Đồng bào DTTS của tỉnh Bình Định chủ yếu sống tập trung tại các huyện miền núi như Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão... Địa hình cách trở, một bộ phận người dân còn hạn chế trong tiếp cận chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong khi đó, các hủ tục vẫn chưa được xóa bỏ triệt để, kéo theo đó là tình trạng vi phạm pháp luật, sa vào tệ nạn xã hội do thiếu hiểu biết. Vì thế, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân càng được tỉnh chú trọng.
Để đưa công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) đi vào nề nếp, thực chất, hiệu quả, những năm qua, huyện Kim Bôi (Hòa Bình) đã chú trọng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân tộc, đội ngũ Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật. Qua đó, nâng cao nhận thức về pháp luật cho Nhân dân, trong đó có pháp luật về Hôn nhân và Gia đình.
Mới đây, Vụ Phổ biến, Giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), phối hợp với UNICEF Việt Nam đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật, thông qua việc bổ sung nhiều kiến thức pháp luật, kỹ năng truyền thông thiết thực, bổ ích cho các tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở và Người có uy tín trong cộng đồng tại hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Qua đó, đã nhận được tín hiệu tích cực trong công tác phổ biến kiến thức pháp luật trong đồng bào DTTS Tây Nguyên từ những "cầu nối" hữu hiệu này.
UBND Bình Định vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật tại vùng DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 - 2030.
Thời gian qua, việc đa dạng hóa và không ngừng đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đã tạo chuyển biến từ nhận thức đến hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang), góp phần hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.