Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang sức bằng lông chim của các tộc người ở Malaysia

Tấn Vịnh - 17:07, 17/08/2021

Nhiều loài chim sinh sống ở vùng nhiệt đới thường có bộ lông sặc sỡ. Con người sớm biết khai thác lông các loài chim để làm đồ trang sức, mũ, nón, trang trí nội thất. Các tộc người ở vùng Đông Nam Á lục địa và hải đảo đều có tập quán trang sức bằng lông chim, tiêu biểu nhất là những thổ dân sinh sống ở đảo và bán đảo Malaysia.

Trang phục lông chim của nam giới dân tộc Murut, vùng Sabah, đảo Borneo, Malaysia
Trang phục lông chim của nam giới dân tộc Murut, vùng Sabah, đảo Borneo, Malaysia

Lông chim dùng làm đồ trang sức chủ yếu là lông ống mọc ở trên cánh và đuôi của con chim. Lông ống dài, cứng và mượt rất dễ làm đồ trang sức. Lông ống giúp chim điều khiển hướng và tốc độ bay và hạ cánh. Tùy theo từng loại chim mà có loại lông ống dài ngắn khắc nhau. Người ta lấy nguyên chiếc lông ống kết lại thành chùm hoặc lấy một chiếc lông ống gắn trên vành, đai bằng tre, mây hoặc bằng kim loại, nhựa. 

Phụ nữ dân tộc Ulu vùng Sarawak, đảo Borneo, Malaysia với trang sức lông chim sau gáy
Phụ nữ dân tộc Ulu vùng Sarawak, đảo Borneo, Malaysia với trang sức lông chim sau gáy

Trang sức lông chim thường xuất hiện trong các lễ hội của các tộc người. Người xưa thích trang sức lông chim là do bản thân vẻ đẹp phất phơ trước gió và rực rỡ sắc màu của nó. Theo quan niệm của nhiều tộc người, lông chim tượng trưng cho chiến thắng và quyền lực. Chẳng những đàn ông mang trang sức lông chim mà các cô gái thổ dân ở Nam Đảo đều sử dụng loại hình trang sức có nguồn gốc từ thiên nhiên này. Đó là một loại hình trang sức lâu đời nhất của thổ dân, các dân tộc thiểu số. Các thổ dân sinh sống ở đảo Borneo đều sử dụng phổ biến hình thức trang sức lông chim và hóa trang trên cơ thể. Các dân tộc như Marut, Orang Ulu sinh sống ở vùng Sarawak, Sabah thuộc đảo Borneo, hòn đảo lớn nhất thuộc một phần lãnh thổ của Malaysia đều có tập quán trang sức bằng lông chim.

Tập quán trang sức lông chim của các thổ dân Nam Đảo có nét tương đồng với các dân tộc vùng Trường Sơn - Tây Nguyên. Đồng bào thường chọn lựa những chiếc đuôi lông vũ đẹp như chim công, chim trĩ gắn vào vòng tre hoặc khâu vào dây buộc tóc rồi đeo lên trước trán. Đây cũng là một lối phục sức rất cổ, mang đậm dấu ấn văn hóa Đông Sơn còn được bảo lưu cho đến ngày nay.

Trang sức lông chim của dân tộc Marut, vùng Sabah, đảo Borneo, Malaysia
Trang sức lông chim của dân tộc Marut, vùng Sabah, đảo Borneo, Malaysia

Trang sức lông chim là hình thức hóa trang độc đáo của các thổ dân vùng Nam Đảo nói chung, vùng đảo Borneo, bán đảo Malaysia nói riêng. Họ mặc những bộ trang phục vỏ cây, lông thú, tấm thổ cẩm dệt bằng tay đầy ắp sắc màu, đeo trang sức lông chim, nanh thú, trên mặt, bắp chân, cổ tay vẽ nhưng hoa văn kỳ thú, bí ẩn... 

