Ông Lèo Văn Hiệp - Chủ tịch UBND huyện Tràng Định, phát biểu khai mạc Lễ hộiTham dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh; lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tràng Định cùng đông đảo Nhân dân, du khách gần xa.
Lễ hội Bủng Kham có từ xa xưa và được tổ chức tại cánh đồng trước thôn Nà Phái, xã Đại Đồng (nay là khu Nà Phái, thị trấn Thất Khê). Lễ hội nhằm tưởng nhớ công ơn của các vị Thần Nông, Thần Thổ địa và các vị Thần Tiên (các nàng Tiên) đã bảo vệ cuộc sống thường ngày và sản xuất nông nghiệp của Nhân dân. Do vậy, hằng năm cứ đến ngày 12 tháng Giêng, Nhân dân trong vùng lại tưng bừng tổ chức Lễ hội Bủng Kham, quy tụ người dân ở 17 thôn về dự hội, dâng lên các vị thần linh những hương hoa, sản vật và tổ chức các trò chơi dân gian.
Các đại biểu tham dự Lễ hộiLễ hội chứa đựng khát vọng, mong muốn của Nhân dân cầu cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mùa màng bội thu… Năm 2015, Lễ hội Lồng Thồng Bủng Kham đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
Phát biểu khai mạc Lễ hội, ông Lèo Văn Hiệp - Chủ tịch UBND huyện Tràng Định, nhấn mạnh: Lễ hội Lồng thồng Bủng Kham là sự kiện văn hóa có ý nghĩa to lớn, là niềm vinh dự và tự hào của chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Tràng Định. Đây cũng là một trong những lễ hội vô cùng đặc sắc của tỉnh Lạng Sơn, giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng gắn liền với sản xuất nông nghiệp, mang theo ước nguyện của đồng bào các dân tộc cầu mong một năm mưa thuận, gió hòa, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.
Biểu diễn sư tử mèo tại Lễ hộiBản sắc văn hóa trong Lễ hội Lồng Thồng Bủng Kham đã và đang được duy trì, thực hành, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành một sản phẩm văn hóa - du lịch độc đáo được tổ chức thường niên, một điểm nhấn trong hành trình nhớ về nguồn cội của vùng đất Thất Khê - Tràng Định giàu đẹp.
Tại Lễ hội các đại biểu đã được thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc, màn múa sư tử mèo đậm đà bản sắc dân tộc truyền thống, mừng Xuân mới, ca ngợi Đảng quang vinh, do các câu lạc bộ đàn hát dân ca và đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện biểu diễn.
Biểu diễn hát Then, đàn Tính tại Lễ hộiNgay sau tiếng trống khai hội, lãnh đạo UBND thị trấn Thất Khê đã chủ trì lễ tế các vị thần; các đại biểu đã dâng hương tưởng nhớ công ơn của các vị thần, đồng thời, tham quan các mâm cỗ, gian hàng trưng bày các sản phẩm tiêu biểu, trưng bày ảnh “Tràng Định xưa và nay” và không gian trình diễn, tái hiện một số công đoạn trong quy trình chế biến, sản xuất các sản phẩm truyền thống của đồng bào dân tộc địa phương như quay vịt; giã bánh giày; chao, ngào đường, đóng gói khẩu Sli, bánh phồng; gói bánh chưng Tày, tham gia lễ cấy xuống đồng.
Trong khuôn khổ Lễ hội còn diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc, như: Lễ cày xuống đồng; biểu diễn giao lưu văn nghệ, hát Sli, then cổ, hát lượn, hát quan làng, hát cò lẩu; thi mâm cỗ đẹp, trình diễn và thi đội hình đẹp; giao lưu, thi đấu thể thao truyền thống; giao lưu văn nghệ giữa các thôn, khu phố, câu lạc bộ... Lễ hội đã thu hút hàng nghìn lượt khách đến vui chơi, tham gia trải nghiệm.
Trình diễn trang phục dân tộc tại Lễ hộiLễ hội được tổ chức góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn thị trấn Thất Khê nói riêng và huyện Tràng Định nói chung, từng bước xây dựng lễ hội Lồng Thồng Bủng Kham trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện. Qua đó, tiếp tục khơi dậy, khai thác tiềm năng, thế mạnh về văn hóa, du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào các dân tộc địa phương.
Trước đó, các đại biểu đã dâng hương tưởng niệm tại Bia tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ, khu Nà Phái, thị trấn Thất Khê.
Một số hình ảnh tại Lễ hội
Các đại biểu tham dự Lễ hội
Các đại biểu tham quan các mâm lễ tại Lễ hội![Tiết mục biểu diễn văn nghệ tại Lễ hội Tiết mục biểu diễn văn nghệ tại Lễ hội](https://images.baodantoc.vn/uploads/2025/Thang-2/Ngay-9/1727940409650/img4551.jpg)
Lãnh đạo huyện Tràng Định và các đại biểu xuống đồng cấy lúa
Gian hàng trưng bày các sản phẩm đặc trưng của huyện Tràng Định