngày càng đi vào chiều sâu.

Các hoạt động ngoại giao nhân dân của: Mặt trận, nhóm nghị sĩ hữu nghị, hội hữu nghị, các tổ chức đoàn thể quần chúng của hai nước, nhất là tại các tỉnh biên giới diễn ra sôi nổi và rộng khắp, góp phần nâng cao sự hiểu biết của nhân dân, nhất là các thế hệ trẻ về truyền thống, đoàn kết, hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa hai nước, hai dân tộc chúng ta.

Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước phát triển nhanh chóng và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2021 đạt 9,54 tỷ USD, tăng 79,1% so với năm 2020. Riêng trong 5 tháng đầu năm 2022 đạt 5,54 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2021. Đến nay, Việt Nam đã có 188 dự án đầu tư ở Campuchia, với tổng vốn đăng ký đạt 2,8 tỷ USD, duy trì vị trí đứng đầu ASEAN và trong nhóm 5 nước có đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Campuchia.

Du lịch tiếp tục là lĩnh vực hợp tác có nhiều tiềm năng. Ngay khi hai nước mở cửa trở lại, số lượng du khách Việt Nam tới Campuchia trong 3 tháng đầu năm 2012 đạt hơn 46.000 lượt, đứng đầu trong số các nước có du khách tới Campuchia.

Hợp tác trên lĩnh vực an ninh, quốc phòng không ngừng được tăng cường, ngày càng thực chất hiệu quả, là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước. Hai bên luôn khẳng định, không cho phép bất kỳ một thế lực thù địch nào sử dụng lãnh thổ của mình để gây phương hại cho an ninh của nước kia.

Trên cơ sở các hiệp ước, hiệp định và thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, các cơ quan chức năng chính quyền và nhân dân địa phương biên giới hai bên đang phối hợp tích cực triển khai công tác phân giới cắm mốc trên đất liền. Năm 2019 hai bên đã ký 2 văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả phân giới cắm mốc khoảng 84% đường biên giới trên đất liền Việt Nam Campuchia và hiện nay đang nỗ lực đàm phán, giải quyết 16% còn lại để tiếp tục xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững.

Chính phủ hai nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho kiều dân hai nước sinh sống trên lãnh thổ của nhau, phù hợp với pháp luật của mỗi nước.

Các lĩnh vực hợp tác khác về: Giáo dục, đào tạo, giao thông vận tải, văn hóa, y tế, viễn thông,… được quan tâm đẩy mạnh.

Hằng năm Việt Nam cấp hàng trăm suất học bổng dài hạn cho sinh viên Campuchia đang học tại Việt Nam. Cùng với đó, số lượng sinh viên Việt Nam sang học tập tại Campuchia ngày càng nhiều. Hai nước cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, nhất là ở các địa phương giáp biên giới.

Việt Nam thường xuyên tổ chức các đoàn bác sĩ tình nguyện sang khám, chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho nhân dân Campuchia. Các bệnh nhân Campuchia khi sang khám và điều trị bệnh tại Việt Nam được hưởng mức lệ phí khám chữa bệnh như người Việt Nam. Đặc biệt là hai nước luôn quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong ứng phó với đại dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế khu vực và tiểu vùng, nhất là Liên Hợp Quốc, ASEAN, các cơ chế ASEAN dẫn dắt, cơ chế tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam,… góp phần nâng cao vị trí, uy tín của mỗi nước ở khu vực và trên thế giới.

Quyết tâm cùng chung tay gìn giữ và vun đắp cho tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Campuchia mãi mãi xanh tươi đời đời, bền vững vì lợi ích nhân dân hai nước vì hòa bình ổn định phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Quyết tâm cùng chung tay gìn giữ và vun đắp cho tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Campuchia mãi mãi xanh tươi đời đời, bền vững vì lợi ích nhân dân hai nước vì hòa bình ổn định phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Việt Nam chúc mừng những thắng lợi to lớn nhân dân Campuchia anh em đã giành được

"Hòa chung niềm vui về những thành tựu to lớn trong quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa hai nước, chúng ta cũng rất phấn khởi nhiệt liệt chúc mừng những thắng lợi to lớn toàn diện có ý nghĩa lịch sử mà nhân dân Campuchia anh em dưới sự trị vì anh minh của Quốc vương Norodom Sihamoni, sự lãnh đạo tài tình của Thượng viện, Quốc hội và Chính phủ Vương Quốc Campuchia do Samdech Techo Thủ tướng Hun Sen đứng đầu đã giành được thời gian qua.