Ngày nay, tập quán trang sức này không còn hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của các cư dân. Tuy nhiên, đây là một di sản đặc sắc được các tộc người phát huy trong các sinh hoạt lễ hội, trình diễn nghệ thuật, hoạt động du lịch. Các thí sinh sự thi hoa hậu thế giới, hoa hậu hữu nghị Asean đến từ vùng Nam Đảo, khi giới thiệu trang phục truyền thống dân tộc đều làm khán giả mê mẩn với bộ trang sức lông chim. Các lễ hội đường phố gần đây được tổ chức ở một số nước Đông Nam Á, trang sức lông chim đã làm nên một sắc màu ấn tượng về văn hóa truyền thống của các tộc người.

Trang sức lông chim của nam giới dân tộc Orang Ulu, vùng Sarawak, đảo Borneo, Malaysia
Trang sức lông chim của nam giới dân tộc Orang Ulu, vùng Sarawak, đảo Borneo, Malaysia

Di sản thời trang chính là tài nguyên của các quốc gia hải đảo. Du khách đến với đất nước Malaysia vào mùa lễ hội truyền thống, các điểm du lịch nổi tiếng sẽ được chiêm ngưỡng những bộ trang phục truyền thống, trang sức làm bằng nhiều chất liệu như lông chim, nanh thú thể hiện nét hoang sơ, gần gũi với thiên nhiên của các tộc người của đất nước Malaysia.

Thí sinh Koh Ying Theng đến từ Makaysia dự thi Hoa hậu Hữu nghị ASEAN năm 2017 với chiếc mũ lông chim và bộ trang phục truyền thống
Thí sinh Koh Ying Theng đến từ Makaysia dự thi Hoa hậu Hữu nghị ASEAN năm 2017 với chiếc mũ lông chim và bộ trang phục truyền thống
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quy trình kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm

Quy trình kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm

Những năm gần đây, nghề nuôi cá tra đã trở thành một trong những đối tượng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, góp phần lớn trong việc cải thiện đời sống cho bà con. Tuy nhiên với môi trường nước ngày càng ô nhiễm, con giống suy thoái về chất lượng… dẫn đến giá thành sản xuất tăng cao, giảm lợi nhuận của người nuôi. Sau đây là quy trình kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao mời bà con tham khảo.
Tin nổi bật trang chủ
Cần cẩn trọng trong việc khai thác chất liệu văn hóa các DTTS

Cần cẩn trọng trong việc khai thác chất liệu văn hóa các DTTS

Trong những năm gần đây, các giá trị truyền thống, văn hóa của cộng đồng các dân DTTS ở nước ta ngày càng được quan tâm, khai thác và phát huy trong nhiều lĩnh vực của đời sống, đặc biệt trong thời kỳ bùng nổ của Internet và mạng xã hội. Tuy nhiên, việc thiếu cẩn trọng trong nghiên cứu các chất liệu thuộc về giá trị truyền thống, văn hóa của cộng đồng các DTTS đã khiến nhiều tổ chức và cá nhân rơi vào những tranh cãi không đáng có.
Quy trình kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm

Quy trình kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm

Bạn của nhà nông - Như Ý - 21:29, 30/05/2023
Những năm gần đây, nghề nuôi cá tra đã trở thành một trong những đối tượng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, góp phần lớn trong việc cải thiện đời sống cho bà con. Tuy nhiên với môi trường nước ngày càng ô nhiễm, con giống suy thoái về chất lượng… dẫn đến giá thành sản xuất tăng cao, giảm lợi nhuận của người nuôi. Sau đây là quy trình kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao mời bà con tham khảo.
Ninh Thuận sẵn sàng cho Lễ hội Nho - Vang và đón bằng UNESCO

Ninh Thuận sẵn sàng cho Lễ hội Nho - Vang và đón bằng UNESCO

Trang địa phương - PV - 21:25, 30/05/2023
Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh Nghệ thuật làm gốm của người Chăm và Lễ hội Nho - Vang năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 13 - 18/6 tại Ninh Thuận.
Thái Nguyên: Cơ hội cho trẻ em DTTS sống tại vùng đặc biệt khó khăn được đến nhà trẻ

Thái Nguyên: Cơ hội cho trẻ em DTTS sống tại vùng đặc biệt khó khăn được đến nhà trẻ

