Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trồng rừng nhưng không được khai thác vì “bỗng dưng” thành… rừng đặc dụng

Việt Thắng - Y Nguyên - 16:22, 02/02/2023

Sau nhiều năm được giao rừng để trồng keo, hàng trăm người dân ngã ngửa vì không được khai thác, do đất được giao bị quy hoạch thành rừng đặc dụng. Đó là câu chuyện trớ trêu ở huyện Nam Đàn (Nghệ An).

Người dân ở xã Nam Thanh tố khổ vì rừng mình trồng mà không được khai thác
Người dân ở xã Nam Thanh tố khổ vì rừng mình trồng mà không được khai thác

Xót xa rừng cây mình trồng mà không được khai thác

Ông Nguyễn Viết Vinh - công dân xóm 9, xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn nhận khoảng 7 ha đất rừng ở mỏm núi Đại Huệ từ năm 2007, để trồng keo theo chủ trương của UBND huyện Nam Đàn.

Ông nói trong xót xa: “Lúc đó, đây là rừng nghèo kiệt, chỉ toàn cây bụi và lau lách. Huyện và xã vận động chúng tôi nhận đất để trồng keo. Chúng tôi vất vả dọn dẹp mới có đất sạch để sản xuất”.

Còn ông Võ Văn Sơn - Phó Chủ tịch UBND xã Nam Thanh thì cho biết: Thời điểm đó có 34 hộ dân của xã nhận đất rừng để sản xuất, mỗi hộ nhận khoảng 5 - 7 ha. Trước đó, rừng ở đây liên tục bị cháy. Để phủ xanh đất trống đồi trọc, chính quyền đã vận động người dân trồng keo để vừa có thu nhập, vừa giữ được rừng.

Đến năm 2014, bà con đã khai thác keo để bán và tiếp tục đầu tư để trồng lứa khác. Keo đủ tuổi, năm 2021, bà con vào rừng mình khai thác thì bị bảo vệ rừng ngăn cản. Họ thông báo là khu vực này đã được quy hoạch thành rừng đặc dụng.

Ông Lê Công Hòa - một hộ trồng keo, bức xúc: “Họ quy hoạch thành rừng đặc dụng lúc nào chúng tôi không hề biết. Khi chúng tôi trồng keo họ cũng không có ý kiến gì. Tại sao chúng tôi bỏ ra hàng trăm triệu đồng để đầu tư trồng keo trên đất đã được chính quyền giao lại không được thu hoạch, cũng không được bồi thường?”.

Ngoài ra, ông Hòa cũng cho biết, từ năm 2007, các hộ dân được xã vận động nhận đất rừng để trồng keo và đến kỳ thu hoạch thì đóng cho xã 80 kg/ha. Lứa keo thứ nhất, ông Hòa và bà con thu hoạch “ngon lành”, xong đã đóng “nghĩa vụ” cho xã đầy đủ. Thế mà đến lứa thứ hai, đã bỏ ra hơn 100 triệu đồng để đầu tư thì không được thu hoạch nữa.

Ông Hòa vẫn chưa thôi bức xúc: “Rừng keo này là kế sinh nhai của gia đình tôi. Không cho thu hoạch cũng không đền bù cho chúng tôi là quá vô lý”.

Xót xa nhìn cây keo đổ rạp mà không được khai thác
Xót xa nhìn cây keo đổ rạp mà không được khai thác

Cũng lời ông Hòa, đã quá kỳ thu hoạch rồi, nhưng người dân vẫn phải đứng nhìn cây mình trồng mà không được thu hoạch. Hồi tháng 9 năm ngoái, một cơn bão làm đổ gãy nhiều cây, nhưng nào có ai được thu hoạch đâu. “Xót quá các anh ạ, tiền mình bỏ ra, cây mình tốn công trồng, thế mà không được đụng đến một cây”, ông Hòa than vãn.

Không chỉ ở xã Nam Thanh, mà các xã Nam Hưng, Thượng Tân Lộc, Nam Thái, Nam Kim (huyện Nam Đàn) cũng chung số phận. Nhiều hộ dân đã bỏ công sức tiền của, trồng keo từ 10 đến 15 năm nay nhưng giờ không được thu hoạch, cũng chỉ vì bị quy hoạch thành rừng đặc dụng.

Chủ tịch UBND xã Nam Hưng - ông Nguyễn Văn Xuân cho biết: Xã chúng tôi có khoảng 100 ha rừng được bà con trồng keo, nhưng không được khai thác. Bất kỳ cuộc tiếp xúc cử tri nào người dân cũng kiến nghị nội dung này, nhưng vẫn chưa có kết quả.

Đặc biệt, tại xã Thượng Tân Lộc, Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Đàn (nay là Ban Quản lý rừng đặc dụng) được sự cho phép của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNTT) Nghệ An, đã cho bà con trồng 300 ha rừng với mục đích phủ xanh đất trồng đồi trọc, tạo công ăn việc làm cho người dân, nay cây keo đã được 15 tuổi mà bà con vẫn không được khai thác.

