Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vĩnh Kim ngày mới

PV - 16:42, 19/12/2018

Trải qua thời gian với bao thăng trầm, gian nan, vất vả, mảnh đất Vĩnh Kim (xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An) sỏi đá ngày nào giờ được thay thế bằng màu xanh ngút ngàn của những đồi chè, đồi keo. Đói nghèo bị đẩy lùi, cuộc sống ấm no, sung túc đang hiện hữu trong từng gia đình. Có được sự đổi thay đó, tất cả là nhờ ý chí, nghị lực vượt khó vươn lên không mệt mỏi của người dân nơi đây...

Vĩnh Kim Từ vùng đất hoang hóa, bạc màu, bản Vĩnh Kim nay đã được phủ một màu xanh tươi tốt của cây chè, keo và các loại cây hoa màu. Ảnh: Thanh Quỳnh

Chinh phục vùng đất khó

Trên con đường dẫn vào bản Vĩnh Kim, ông Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hoa Sơn tự hào nói: Đến bản Vĩnh Kim không phải chịu cảnh bụng đói ra về nữa, bởi nhà nào cũng thóc lúa đầy bồ và gà, lợn hàng đàn thì không kể hết. Ông Linh nói, trước đây người Vĩnh Kim nghèo đói là do con đông, sinh đẻ không có kế hoạch. Từ khi cán bộ xã vào Vĩnh Kim cắm bản tuyên truyền, người dân hiểu ra và không sinh nhiều con nữa nên cuộc sống có nhiều thay đổi.

Ở bản, ông Vi Huỳnh được xem là người tiên phong trong các lĩnh vực chia sẻ: Ngày trước việc sinh đẻ vô tội vạ lắm, nhưng giờ đã khác rồi. Bà con đã nhận thức đẻ nhiều mà không làm ra chỉ thêm khổ, nên đã 6 năm nay, từ khi Câu lạc bộ “Không sinh con thứ 3” được thành lập thì không có vợ chồng nào vỡ kế hoạch. Thậm chí, trong 20 cặp vợ chồng đang ở độ tuổi sinh đẻ, có khoảng 7-8 cặp sinh con gái một bề cũng cam kết chỉ dừng lại ở 2 con.

“Từ chỗ sinh đẻ có kế hoạch, bà con đầu tư thời gian, tiền bạc tập trung làm kinh tế để đưa thu nhập tiến gần mức bình quân của xã đạt 34 triệu đồng/hộ/năm. Bản Vĩnh Kim cũng là đơn vị tiên phong, góp phần đưa xã Hoa Sơn cán đích xây dựng NTM vào năm 2017”, ông Vi Huỳnh nói.

Cũng giống ông Huỳnh, ông Lương Văn Nghiêm, người dân trong bản khẳng định, nói về cách làm ăn, người bản Vĩnh Kim giờ không thua ai hết. Bản thân gia đình ông Nghiêm trồng hơn 1ha mía 19,7ha keo, nuôi thêm 10 con bò và 30 con dê… mỗi năm cũng đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Ông Nghiêm cũng kể, việc chinh phục vùng đất khó Vĩnh Kim là một quá trình dài, không ít khó khăn. Hồi đó, mảnh đất cơ nghiệp của ông toàn đá sỏi, cây dại mọc đan kín đầu người. Sau khi tạm dựng cho mình một chiếc lán để che mưa, che nắng, vợ chồng ông bắt đầu làm cỏ, phát quang bụi rậm rồi đào hố để kéo gần chục chuyến xe bò (xe bò kéo của địa phương) chở bầu giống vào trồng. Với nghị lực và sự chăm chỉ lao động nên đến nay mô hình kinh tế trang trại của ông đã cho thu nhập mỗi năm lên đến hàng trăm triệu đồng.

Cuộc sống ấm no

Sau 17 năm “ăn sương, nằm gió” nơi sơn cùng thủy tận, vợ chồng ông Nguyễn Quang Hợp (sinh năm 1964) cũng là một lão nông dám “quật đá làm giàu”. Thời điểm những năm 1990, ông đã từng cơm đùm cơm nắm khai hoang gần 5,5ha đất rừng xứ Khe Khuôm. Khi những giọt mồ hôi rơi trên sỏi đá, cũng là khi những vườn ngô, đậu, lạc... đội mầm vươn mình lớn dậy.

Vậy nhưng, khi những quả ngọt bắt đầu kết trái, cũng là khi gia đình ông đối diện với nhiều khó khăn trước sự biến động của thị trường, của những đợt hạn hán kéo dài khô cháy cả cỏ cây. Tưởng chừng mọi nỗ lực đi vào ngõ cụt, thì năm 2006, sau khi thăm quan mô hình trồng chè của người dân xã Hùng Sơn, ông Hợp chuyển sang thí điểm trồng chè.