Campuchia đã duy trì vững chắc ổn định chính trị - xã hội, vừa tổ chức thành công cuộc bầu cử Hội đồng xã, phường khóa V, là nước đầu tiên của khu vực và là quốc gia thứ hai, trên thế giới công bố hết dịch COVID-19, nhanh chóng mở cửa, phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, đồng thời đạt nhiều kết quả tích cực trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2022, không ngừng nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế", Phó Thủ tướng Lê Minh Khái bày tỏ.

Là nước láng giềng gần gũi của đất nước Campuchia tươi đẹp, Việt Nam rất vui mừng chứng kiến những thành tựu đó, đồng thời tin tưởng vững chắc rằng nhân dân Campuchia anh em sẽ tiếp tục giành được những thắng lợi mới, to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng thành công Vương quốc Campuchia hòa bình, ổn định, phát triển thịnh vượng, có vai trò, vị thế ngày càng cao trong khu vực và trên trường quốc tế.

Vun đắp mối quan hệ Việt Nam-Campuchia mãi mãi xanh tươi đời đời bền vững

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Nhìn lại chặng đường 55 năm qua, chúng ta cùng tự hào nhận thấy, mặc dù trải qua biết bao khó khăn thử thách, cùng với những thăng trầm của lịch sử nhưng tình đoàn kết hữu nghị truyền thống và quan hệ hợp tác toàn diện, tốt đẹp giữa Việt Nam - Campuchia đã và đang không ngừng được củng cố, phát triển, đóng góp thiết thực cho công cuộc xây dựng phát triển phồn vinh của hai nước.

Chủ trương nhất quán của Việt Nam là ủng hộ một nước Campuchia độc lập, hòa bình, trung lập và phát triển. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn hết sức coi trọng và dành ưu tiên cao cho mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài với Campuchia. Đây cũng là mong muốn và quyết tâm của lãnh đạo cấp cao hai nước như lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Campuchia vào tháng 7/2017: Cho dù tình hình thế giới và khu vực có những đổi thay song trước sau như một Việt Nam luôn coi trọng và sẽ làm hết sức mình cùng với Campuchia giữ gìn vun đắp mối quan hệ Việt Nam-Campuchia mãi mãi xanh tươi đời đời bền vững.

Nhân dịp này thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất với sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu của cố Quốc vương Norodom Sihanouk trước đây, Quốc vương Norodom Sihamoni ngày nay, các vị lãnh đạo và nhân dân Campuchia, anh em đã dành cho nhân dân Việt Nam trong sự đấu tranh giải phóng đất nước, cũng như trong công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái một lần nữa bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đối với những công lao, đóng góp hy sinh to lớn của các Anh hùng liệt sĩ, thương binh, các cựu cán bộ, chuyên gia, quân tình nguyện Việt Nam từng tham gia phục vụ chiến đấu và thực hiện nhiệm vụ quốc tế cao cả tại Campuchia, vì hòa bình và tự do của nhân dân Campuchia, vì tình đoàn kết hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc Việt Nam-Campuchia anh em.

Dẫn câu hát về tình đoàn kết "Việt Nam-Campuchia tay cầm tay samaky. Việt Nam-Campuchia nắm tay nhau gìn giữ hòa bình" đã trở thành rất đỗi quen thuộc với mỗi người dân hai nước trong nhiều năm qua, Phó Thủ tướng vui mừng khi nhìn thấy trong khán phòng có rất đông đảo đại diện thế hệ trẻ những chủ nhân tương lai của hai nước Việt Nam và Campuchia. Phó Thủ tướng khẳng định: "Đây chắc chắn sẽ là những nhân tố nòng cốt, những nhịp cầu kết nối tình đoàn kết hữu nghị hợp tác toàn diện giữa hai nước trong tương lai.

