Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bình Định: Mỗi già làng, Người có uy tín là một Tuyên truyền viên pháp luật

Thành Nhân - 21:11, 16/08/2024

Đồng bào DTTS của tỉnh Bình Định chủ yếu sống tập trung tại các huyện miền núi như Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão... Địa hình cách trở, một bộ phận người dân còn hạn chế trong tiếp cận chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong khi đó, các hủ tục vẫn chưa được xóa bỏ triệt để, kéo theo đó là tình trạng vi phạm pháp luật, sa vào tệ nạn xã hội do thiếu hiểu biết. Vì thế, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân càng được tỉnh chú trọng.

Già làng Đinh Biên ở thôn M1, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh chia sẻ về cách tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân.
Già làng Đinh Biên ở thôn M1, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh chia sẻ về cách tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân

Nhằm giúp người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi nâng cao kiến thức về pháp luật, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định tăng cường công tác phối hợp với các cấp, ngành tổ chức các buổi tuyên truyền và trợ giúp pháp lý lưu động tại cơ sở. Bên cạnh đó, phát huy vai trò của những già làng, Người có uy tín để việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật hiệu quả hơn.

Theo Sở Tư pháp Bình Định, toàn tỉnh hiện có khoảng 400 Tuyên truyền viên pháp luật tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Họ là những già làng, trưởng thôn, Người có uy tín trong cộng đồng dân cư... tham gia tích cực vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương. Họ thường xuyên được tham gia tập huấn, phổ cập các kiến thức về pháp luật. Là người sinh sống tại địa phương, cùng chung ngôn ngữ, gần gũi với bà con, am hiểu về các phong tục, tập quán, thói quen sinh hoạt của người dân địa phương nên đội ngũ già làng, Người có uy tín thuận lợi tiếp cận, tuyên truyền và vận động bà con tuân thủ pháp luật, xây dựng gia đình hòa thuận, cộng đồng đoàn kết.

Ông Thanh Văn Huấn, Người có uy tín làng Canh Thành, xã Canh Hòa, huyện Vân Canh cho biết: Nhiều năm làm công tác hòa giải, tôi nhận thấy có nhiều trường hợp xảy ra tranh chấp dẫn tới ẩu đả xuất phát từ việc thiếu hiểu biết pháp luật. Những mâu thuẫn xảy ra trên địa bàn chủ yếu là tranh chấp tài sản, tranh chấp đất đai. Để người dân tin và nghe theo, tôi phải nghiên cứu kỹ các bộ luật liên quan, nắm chắc nội dung cốt lõi để giảng giải cho người dân nắm chắc và làm theo. Những hôm đi rẫy, tranh thủ giờ nghỉ trưa, tôi ngồi chuyện trò cùng mọi người, phổ biến những quy định mới của pháp luật để người dân biết.

Ông Đinh Văn Thải, dân tộc Ba Na, Người có uy tín làng Hà Lũy, xã Canh Thuận, huyện Vân Canh vận động bà con không vi phạm pháp luật và luôn có ý thức phòng chống tảo hôn.
Ông Đinh Văn Thải, dân tộc Ba Na, Người có uy tín làng Hà Lũy, xã Canh Thuận, huyện Vân Canh vận động bà con không vi phạm pháp luật và luôn có ý thức phòng chống tảo hôn

Còn ông Đinh Văn Dũng, Bí thư Chi bộ làng Hà Văn Trên, xã Canh Thuận, huyện Vân Canh cho hay: Thời gian gần đây, nhiều thanh thiếu niên tập trung rượu chè say sưa, thậm chí dẫn đến xô xát đánh nhau. Trước tình hình trên, tôi cùng những Người có uy tín khác tới nhắc nhở từng trường hợp, đồng thời tổ chức nhiều cuộc họp có sự tham dự của đông đảo bà con để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng gia đình. Sau khi hiểu rõ, chúng tôi thuyết phục gia đình giáo dục con em mình, đồng thời đề xuất lãnh đạo địa phương có phương án giúp thanh niên có việc làm ổn định. Từ đó, tình hình an ninh, trật tại địa phương cũng được đảm bảo.

