Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Vị Xuyên hôm nay...

Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.

Đã thành thông lệ, những người lính Vị Xuyên năm xưa thường trở về thăm lại đồng đội vào tháng 2 và tháng 7 hằng năm
Đã thành thông lệ, những người lính Vị Xuyên năm xưa thường trở về thăm lại đồng đội vào tháng 2 và tháng 7 hằng năm

Cảm động ngày trở về

Vượt quãng đường dài hơn 1.500km từ tỉnh Đắk Lắk đến thăm mặt trận Vị Xuyên, cựu chiến binh Hoàng Bá Xang - nguyên Trưởng ban Trinh sát của Đại đội C20, Sư đoàn 356 - không dấu được niềm xúc động sau gần 40 năm quay lại mảnh đất biên cương của Tổ quốc.

Trong số những người lính trở về Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên, thắp nén tâm nhang cho những đồng đội đã quên mình ngã xuống vì sự bình yên của non sông đất nước, ông Xang là người đặc biệt hơn, bởi đôi chân đã khuyết một bên, phải chống nạng trên suốt hành trình. Dù đau nhức khắp cơ thể, nhưng ông vẫn quyết tâm trở lại nơi đồng đội đã ngã xuống để thắp nén nhang.

Cựu chiến binh Hoàng Bá Xang (ngoài cùng bên trái) trở về thăm lại đồng đội xưa
Cựu chiến binh Hoàng Bá Xang (ngoài cùng bên trái) trở về thăm lại đồng đội xưa

Nhớ về những năm tháng chiến đấu tại mặt trận Vị Xuyên, ông Hoàng Bá Xang chia sẻ: Gần chục năm ròng, không khi nào biên giới Vị Xuyên ngớt tiếng pháo, đạn. Nơi đây, nhiều trận chiến đấu diễn ra rất ác liệt. "Sau ngần ấy năm, nay tôi mới trở về gặp lại đồng chí, đồng đội. Gặp nhau chúng tôi mừng lắm vì còn được nhìn thấy nhau khỏe mạnh, còn được cùng nhau thắp nén hương thơm cho những đồng đội năm nào cùng chung trận địa; nhưng vẫn đau đáu nỗi niềm bởi nhiều anh em hi sinh còn chưa tìm được danh tính, tên tuổi, hài cốt”, ông Xang bùi ngùi xúc động.

Trở về thăm lại đồng đội xưa, những chiến binh ngày ấy đều không giấu được sự xúc động
Trở về thăm lại đồng đội xưa, những chiến binh ngày ấy đều không giấu được sự xúc động (Ảnh: Mộc Lan)

Trong số những người trở về Vị Xuyên hôm nay, không chỉ là các cựu chiến binh, mà còn có cả thân nhân của các anh hùng liệt sỹ, như anh Lê Văn Hùng (dân tộc Mường, trú tại Ngọc Lặc, Thanh Hóa). Theo đó, đã hơn 40 năm từ ngày nhận được tin người anh hi sinh, đến bây giờ, anh Hùng mới đủ điều kiện ra thăm nơi an nghỉ của Liệt sỹ Lê Văn Thắng tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên.

Trong giây phút nghẹn ngào xúc động, anh Lê Văn Hùng chia sẻ: Đây là ần đầu tiên tôi đặt chân đến Hà Giang. Đến đây thấy phần mộ của anh mình được nằm giữa hàng nghìn mộ Liệt sỹ được xây dựng khang trang, đẹp đẽ, chúng tôi cũng yên tâm. “Anh tôi hy sinh vì bảo vệ Tổ quốc, tôi hứa sẽ luôn noi gương anh sống xứng đáng với sự hi sinh của các anh”, anh Hùng nói.

Vươn lên từ bom đạn

Trong kí ức của cựu chiến binh Vũ Văn Cảnh, làng Pinh, xã Thanh Thuỷ, huyện Vị Xuyên không chỉ là nơi tập kết lính, mà còn có rất nhiều đơn vị có kho tàng đạn dược, hậu cần, và cả một bệnh viện dã chiến ngay lối vào làng. Ông Cảnh dẫn chúng tôi đến căn nhà cấp bốn đã xuống cấp. Ông giới thiệu đó chính là “trạm phẫu tiền phương”. Nhiều đồng đội của ông đã được chữa trị trong chính căn nhà ấy.

