Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trồng mít Thái thế nào để có hiệu quả kinh tế cao?

Như Ý - 10:06, 03/06/2021

Mít Thái là một loại quả giàu chất dinh dưỡng như vitamin A, C, canxi, sắt, kali, ma-giê... rất có lợi cho sức khỏe người dùng. Đặc điểm nổi bật của cây mít Thái là dễ trồng, năng suất cao, đậu trái quanh năm. Từ lúc trồng đến lúc cho thu hoạch lứa đầu chỉ mất khoảng 12-15 tháng. Tuy nhiên, để trồng thành công cây mít Thái mang lại hiệu quả kinh tế cao thì bà con cần lưu ý một số kỹ thuật sau:

Mít thái là loại cây dễ trồng dễ chăm sóc và múi mọng và giòn ngọt
Mít thái là loại cây dễ trồng dễ chăm sóc và múi mọng và giòn ngọt

1. Chọn giống

Không nên nhân giống mít Thái bằng hạt vì bị lai giống và cây lâu cho trái. Nên sử dụng cây ghép có đường kính gốc ghép từ 1 – 1,5cm, cành ghép cao 20 – 30cm (kể từ vết ghép), cây khỏe mạnh, sạch bệnh nhưng phải là dòng F1 thuần chủng thì mới đảm bảo về năng suất và chất lượng. Nên chọn cây có bộ rễ phát triển mạnh; lá đang giai đoạn già; vết ghép tiếp hợp tốt.

Thời vụ và cách trồng:

Thời vụ trồng: Để cây sinh trưởng và phát triển có hiệu quả nhất, nên trồng vào đầu mùa mưa, nghĩa là từ tháng 5 đến tháng 7 dương lịch.

Khoảng cách trồng: Trước khi trồng mít Thái cần làm đất và đắp mô cao từ 50 – 70cm. Sau đó trồng cây lên mô đất. Do mít Thái có khả năng cho trái sớm nên có thể trồng theo mật độ dày, khoảng 3,5m x 3,5m hoặc 4 m x 4m. Sau khi thu hoạch mít từ 5 – 7 năm, có thể loại bỏ cây ở giữa, đảm bảo mật độ giữa các cây mít luôn thông thoáng, giúp cây phát triển và đậu trái tốt hơn.

Trồng và chăm sóc:

Cách trồng: Móc lỗ sâu và to hơn bầu cây đôi chút. Dùng dao, kéo cắt đáy bầu và cắt bỏ đuôi chuột (rễ cọc) bị xoắn lại. Đặt bầu vào lỗ đã móc sẵn và rút nhẹ túi đựng bầu ra bỏ và lấp đất lại, không làm vỡ bầu, đứt rễ. Nếu đất khô phải tưới cho cây ngay, dùng rơm, rạ, cỏ rác... đậy xung quanh bầu để giữ ẩm. Nếu cây cao, ốm yếu dùng cọc cắm cố định cho cây khỏi ngã đổ.

 Tưới nước: Tháng đầu sau khi trồng, nếu khô hạn phải tưới thường xuyên 2-3 ngày/lần. Sau đó, có thể tưới 4-5 ngày/lần. Từ năm thứ hai về sau, tưới cho cây vào giai đoạn mới bón phân và những tháng quá khô hạn. Mít Thái rất sợ úng nên vào mùa mưa lũ, phải kiểm tra kênh mương cống rãnh và có kế hoạch chống úng.

Bón phân:

+ Đối với cây 1 năm tuổi: mỗi tháng bón phân một lần bằng nước phân chuồng hoai pha tỷ lệ 1: 3 (tức 1 phần phân : 3 phần nước), tưới 10 – 15 lít/cây hoặc đạm urê 1% để tưới.

+ Cây 2 – 3 năm tuổi: mỗi cây nên bón 1,5 kg vôi bột, 30 – 50 kg phân chuồng hoai; 0,5 kg urê; 0,5 – 1 kg lân; 0,3 – 0,5 kg kali. Chia làm 4 lần để bón: sau khi thu hoạch, bắt đầu ra hoa, sau khi đậu trái 1 tháng, sau khi đậu trái 2,5 tháng.

