Xác định nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào DTTS là bước đi quan trọng, góp phần quyết định sự thành công trong quá trình triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng DTTS miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã và đang tranh thủ thời gian và các nguồn lực ưu tiên thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS các xã đặc biệt khó khăn của huyện.
Tối ngày 27/11, tại xã Ia Ko (huyện Chư Sê, Gia Lai), Công an tỉnh Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Sê tổ chức chương trình giao lưu thể thao, biễu diễn văn nghệ và tuyên truyền phổ biến pháp luật cho Nhân dân trên địa bàn.
Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) giai đoạn 2017 – 2021 (ban hành theo Quyết định số 705/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) đã xác định: “Ưu tiên triển khai các nguồn lực tại các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, có điều kiện đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo, địa bàn xảy ra nhiều vi phạm pháp luật và trọng yếu về an ninh quốc phòng” .`Trên tinh thần đó, nhiều địa phương có các giải pháp linh hoạt, phù hợp với đặc thù địa phương để phát huy hiệu quả.
Xã hội -
Thúy Hồng -
18:30, 26/08/2022 Trong nhiều năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật luôn được các cấp hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chú trọng, thực hiện, đa dạng các hình thức truyên truyền, trong đó luôn hướng đến cơ sở, đặc biệt là hội viên phụ nữ người dân tộc thiểu số.
Theo thông tin từ Bộ Tư pháp, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam.
Là địa bàn có tới 93% dân số người dân tộc Hà Nhì, nhiều năm qua, cơ quan chức năng xã Ka Lăng, huyện Mường Tè (Lai Châu) đã tích cực tuyên truyền phổ biến pháp luật bằng tiếng Hà Nhì cho người dân. Nhờ vậy, người dân đã tiếp thu kiến thức một cách đầy đủ, từ đó thực hiện pháp luật một cách tự giác.
Ngày 24/12/2019, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Hội nghị sơ kết 03 năm (2017-2019) thực hiện Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 08/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2021” (gọi tắt là Đề án). Bà Hoàng Thị Hạnh, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT chủ trì Hội nghị.
Sáng 5/8, Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật dành cho đồng bào DTTS huyện Si Ma Cai năm 2022.
Thanh Hóa có 11 huyện miền núi và 07 huyện giáp ranh có xã miền núi, trong đó đồng bào DTTS có khoảng hơn 66 vạn người. Những năm gần đây, công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước được cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm triển khai đến người dân đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Điện Biên là tỉnh có 19 dân tộc anh em sinh sống, địa bàn gồm 130 xã, phường, thị trấn, trong đó có 101 xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Để nắm tình hình chi tiết tại cơ sở, tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật và kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tỉnh Điện Biên đã tiến hành đưa lực lượng Công an chính quy về làm việc tại các thôn bản.
Theo báo cáo của UBND TP. Hà Nội gửi Bộ Tư pháp về sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp công tác 6 tháng cuối năm 2021, Hà Nội có 558/579 xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đạt tỷ lệ 96,37% (cao hơn năm 2019: 546/584: đạt tỷ lệ 93,5%).