Tương tự, già làng Xâu Zoon ở thôn 7, xã An Vinh, huyện An Lão cho hay, công tác phổ biến giáo dục pháp luật tại địa phương đã gặt hái được nhiều thành công. Đối với bà con, mình phải nói sao cho có cái lý, cái tình thì bà con mới “ưng cái bụng”. Thành công lớn nhất của những Tuyên truyền viên pháp luật không chuyên như chúng tôi là nhận được sự đồng thuận và ủng hộ của người dân. Chúng tôi không chỉ giúp bà con hiểu luật, sống theo pháp luật mà còn động viên họ tích cực tham gia các phong trào, công tác xã hội tại địa phương.

Trong khi đó, già làng Đinh Biên ở thôn M1, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh lại có cách làm riêng để giúp bà con am hiểu pháp luật. Theo già Biên, những mâu thuẫn thường gặp do thiếu hiểu biết pháp luật của bà con hiện nay chủ yếu là tranh chấp đất đai, quyền thừa kế... “Vì không hiểu biết về Luật Đất đai, pháp luật về thừa kế nên anh em trong gia đình, dòng họ thường xảy ra xích mích, dẫn đến làm đơn khởi kiện. Nắm được tình hình, mình cùng những Người có uy tín trong làng làm công tác hòa giải, giải thích cặn kẽ những quy định của pháp luật về thừa kế để người dân biết và làm theo, không nên tranh chấp gây mất tình cảm”, già Biên chia sẻ thêm.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định có 121 Người có uy tín tại 121 thôn, làng, khu phố vùng đồng bào DTTS và miền núi. Bằng uy tín, kinh nghiệm của mình, họ có những đóng góp thiết thực trong việc vận động bà con phát triển kinh tế, chấp hành pháp luật, đặc biệt là vận động phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Ông Đinh Văn Thải, dân tộc Ba Na, Người có uy tín làng Hà Lũy, xã Canh Thuận, huyện Vân Canh chia sẻ: Trong các cuộc họp tại nhà văn hóa, tôi thường xuyên lồng ghép tuyên truyền phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống bằng cách nêu những tác hại, hệ lụy. Ban đầu, bà con không nghe, bỏ về hoặc không quan tâm; song bằng phương pháp “mưa dầm thấm lâu”, tôi vẫn kiên trì vận động, dần dần người dân cũng quan tâm và làm theo.

Theo ông Đinh Văn Lung, Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh Bình Định, những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với các đơn vị liên quan, Người có uy tín đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông pháp luật trong vùng đồng bào DTTS, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của xã hội, cộng đồng và người dân am hiểu pháp luật và ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn. Thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tăng cường các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động cho Người có uy tín; chăm lo, thực hiện tốt các chính sách, kịp thời biểu dương để Người có uy tín phát huy hơn nữa vai trò của mình trong đời sống cộng đồng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
"Các nhiệm vụ Chuyển đổi số đã góp phần quan trọng trong công tác chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban Dân tộc"

"Các nhiệm vụ Chuyển đổi số đã góp phần quan trọng trong công tác chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban Dân tộc"

Đó là nhấn mạnh của đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) - Trưởng ban Chỉ đạo Chuyển đổi số (CĐS) cơ quan UBDT tại Hội nghị sơ kết 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm về công tác chuyển đổi số (CĐS) và Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10/20240, tổ chức ngày 8/10, tại Hà Nội.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vientiane, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vientiane, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN

Lúc 10 giờ 45 phút ngày 8/10 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh và Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới Thủ đô Vientiane, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan.
Phòng Dân tộc huyện Krông Nô: Nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa

Phòng Dân tộc huyện Krông Nô: Nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa

Pháp luật - Lê Hường - 14 phút trước
Những kiến thức về pháp luật tưởng chừng khô khan, cứng nhắc lại trở nên sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu, dễ nhớ thông qua hình thức sân khấu hóa. Đó là cảm nhận của những công chức xã tham gia Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc do UBND huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông vừa tổ chức vào cuối tháng 9 vừa qua.
Tuyên Quang phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS

Tuyên Quang phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Khánh Thi - 2 giờ trước
Không chỉ với hệ thống di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh phong phú, tiềm năng phát triển du lịch, tỉnh Tuyên Quang còn được bồi đắp thêm bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS. Với việc triển khai hiệu quả Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 – 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tỉnh Tuyên Quang đã và đang gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, đưa tài nguyên trở thành những sản phẩm du lịch độc đáo.
Mùa thu dùng cháo gạo lứt 'phòng táo, nhuận phế'

Mùa thu dùng cháo gạo lứt 'phòng táo, nhuận phế'