Chiến tranh lùi xa, làng Pinh giờ đã “thay da, đổi thịt”, xung quanh “trạm phẫu tiền phương” là những luống mạ non đang mọc lên xanh tốt. Làng hiện cũng không còn hộ nghèo và đạt chuẩn nông thôn mới gần chục năm nay.

Cách “trạm phẫu tiền phương” độ hơn chục mét, chính quyền thôn Thanh Sơn, xã Thanh Thủy đã gắn biển và xây dựng một đài tưởng niệm. Cuộc sống người dân làng Pinh hôm nay đã có nhiều đổi thay nhờ phát triển du lịch tâm linh. 

Ông Hoàng Văn Vĩnh, một chủ homestay tại làng Pinh chia sẻ: Trước nhắc tới làng Pinh là nhớ tới bom đạn, chết chóc và thương vong. Nhưng bây giờ, làng Ping đã hồi sinh và vươn lên mạnh mẽ, dân làng luôn biết ơn những người lính Cụ Hồ năm xưa, những cựu chiến binh đã mang lại cho làng Pinh đời sống no ấm, hạnh phúc như ngày hôm nay.

“Từ khi mở homestay, nhà tôi đón khách liên tục, có thời điểm đón 20 đến 30 mâm khách đặt cơm, và lưu trú qua đêm. Cả thôn Thanh Sơn bây giờ nhà nào cũng có ao nuôi giống cá bỗng đặc sản phục vụ du khách”, ông Vĩnh phấn khởi thông tin thêm.

 “Trạm phẫu tiền phương” năm nào - chứng tích của một thời khói lửa ở mặt trận Vị Xuyên
“Trạm phẫu tiền phương” năm nào - chứng tích của một thời khói lửa ở mặt trận Vị Xuyên

Cũng như làng Pinh, màu xanh giờ đây cũng hiện hữu trên khắp các bản làng, xóm ngõ trong các xã ở huyện Vị Xuyên. Bên cạnh đời sống của người dân ngày càng sung túc, công tác đền ơn đáp nghĩa cũng ngày càng được chú trọng.

Những năm gần đây, rất nhiều tổ chức xã hội và doanh nghiệp trong Nam ngoài Bắc, trong đó có nhiều người từng là cựu chiến binh Vị Xuyên đã quay lại để chia sẻ tấm lòng đối với vùng biên ải xa xôi của Tổ quốc. Họ đến Hà Giang góp tiền xây trường học cho trẻ em; tặng đồng bào nghèo phương tiện sinh kế bằng heo giống, bò giống; xây những ngôi nhà mới vững chãi cho đồng bào thay cho nơi ở cũ dột nát... Tất cả việc làm ấy đã và đang mang đến cho mảnh đấy này diện mạo ngày càng tươi đẹp hơn.

Đại tá Nguyễn Hoài Nam, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang, chia sẻ: Giữ được hòa bình, xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, phát triển đời sống người dân ở vùng đất biên giới là nhiệm vụ quan trọng của lực lượng. "Bên cạnh công tác rà phá, làm sạch bom mìn; công tác tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ; công tác đền ơn đáp nghĩa…, thì việc giúp đỡ người dân ổn định, an tâm làm ăn, phát triển kinh tế cũng có một phần trách nhiệm của chúng tôi. Về phần những liệt sĩ còn chưa được tìm thấy hài cốt, chúng tôi sẽ cố gắng tìm và đưa các liệt sĩ về Nghĩa trang Vị Xuyên”.