Trong không khí thắm tình láng giềng hữu nghị của Lễ kỷ niệm hôm nay, một sự kiện trọng đại, năm hữu nghị Việt Nam-Campuchia - năm 2022, với niềm tin vững chắc về sự phát triển tốt đẹp của mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa hai đất nước, hai dân tộc, chúng ta càng thêm quyết tâm cùng chung tay gìn giữ và vun đắp cho tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Campuchia mãi mãi xanh tươi đời đời, bền vững vì lợi ích nhân dân hai nước vì hòa bình ổn định phát triển ở khu vực và trên thế giới"./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 30/3, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng, sửa chữa 4.289/8.485 nhà, đạt 50,55% kế hoạch.
Tin nổi bật trang chủ
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Nhìn lại lịch sử cách mạng nước ta, hội nhập và phát triển của đất nước luôn gắn liền với những biến chuyển của thời đại. Ngay từ những ngày đầu lập nước, trong bức thư gửi tới Liên Hợp quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ tinh thần là Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, bày tỏ mong muốn “thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”. Đây có thể được coi là “bản tuyên ngôn” đầu tiên về cách tiếp cận của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với cộng đồng quốc tế.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Thời sự - Thanh Huyền - Tuấn Ninh - 20:49, 02/04/2025
Ngày 2/4, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có buổi làm việc về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Tại buổi làm việc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, công tác phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phải theo phương châm phối hợp nhịp nhàng, dân chủ, cùng nhau tìm ra chân lý, để đi đến thống nhất, có như vậy thì sự nghiệp công tác dân tộc mới đi đến sự đồng thuận, đạt được thắng lợi.
Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thời sự - PV - 19:35, 02/04/2025
Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Thời sự - PV - 17:50, 02/04/2025
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia.
Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Ngọc Thu - 16:47, 02/04/2025
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 30/3, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng, sửa chữa 4.289/8.485 nhà, đạt 50,55% kế hoạch.
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 16:39, 02/04/2025
Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 16:17, 02/04/2025
Trong quý II/2025, Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; tập trung giúp đỡ các tổ chức tôn giáo hợp pháp tổ chức các sự kiện tôn giáo lớn theo quy định của Giáo luật và pháp luật.
Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Du lịch - Minh Nhật - 16:10, 02/04/2025
Được thiết kế dành riêng cho dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các tour du lịch không chỉ góp phần phát huy ý nghĩa, giá trị văn hóa lịch sử của các điểm đến mà còn mang tính giáo dục sâu sắc, góp phần nâng cao nhận thức và lòng tự hào dân tộc.
Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 16:02, 02/04/2025
Gương mẫu, đi đầu trong mọi phong trào, đồng hành cùng đồng bào DTTS trong cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuất...; đội ngũ Người có uy tín tỉnh Đắk Lắk được ví như “trung tâm đoàn kết” của buôn làng, là hạt nhân đặc biệt góp phần củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thanh minh trong tiết tháng Ba

Thanh minh trong tiết tháng Ba

Sắc màu 54 - Đức Hồng - 16:01, 02/04/2025
Từ xa xưa, Tết Thanh minh (được tổ chức vào mùng 3 tháng Ba Âm lịch hằng năm) đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người Việt. Đối với đồng bào Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng, Tết Thanh minh là một trong những ngày Tết lớn sau Tết Nguyên đán. Đây không chỉ là dịp tưởng nhớ tổ tiên mà còn là lúc con cháu sum vầy, thấm tình gắn kết dòng tộc.
Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Pháp luật - Phạm Tiến - 15:49, 02/04/2025
Từ năm 2024 đến nay, nhiều hộ đồng bào DTTS tham gia Dự án trồng cây dược liệu quý (trồng cây gấc) ở huyện A Lưới , TP. Huế rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Đất trồng cây gấc đã san ủi, hố trồng cây gấc đã đào, thế nhưng đơn vị tham gia liên kết sản xuất là Công ty La San lại chưa giao cây giống, vật tư trồng gấc như cam kết.