Khu rừng ở xã Nam Thanh được giao cho dân trồng keo nay “bỗng dưng” thành rừng đặc dụng
Khu rừng ở xã Nam Thanh được giao cho dân trồng keo nay “bỗng dưng” thành rừng đặc dụng

Chờ đến bao giờ

Theo ông Võ Văn Sơn - Phó Chủ tịch UBND xã Nam Thanh, quy hoạch rừng đặc dụng tại rừng keo đã giao cho người dân trồng keo sản xuất là không phù hợp. Vì ở khu vực này không có rừng tự nhiên, không có di tích lịch sử…

Trong lúc đó, báo cáo của UBND huyện Nam Đàn lại chỉ ra nguyên nhân: “Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án quy hoạch rừng đặc dụng gắn với di tích lịch sử tại huyện Nam Đàn với diện tích 3.069 ha, trong đó có hơn 1.700 ha rừng phòng hộ, 410 ha rừng sản xuất, 240 ha đồi hoang và gần 29 ha đất vườn được chuyển sang rừng đặc dụng. Do một số diện tích đất đã giao, cho thuê đất lâm nghiệp theo Nghị định 163 nằm trong quy hoạch rừng đặc dụng, khi lập hồ sơ đưa vào quy hoạch rừng đặc dụng, đơn vị quản lý rừng và UBND các xã không thông báo rõ với người dân nên người dân vẫn tiếp tục trồng keo. Người dân đã nhiều lần làm đơn kiến nghị cho khai thác keo nhưng huyện không thể xử lý vì vượt quá thẩm quyền”.

Từ kiến nghị của người dân, mới đây, UBND huyện Nam Đàn tiếp tục đề xuất cấp trên cho chuyển đổi gần 500 ha rừng đặc dụng sang rừng sản xuất để bà con được thu hoạch keo, nhưng vẫn chưa có kết quả.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đậu Đình Hùng - Trưởng Ban Quản lý rừng đặc dụng huyện Nam Đàn, cho biết: Không chỉ bà con, mà chúng tôi cũng khổ khi mà nhiều diện tích rừng thông được trồng để lấy nhựa nhưng không thể khai thác. Đầu năm 2021, chúng tôi đã có tờ trình xin khai thác tận dụng cây phù trợ, nhựa thông, nhưng đến nay vẫn chưa được Tổng cục Lâm nghiệp trả lời.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Cách mở lại thuê bao sau khi bị khóa số vì chưa chuẩn hóa thông tin

Cách mở lại thuê bao sau khi bị khóa số vì chưa chuẩn hóa thông tin

Tin tức - Như Ý - 54 phút trước
Từ ngày 1/4/2023, tất cả các thuê bao chưa thực hiện chuẩn hóa thông tin theo quy định chính thức bị khóa chiều gọi đi và sẽ bị thu hồi sau 60 ngày. Vậy bạn cần làm gì để mở lại thuê bao sau khi bị khóa số vì chưa chuẩn hóa thông tin? Hãy làm theo những hướng dẫn sau nhé.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc)

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Chiều 31/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp đồng chí Lưu Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc, đang có chuyến thăm Việt Nam.
Danh sách 12 khu vực tuyển sinh tại Hà Nội năm học 2023-2024

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh tại Hà Nội năm học 2023-2024

Giáo dục - T.Hợp - 1 giờ trước
Để phục vụ công tác tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập năm học 2023-2024, Hà Nội tổ chức 12 khu vực tuyển sinh. Thí sinh căn cứ bảng phân chia khu vực tuyển sinh để đăng ký dự tuyển theo quy định.
Mở đăng ký giải thưởng “Làng Du lịch tốt nhất” năm 2023

Mở đăng ký giải thưởng “Làng Du lịch tốt nhất” năm 2023

Du lịch - PV - 1 giờ trước
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) thông báo mở đăng ký cho giải thưởng “Làng Du lịch tốt nhất” lần thứ 3 tới các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để ngành Y tế hoàn thành sứ mệnh cao cả

Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để ngành Y tế hoàn thành sứ mệnh cao cả

Tin tức - Văn Hoa - Hương Diệp - 1 giờ trước
Đó là nhấn mạnh của Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, do Ban Cán sự đảng Bộ Y tế tổ chức.
Giữ nghề chạm bạc của đồng bào Mông ở Sa Pa

Giữ nghề chạm bạc của đồng bào Mông ở Sa Pa

Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với người dân nơi đây, trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Cuộc thi “Sáng tác về nhân vật châu Âu” sẽ nhận bài dự thi đến ngày 5/4

Cuộc thi “Sáng tác về nhân vật châu Âu” sẽ nhận bài dự thi đến ngày 5/4

Giải trí - Hồng Phúc - 1 giờ trước
“Sáng tác về nhân vật châu Âu” là cuộc thi sáng tác bằng hình thức vẽ và tạo lời cho các nhân vật châu Âu được Ban Tổ chức đề xuất. Đối tượng dự thi dành cho tất cả những người yêu văn học châu Âu trong lứa tuổi học sinh (5 - 18 tuổi). Cuộc thi nhận bài tham gia đến ngày 5/4/2023.
Cần tiếp tục rà soát, sửa đổi các quy định chưa phù hợp, tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Cần tiếp tục rà soát, sửa đổi các quy định chưa phù hợp, tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 31/3/2023 phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3 năm 2023.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bí thư Khu ủy Quảng Tây, Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bí thư Khu ủy Quảng Tây, Trung Quốc

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Ngày 31/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Lưu Ninh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Khu ủy, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
Công bố quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Công bố quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tin tức - Quỳnh Trâm - 22:21, 31/03/2023
Chiều 31/3, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Dự hội nghị có ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tin trong ngày - 31/3/2023

Tin trong ngày - 31/3/2023

Media - BDT - 20:00, 31/03/2023
Bản tin hôm nay có những thông tin chính sau: Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội làm việc tại tỉnh Lai Châu; Tổng kết Chương trình phối hợp về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ; Kiểm tra, xử nghiêm việc tập kết hàng nghìn tấn lưu huỳnh ven sông Lô; cùng các tin tức thời sự khác.