+ Cây từ 4 năm tuổi trở lên: lượng phân tăng so với năm trước 0,5 - 1,0 kg/cây. Trong thời gian trái đạt trọng lượng tối đa sử dụng phân bón gốc Kali sulphate (K2SO4), bón mỗi gốc 400-500 g giúp trái chín tập trung, màu thịt trái vàng hơn, mùi vị thơm ngon hơn.

+ Cách bón: Xới rãnh xung quanh theo đường kính tán cây, rắc phân rồi lấp đất, tưới ẩm. Bón càng nhiều phân chuồng hoai thì mít Thái càng sai và chất lượng trái càng ngon.

Tỉa cành, tỉa trái:

Tỉa cành: Tỉa những cành sâu bệnh để cây thông thoáng nhằm tăng năng suất và mang tính thẩm mỹ. Tiến hành tỉa cành khi cây cao khoảng 1 m trở lên, cây còn nhỏ tỉa cành tạo tán 2-3 lần/năm. Cây lớn mỗi năm một lần khi thu hoạch trái xong. Cách tỉa cành mít như sau:

+ Cắt bỏ các cành gần sát mặt đất (từ 40 cm trở xuống).

+ Tỉa bỏ bớt các cành cấp 2, cấp 3... cho cây vừa đẹp vừa thoáng.

+ Giữ lại cành cấp 1 cách gốc khoảng 40 cm trở lên, chọn các cành mọc theo các hướng khác nhau, cành trên cách cành dưới khoảng 40 – 50 cm, tạo thành tầng không quá 5 cành cấp 1.

Tỉa trái: Tỉa bớt trái xấu, trái sâu bệnh, trái nhỏ và cả những trái bình thường cho mật độ trái phù hợp với từng cây.

+ Khi cây 1 năm tuổi: nên tỉa bỏ chỉ chừa một trái/lứa.

+ Năm thứ hai: để 2 trái/lứa, thu hoạch được 4 trái/năm.

+ Năm thứ ba: để 3 trái/lứa, một năm 2 lứa, sẽ được 6 trái và như thế tăng số trái/cây theo từng năm tuổi.

Thu hoạch:

Thu trái chín khi đã thơm, từ 90 – 120 ngày sau khi trổ hoa. Trái mít già, các gai nở căng, chuyển từ màu xanh sang màu xanh vàng hoặc nâu nhạt, mủ lỏng và trong, vỗ kêu bồm bộp. Mít Thái tự chín ở nhiệt độ bình thường, trái mít có thể để lâu trong 6 tuần ở nhiệt độ 11 – 130C, nếu điều kiện bình thường thì để được 7 – 10 ngày./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đoàn học sinh tỉnh Gia Lai đạt Huy chương Vàng cuộc thi Công nghệ trẻ châu Á

Đoàn học sinh tỉnh Gia Lai đạt Huy chương Vàng cuộc thi Công nghệ trẻ châu Á

Tham gia cuộc thi Công nghệ trẻ châu Á - Youth Tech Asia Challenge (YTAC 2025) được tổ chức tại Malaysia, Đoàn học sinh Việt Nam xuất sắc đem về 2 Huy chương Vàng và 2 Huy chương Bạc. Trong đó, nhóm học sinh đến từ Trường THPT Chi Lăng (tỉnh Gia Lai) đạt một Huy chương Vàng và nhóm học sinh đến từ Trường Tiểu học - THCS - THPT Sao Việt (Gia Lai) đạt một Huy chương Bạc.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Tân Trào

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Tân Trào

Thời sự - Thanh Huyền - 19:04, 18/03/2025
Ngày 18/3, trong không khí cả nước đang sôi nổi thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) và hướng đến kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946 – 6/1/2026), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn công tác đã dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các bậc tiền bối cách mạng tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Bắc Bộ tiếp tục rét, vùng núi có nơi dưới 10 độ C

Bắc Bộ tiếp tục rét, vùng núi có nơi dưới 10 độ C

Tin tức - Anh Trúc - 16:56, 18/03/2025
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Huế trời tiếp tục rét, vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại. Khu vực từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to.
Chương trình MTQG 1719 mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ DTTS ở Quảng Trị