Xã hội - Trí Phương - 21:18, 30/05/2023
Ngày 30/5, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh về quy định chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa và học phí đối với trẻ em nhà trẻ (trẻ từ 3 - 36 tháng tuổi) trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập thuộc tỉnh Thái Nguyên quản lý.
Quảng Ninh: Đạt chuẩn phổ cập giáo dục xóa mù chữ mức độ 2

Quảng Ninh: Đạt chuẩn phổ cập giáo dục xóa mù chữ mức độ 2

Giáo dục - Mỹ Dung - 21:16, 30/05/2023
Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) vừa ban hành Quyết định số 1510/QĐ-BGDĐT về việc công nhận tỉnh Quảng Ninh đạt chuẩn xóamù chữ mức độ 2, năm 2022.
Tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc đợt I - năm 2023 tại An Giang

Tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc đợt I - năm 2023 tại An Giang

Giải trí - Anh Trúc - 20:45, 30/05/2023
Hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với tỉnh An Giang tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc đợt I - năm 2023 tại Tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Xuất phát từ tín ngưỡng đa thần, Then Kin Pang là lễ hội không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Thái trắng ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu được tổ chức vào 10/3 Âm lịch hằng năm. Trong đó nghi lễ cúng then là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa và diễn xướng... đã góp phần gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền của người Thái ở Lai Châu.
Tin trong ngày - 30/5/2023

Tin trong ngày - 30/5/2023

Media - BDT - 20:00, 30/05/2023
Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp mặt đoàn đại biểu người có công tỉnh Vĩnh Long; Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Hội đồng Quốc gia Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia; cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gia Lai: Tặng Bằng khen cho 50 gương tiêu biểu “Tuổi trẻ sáng tạo”

Gia Lai: Tặng Bằng khen cho 50 gương tiêu biểu “Tuổi trẻ sáng tạo”

Gương sáng - Ngọc Thu - 19:25, 30/05/2023
Chiều 30/5, Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai đã tổ chức Liên hoan “Tuổi trẻ sáng tạo”, diễn đàn “Phát huy tài năng trẻ” và hoạt động đồng hành cùng thanh niên công nhân năm 2023 tại Công ty TNHH Một thành viên Cao su Chư Păh (tỉnh Gia Lai).
Kon Tum: Tập huấn quy trình sản xuất Sâm Ngọc Linh cho đồng bào Xơ Đăng

Kon Tum: Tập huấn quy trình sản xuất Sâm Ngọc Linh cho đồng bào Xơ Đăng

Kinh tế - P.Nguyên - T.Nhân - 18:40, 30/05/2023
Ngày 30/5, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum) đã tổ chức lớp tập huấn Quy trình sản xuất Sâm Ngọc Linh cho hơn 40 hộ đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông.
Biên Hòa (Đồng Nai): Nhiều cơ sở y tế bị khám xét do nghi ngờ hành vi trục lợi bảo hiểm

Biên Hòa (Đồng Nai): Nhiều cơ sở y tế bị khám xét do nghi ngờ hành vi trục lợi bảo hiểm

Pháp luật - Lê Vũ - 18:15, 30/05/2023
Ngày 30/5, Công an Tp. Biên Hòa (Đồng Nai) cho biết, đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ liên quan khám xét khoảng 10 cơ sở y tế tại nhiều phường, xã trên địa bàn, để làm rõ hành vi trục lợi bảo hiểm xã hội.
Đắk Lắk: Ghi nhận bệnh nhi đầu tiên tử vong do bệnh chân tay miệng

Đắk Lắk: Ghi nhận bệnh nhi đầu tiên tử vong do bệnh chân tay miệng

Sức khỏe - Hoàng Thùy - 18:05, 30/05/2023
Chiều 30/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk thông tin, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận 1 trường hợp bệnh nhi tử vong do bệnh tay chân miệng. Bệnh nhân là T.H.A (nam, SN 2022) trú tại Tổ dân phố 1, phường Thiện An, thị xã Buôn Hồ.