Sau khi thí điểm trồng 5 sào thấy cây chè phát triển tốt cho thu nhập cao gia đình ông mở rộng diện tích lên 3,5ha. Tính đến nay, gia đình ông đã thâm canh cây chè được 10 năm, sản lượng thu nhập bình quân hằng năm đạt 90 tấn/năm. Trừ các chi phí hằng năm gia đình ông Hợp có lãi ròng từ 200-250 triệu đồng/năm. Mô hình trồng chè của ông Hợp không chỉ giúp gia đình vươn lên làm giàu chính đáng, mà còn lan tỏa tốt đối với người dân bản Vĩnh Kim.

Ở bản Vĩnh Kim không chỉ ông Nghiêm, ông Hợp mà thế hệ trẻ cũng có chí vươn lên làm giàu. Ông Lương Văn Thái, Trưởng bản Vĩnh Kim chia sẻ: Hiện nay, thế hệ trẻ của bản Vĩnh Kim chăm chỉ làm ăn phát triển kinh tế hộ tiêu biểu như anh Vi Tiến Anh (sinh năm 1980).

Năm 2006, khi người dân khu vực thị trấn huyện lỵ Anh Sơn bắt đầu bắt kịp các xu thế xây nhà kiểu mới, rồi lắp đặt hệ thống mái tôn, cửa sắt. Vì vậy, nhu cầu tìm kiếm nhóm thợ hàn xì ngày càng cao. Nhờ có hoa tay, lại chịu thương chịu khó, Vi Tiến Anh nhanh chóng trở thành thợ lành nghề và được nhiều gia đình gọi làm. Bên cạnh làm cửa sắt, mái tôn giờ đây, Vi Tiến Anh còn đứng ra mở nhiều dịch vụ hỗ trợ bà con trong bản sản xuất nông nghiệp như cho thuê máy cày, máy tuốt.

Theo Trưởng bản Lương Văn Thái, hiện nay người dân Vĩnh Kim đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Toàn bản có hơn 18ha đất nông nghiệp cùng với 50ha đất màu. Ngoài trồng lúa, bà con còn biết trồng ngô và hoa màu. Có phụ phẩm nông nghiệp, bà con lại phát triển thêm trâu, bò, lợn, còn gà thì hầu như nhà nào cũng có 40-50 con.

Chia tay người dân bản Vĩnh Kim, mà lòng khấp khởi mừng cho cuộc người dân ở đây đã đổi thay. Vùng đất khó đã được bàn tay và trí lực của đồng bào người dân tộc Thái nơi đây chinh phục. Ông Nguyễn Văn Thủy, Bí thư Đảng ủy xã Hoa Sơn tự hào: “bản Vĩnh Kim giờ chỉ còn 9 hộ nghèo trong tổng số 145 hộ. Nay Vĩnh Kim đã có những kênh mương nội đồng mang nước về tận ruộng, những cánh đồng mẫu lớn đã cho hạt thóc trĩu bông, những vườn keo, vườn chè đã tốt tươi bền vững”.

Bản Vĩnh Kim giờ chỉ còn 9 hộ nghèo trong tổng số 145 hộ. Nay Vĩnh Kim đã có những kênh mương nội đồng mang nước về tận ruộng, những cánh đồng mẫu lớn đã cho hạt thóc trĩu bông, những vườn keo, vườn chè đã tốt tươi bền vững”. (Ông Nguyễn Văn Thủy, Bí thư Đảng ủy xã Hoa Sơn)

THỨ QUỲNH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Khai mạc Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 khu vực phía Bắc

Khai mạc Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 18/12/2024, tại tỉnh Thái Nguyên, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) và đề xuất Chương trình giai đoạn 2026-2030 khu vực phía Bắc.
Yên Bái: Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng cho lực lượng cốt cán, Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Trạm Tấu

Yên Bái: Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng cho lực lượng cốt cán, Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Trạm Tấu

Tin tức - Văn Hoa - 51 phút trước
Nhằm nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động cho lực lượng cốt cán, Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Trạm Tấu, Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái đã tổ chức 2 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng. Nguồn kinh phí thực hiện thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), năm 2024 của huyện Trạm Tấu.
Văn Lãng (Lạng Sơn): Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo

Văn Lãng (Lạng Sơn): Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo

Tin tức - Hải Phong _ Khổng Thanh Tuấn - 4 giờ trước
Triển khai thực hiện Dự án 2 về Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và Dự án 3 về Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững năm 2024, huyện Văn Lãng đã hỗ trợ 11 phát triển sản xuất, phát triển mô hình giảm nghèo. Nhờ đó đã giúp họ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có sinh kế, có việc làm, nỗ lực phấn đấu vươn lên.
Yên Bái: Quan tâm thực hiện tốt các chính sách cho Người có uy tín

Yên Bái: Quan tâm thực hiện tốt các chính sách cho Người có uy tín

Tin tức - Văn Hoa - 6 giờ trước
Xác định tầm quan trọng của Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã luôn quan tâm, thực hiện tốt các chính sách dành cho Người có uy tín, nhờ đó đã giúp Người có uy tín có thêm động lực để thực hiện tốt vai trò của mình trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Hà Nội tăng cường các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá điện tử

Hà Nội tăng cường các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá điện tử

Sức khỏe - PV - 6 giờ trước
Kết quả điều tra 2.400 người dân từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn thành phố Hà Nội vào năm 2019 cho thấy có 34,8% đã từng nghe về thuốc lá điện tử; 54 người hiện có sử dụng thuốc lá điện tử hoặc đã thử dù chỉ 1 lần (chiếm 2,3%).
Đồng Nai: Phụ nữ mang thai tại vùng đồng bào DTTS được miễn phí thực hiện tầm soát trước sinh

Đồng Nai: Phụ nữ mang thai tại vùng đồng bào DTTS được miễn phí thực hiện tầm soát trước sinh

Sức khỏe - Khánh Thư - 6 giờ trước
Từ ngày 01/01/2025, phụ nữ mang thai sống tại vùng đồng bào DTTS của tỉnh Đồng Nai được miễn phí thực hiện tầm soát trước sinh (sàng lọc trước sinh). Đây là một trong những chính sách trong Nghị quyết quy định về chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác dân số trên địa bàn vừa được HĐND tỉnh Đồng Nai thông qua.
Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên

Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam - Sắc màu hội tụ. Đặc sản mới ở Thái Nguyên. Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Độc đáo nghi lễ lên nhà mới của người Lự

Độc đáo nghi lễ lên nhà mới của người Lự

Media - BDT - 23:06, 17/12/2024
Sinh sống ở vùng xa xôi, điều kiện sống còn không ít khó khăn, nhưng đồng bào dân tộc Lự, tỉnh Lai Châu vẫn gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình, trong đó có nghi lễ vào nhà mới
Bình Gia: Phát triển rừng hồi để xóa đói giảm nghèo

Bình Gia: Phát triển rừng hồi để xóa đói giảm nghèo

Media - Thúy Hồng - 22:58, 17/12/2024
Đến với mảnh đất Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vào đúng mùa thu hoạch hồi vào khoảng tháng 9, tháng 10, sẽ được đắm mình trong không gian xanh ngát, bao la rộng lớn, đâu đâu cũng có mùi hương hồi lan tỏa nồng nàn. Hoa hồi không chỉ là biểu trưng, là niềm tự hào của Nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn nói chung và của người dân Bình Gia nói riêng, mà còn là món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất và con người nơi đây, là "vàng xanh" giúp đồng bào DTTS xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Media - Thúy Hồng - 22:55, 17/12/2024
Bình Gia là huyện miền núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Lạng Sơn. Nơi đây là địa bàn sinh sống của phần đông đồng bào các DTTS như Tày, Nùng, Dao… Do địa hình đồi núi hiểm trở, cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội còn hạn chế, nên đời sống của đồng bào các dân tộc còn nhiều khó khăn, vất vả.
Hàng triệu xe máy sắp phải kiểm định khí thải phương tiện

Hàng triệu xe máy sắp phải kiểm định khí thải phương tiện

Xã hội - Minh Nhật - 22:31, 17/12/2024
Thông tư 47/2024 về “Quy định trình tự, thủ tục kiểm định, miễn kiểm định lần đầu cho xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; trình tự, thủ tục chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới cải tạo, xe máy chuyên dùng cải tạo; trình tự, thủ tục kiểm định khí thải xe môtô, xe gắn máy” do Bộ Giao thông vận tải ban hành sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/01/2025.
Đức Cơ (Gia Lai): Nâng cao năng lực cho cộng đồng, cán bộ triển khai Chương trình MTQG 1719

Đức Cơ (Gia Lai): Nâng cao năng lực cho cộng đồng, cán bộ triển khai Chương trình MTQG 1719

Tin tức - Ngọc Thu - 22:26, 17/12/2024
Trong 3 ngày (từ 17 - 19/12), tại xã Ia Dom, Phòng Dân tộc huyện Đức Cơ (Gia Lai) tổ chức Lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).