Chương trình MTQG 1719 mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ DTTS ở Quảng Trị

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 16:53, 18/03/2025
Sau gần 4 năm triển khai Dự án 8, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Trị đã triển khai có hiệu quả những nội dung, chỉ tiêu cốt lõi. Qua đó, mở ra nhiều cơ hội giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh trên hành trình mới

Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh trên hành trình mới

Dân tộc - Tôn giáo - Tào Đạt - 16:04, 18/03/2025
Thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/3/2025, Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh đã được thành lập và chính thức đi vào hoạt động. "Khi 2 lĩnh vực dân tộc và tôn giáo "về chung một nhà" sẽ tạo thuận lợi trong công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực dân tộc và tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt với địa bàn TP. Hồ Chí Minh - nơi có 53 DTTS cùng sinh sống và hàng triệu tín đồ", ông Nguyễn Duy Tân, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh chia sẻ
Vị Xuyên (Hà Giang): Nhiều giải pháp hiệu quả giảm nghèo bền vững

Vị Xuyên (Hà Giang): Nhiều giải pháp hiệu quả giảm nghèo bền vững

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 16:02, 18/03/2025
Những năm qua, từ nguồn lực của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đã chú trọng tạo sinh kế, giải quyết việc làm giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.
Linh thiêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Linh thiêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Linh thiêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa. Ngôi cổ tự ở Bắc Ninh. Tiềm năng du lịch cộng đồng ở Bàu Ếch. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hơn 560 doanh nghiệp đạt chứng nhận Việt Nam chất lượng cao 2025

Hơn 560 doanh nghiệp đạt chứng nhận Việt Nam chất lượng cao 2025

Kinh tế - Minh Nhật - 16:00, 18/03/2025
Các doanh nghiệp đạt nhãn hiệu chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao 2025, đóng góp ngân sách gần 170.000 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho gần 250.000 lao động.

"Điểm tựa" ở vùng cao Quảng Nam

Người có uy tín - T.Nhân - H.Trường - 15:55, 18/03/2025
Không chỉ giữ vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến với người dân, thời gian qua lực lượng Người có uy tín ở các huyện miền cao Quảng Nam không ngừng tăng gia sản xuất, tiên phong trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ bà con cùng cải thiện sinh kế.
Thanh Hóa: Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận tỉnh dịp lễ Thánh Quan Thầy

Thanh Hóa: Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận tỉnh dịp lễ Thánh Quan Thầy

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Quỳnh Trâm - 15:52, 18/03/2025
Ngày 18/3, lãnh đạo Sở Dân tộc và Tôn giáo, Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa đã đến chúc mừng Tòa Giám mục nhân dịp Lễ Thánh Quan Thầy Giáo phận Thanh Hóa năm 2025. Tiếp đoàn có Đức Giám mục Giáo phận Thanh Hóa Nguyễn Đức Cường và các vị linh mục.
Kiến trúc độc đáo của Tòa thánh Tây Ninh

Kiến trúc độc đáo của Tòa thánh Tây Ninh

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 15:50, 18/03/2025
Tọa lạc tại đường Phạm Hộ Pháp, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cách TP. Tây Ninh khoảng 5km về phía Đông Nam và cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 100km về phía Tây, Tòa thánh Tây Ninh là nơi diễn ra những hoạt động tôn giáo quan trọng, nơi các tín đồ của đạo Cao Đài đến hành hương, thực hiện các nghi lễ trang trọng.
Sắc màu dân tộc trong Lễ hội Quán Thế Âm ở Đà Nẵng

Sắc màu dân tộc trong Lễ hội Quán Thế Âm ở Đà Nẵng

Sắc màu 54 - Minh Ngọc - 15:49, 18/03/2025
Lễ hội Quán Thế Âm là một trong những sự kiện văn hóa, tôn giáo lớn của Đà Nẵng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Với những hoạt động phong phú, lễ hội không chỉ là nơi để người dân chiêm bái, cầu an mà còn là dịp quảng bá giá trị văn hóa đặc trưng của vùng đất Ngũ Hành Sơn.