Sức khỏe - Minh Nhật - 2 giờ trước
Theo Đông y, ăn cháo vào mùa thu rất có ích cho sức khỏe với phương thức “Thu đông dưỡng âm, phòng táo, nhuận phế” - nghĩa là nên bổ sung đầy đủ tân dịch và trọng dụng những thực phẩm có công dụng dưỡng âm, nhuận tràng, bổ phế.
Bệnh sởi diễn biến phức tạp-Đắk Lắk đối mặt với “dịch chồng dịch”

Bệnh sởi diễn biến phức tạp-Đắk Lắk đối mặt với “dịch chồng dịch”

Sức khỏe - Lê Hường - 2 giờ trước
Cùng với dịch sốt xuất huyết chưa hạ nhiệt, dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, với hàng trăm ca mắc bệnh, cảnh báo nguy cơ cao “dịch chồng dịch” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho Người uy tín năm 2024

Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho Người uy tín năm 2024

Tin tức - N. Tâm - P. Nam - 2 giờ trước
Ngày 08/10/2024, tại Trung tâm văn hóa tỉnh, Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu tổ chức khai mạc Hội nghị tấp huấn, bồi dưỡng kiến thức đối với Người uy tín trong vùng đồng bào các DTTS năm 2024. Đến dự có ông Tô Thành Phương, Trưởng Ban Dân tộc và Tôn giáo; các Sở, Ngành có liên quan và gần 80 vị là Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố về dự.
Ðộc đáo múa bóng rỗi

Ðộc đáo múa bóng rỗi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghệ nhân làng cổ Đường Lâm biến rơm thành đồ chơi. Núi Bà Đen - Điểm nhất định phải đến. Những người lưu giữ báu vật của buôn làng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Sáng 8/10, ngay sau khi tới Thủ đô Vientiane, Lào để tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
Cả sư Đổng Bạ - hạt nhân đoàn kết vùng đồng bào Chăm

Cả sư Đổng Bạ - hạt nhân đoàn kết vùng đồng bào Chăm

Gương sáng - Thái Sơn Ngọc - 7 giờ trước
Cả sư Đổng Bạ là hạt nhân đoàn kết trong vùng đồng bào Chăm của tỉnh Ninh Thuận. Ông nêu gương sáng tiêu biểu trong công tác tuyên truyền bà con, tín đồ sống tốt đời đẹp đạo, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Cả sư Đổng Bạ là chỗ dựa tin cậy của chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Lên Đồng Văn đi chợ lùi Phố Cáo

Lên Đồng Văn đi chợ lùi Phố Cáo

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 8 giờ trước
Mỗi tuần họp một lần, nhưng mỗi tuần lùi lại một ngày...là chợ phiên Phố Cáo hay còn gọi chợ lùi Phố Cáo- một trong số ít những phiên chợ độc đáo trên vùng cao nguyên đá của tỉnh Hà Giang.
Bàn giao nhà Đại đoàn kết cho đồng bào Raglay ở huyện vùng cao Bác Ái

Bàn giao nhà Đại đoàn kết cho đồng bào Raglay ở huyện vùng cao Bác Ái

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 8 giờ trước
Chiều 7/10, tại xã Phước Bình, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Bác Ái tổ chức lễ bàn giao 21 nhà Đại đoàn kết cho đồng bào dân tộc Raglay thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở. Đến dự có ông Lê Văn Bình, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận và ông Ngô Quang Ngọc, Phó Giám đốc Công ty Xăng Dầu Phú Khánh, đơn vị hỗ trợ kinh phí xây dựng.
Lan toả, lắng đọng về một mùa Sen Dolta

Lan toả, lắng đọng về một mùa Sen Dolta

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 8 giờ trước
Dù Lễ Sen Dolta (cúng ông bà) năm 2024 đã dần khép lại, nhưng những hình ảnh và tình cảm mà các đoàn công tác là lãnh đạo tỉnh Cà Mau đến trực tiếp thăm hỏi Ban quản trị các chùa Khmer-những địa chỉ căn cứ cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng và các gia đình chính sách trên địa bàn vẫn lan tỏa và lắng đọng ở nhiều ngôi chùa, nhiều gia đình đồng bào Khmer nơi các đoàn đến thăm. Những hoạt động này, thể hiện sâu sắc đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tình cảm tri ân đặc biệt, trách nhiệm sâu sắc của các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đối với những người có công với đất nước trong mỗi dịp lễ, tết truyền thống.