Nhiều liệt sĩ vẫn chưa tìm được danh tính vẫn đang nằm lại ở Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên
Nhiều liệt sĩ vẫn chưa tìm được danh tính hiện đang an nghỉ ở Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên

Chia tay với Vị Xuyên, mọi người hẹn gặp lại nhau trong những cái nắm tay lưu luyến. Câu hát "Inh noọng ơi, Slao noọng ời, khắp núi rừng Tây Bắc sáng ngời..." theo mãi trong tâm trí chúng tôi từ miền mây trắng về đến thành phố bên sông Hồng. Ngoảnh nhìn về Vị Xuyên đang "thay da đổi thịt" mà chúng tôi càng thêm tin tưởng về một tương lai phát triển thịnh vượng ở mảnh đất biên cương này.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Với sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương và toàn xã hội; khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai) đang dần hồi sinh sau thiên tai, vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Trưa 23/11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia lên đường về nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11/2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim và Phu nhân.
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Giáo dục - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.
Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Kinh tế - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai là một trong những địa phương trọng điểm phát triển nông-lâm nghiệp của tỉnh. Để phát huy những tiềm năng, lợi thế các nguồn lực, huyện đã có nhiều giải pháp "kích thích" để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, tạo thu nhập ổn định cho nông dân.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Media - Vàng Ni - Thu Hà - 3 giờ trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Media - BDT - 3 giờ trước
Lễ Kỳ yên được tổ chức vào dịp đầu Xuân mới. Mục đích thực hiện nghi lễ thể hiện sự biết ơn của con người với trời, đất, với tổ tiên; đồng thời cầu trời cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi, nhà nhà được áo ấm, no cơm, có cuộc sống bình an, không bệnh tật.
Ka Phờm - Người cán bộ được đồng bào Mạ tin yêu, kính trọng

Ka Phờm - Người cán bộ được đồng bào Mạ tin yêu, kính trọng

Gương sáng giữa cộng đồng - Thảo Linh - 3 giờ trước
“Ka Phờm luôn hết lòng vì bà con mình. Lúc nào cũng nghĩ cho người dân, cho buôn làng. Lời nói và việc làm của Ka Phờm xuất phát từ cái tâm, tinh thần trách nhiệm là làm sao cho buôn làng các DTTS giữa núi rừng này luôn no ấm, hạnh phúc. Ka Phờm xứng đáng là người con của vùng đất Anh hùng này” - đó là lời nhận xét của ông K’Sáu, 77 tuổi, già làng, Người có uy tín dành cho bà Ka Phờm, sinh 1968, dân tộc Mạ, hiện là Bí thư Đảng ủy xã Lộc Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc từ gia đình. Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê. Puih Đup trao truyền vốn văn hóa dân tộc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Sắc màu 54 - Trường Giang - Sông Lam - 3 giờ trước
Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi sản phẩm du lịch cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa và sự bài bản, chuyên nghiệp trong cách làm du lịch là những yếu tố quan trọng để tạo nên điểm nhấn, sức hút đối với du khách. Với bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa, tỉnh Bắc Giang có đầy đủ các chất liệu để tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn.
Bát Xát “về đích” sớm mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719

Bát Xát “về đích” sớm mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719

Trang địa phương - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Để triển khai có hiệu quả nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719); thời gian qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã có nhiều giải pháp chủ động, linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế bảo đảm tiến độ giải ngân theo kế hoạch. Trong đó, có nội dung cấp bồn chứa nước sinh hoạt cho người dân.
Dự án treo ở Vân Đồn (Quảng Ninh) - Hàng trăm hộ dân

Dự án treo ở Vân Đồn (Quảng Ninh) - Hàng trăm hộ dân "đi cũng dở, ở không xong"

Trang địa phương - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Đã gần chục năm nay, hàng trăm hộ dân chủ yếu là người DTTS ở xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) đang phải sống trong cảnh "đi cũng dở, ở không xong" do nằm trong quy hoạch Khu công viên phức hợp nghỉ dưỡng cao cấp. Theo thời gian, đặc biệt là ảnh hưởng cơn bão số 3, nhiều nhà cửa, công trình đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng không được tu sửa, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân địa phương.
Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Giáo dục - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Em Triệu Đức Duy, dân tộc Dao, học sinh lớp 7A1, Trường THCS Trới, TP. Hạ Long (Quảng Ninh) là một trong những học sinh xuất sắc vừa đoạt giải Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia năm 2024. Ngoài nỗ lực, cố gắng trong học tập, Duy còn tích cực đọc sách và lan tỏa văn hóa đọc tới bạn bè, cộng đồng nơi em học tập, sinh sống.
Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Phóng sự - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Với sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương và toàn xã hội; khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai) đang dần hồi sinh sau thiên tai, vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”.