Ngày 29/7, Tỉnh ủy An Giang tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “An Giang 190 năm hình thành và phát triển (1832 - 2022)”. Tham gia Hội thảo có các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý trên nhiều lĩnh vực, đến từ các viện, trường và trung tâm nghiên cứu trên toàn quốc.
Thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung, đã liên tiếp xảy ra các vụ phá rừng quy mô lớn, phức tạp, mục đích lấn chiếm đất sản xuất nông nghiệp hoặc rao bán nhằm thu lợi bất chính.
Đến nay đời sống đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Thuận được nâng lên rõ rệt, nhờ sự quan tâm của các cấp, ngành, trong đó nổi rõ là chính sách đầu tư ứng trước.
Người dân đã được giao đất rừng từ rất lâu, có người đã đầu tư lớn để làm ăn, nay rất khốn khổ vì chính quyền đã lập quy hoạch chuyển sang rừng phòng hộ, mà họ không hề hay biết.
Nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trên các lĩnh vực giữa khu vực đồng bằng, thành thị với vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào DTTS, một trong những giải pháp đang được các xã miền núi, vùng đồng DTTS tỉnh Vĩnh Phúc triển khai là quan tâm đầu tư phát triển giáo dục, chú trọng công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Chia sẻ khó khăn với bà con trong mùa nắng hạn, các nhóm thiện nguyện đã về các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS tỉnh Phú Yên để trao 11 tấn gạo, 1.100 thùng mì, nhu yếu phẩm, vở tập, sách giáo khoa và 110 triệu đồng tiền mặt… Hoạt động nhân đạo này đã mang lại niềm vui cho rất nhiều người dân.
Nhận thấy ở địa phương có lợi thế về trồng rau các loại, chàng trai người Nùng ở thôn Bó Lách, xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã quyết định về quê khởi nghiệp từ việc trồng rau sạch. Mùa nào thức nấy, vườn rau sạch của Lâm Đình Trọng cho thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm.
Xác định già làng, trưởng bản là những người am hiểu đời sống địa phương, được Nhân dân tin tưởng và giữ vai trò quan trọng ở các cộng đồng dân cư khu vực biên giới. Những năm qua, tỉnh Điện Biên đã dựa vào những “cột mốc sống” nơi biên giới này để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo vệ đường biên cột mốc, góp phần bảo vệ bình yên trên vùng biên giới.
Tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, hàng trăm điểm kinh doanh tại các khu chợ được đầu tư xây dựng vẫn đang để không, dù các chợ này đều được xây dựng tại các điểm thuận lợi, trung tâm của thành phố; điều này đã và đang gây lãng phí tài nguyên đất "vàng" của Nhà nước, nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp.
Trong giai đoạn 2010 - 2021, toàn huyện có trên 40 Người có uy tín đảm nhiệm các chức danh chủ chốt của thôn, khóm; 20 Người có uy tín là đại biểu HĐND cấp xã, thị trấn.
Trong những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Hoà Bình đã phát huy vai trò nòng cốt trong công tác bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở. Họ là những tấm gương sáng, mẫu mực, góp phần xây dựng thế trận an ninh Nhân dân vững chắc ở vùng đồng bào DTTS.
Thời gian qua, cùng với tình trạng sốt đất ở các địa phương trong tỉnh Khánh Hòa, là tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng diễn ra thường xuyên. Nguyên nhân là do đồng bào ở miền núi thiếu đất sản xuất, cuộc sống khó khăn, bị các đối tượng xấu lợi dụng, lôi kéo phá rừng. Tình trạng này kéo dài, dai dẳng nhiều năm, các ngành chức năng cũng đã đưa ra nhiều giải pháp, nhưng vẫn chưa thực sự giải quyết hiệu quả.
Nhờ thực hiện tốt chiến lược công tác dân tộc, ưu tiên nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn xã hội hóa, cũng như các chương trình hỗ trợ từ Trung ương, mà chính sách giảm nghèo vùng đồng bào DTTS ở Bình Phước đã đạt những kết quả tích cực. Tuy nhiên, về lâu dài, các chính sách cần đi vào thực chất hơn và có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các sở, ngành liên quan trong việc chủ động thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công.
Chăn thả, nuôi nhốt trâu, bò xung quanh nơi ở là tập quán lâu đời của các hộ đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Lộc Ninh (Bình Phước). Thời gian qua, huyện đã tập trung tuyên truyền, hỗ trợ nguồn lực, triển khai di dời chuồng trại ra xa nơi ở, khu dân cư trong vùng đồng bào DTTS. Qua quá trình thực hiện cho thấy hiệu quả rõ nét khi ý thức của người dân được nâng lên.
Huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) có hơn 94.000 dân, trong đó có gần 50% là đồng bào DTTS, gồm các dân tộc Kinh, Bru Vân Kiều và người Pa Kô (nhóm địa phương thuộc dân tộc Tà Ôi) sinh sống trên địa bàn 21 xã, thị trấn, tập trung chủ yếu ở 14 xã đặc biệt khó khăn.
Từng là “điểm nóng” về xung đột, tranh chấp đất rừng đến đổ máu, nhưng nay cuộc sống của người dân ở tiểu khu 1500 và 1504 xã Quảng Trực, Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông đã hoàn toàn đổi khác. Người dân liên kết với doanh nghiệp, chính quyền cùng quản lý, bảo vệ rừng, cuộc sống ngày càng ổn định và màu xanh của rừng đã ngày một xanh hơn.
Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” đã đến với chị em vùng cao, khi họ đào tạo năng lực khởi nghiệp, kết nối thị trường, xây dựng thương hiệu và hỗ trợ vốn vay... Từ đó, xuất hiện mô hình phụ nữ DTTS biết tính toán làm ăn và giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động.
Từ khi được bầu làm Người có uy tín của cộng đồng người Chăm ở xã Bình Sơn, huyện Long Thành (Đồng Nai), ông Đô Hô Sên đã tìm cách bảo tồn và gìn giữ chữ viết của dân tộc bằng cách mở lớp dạy chữ Chăm cho các em nhỏ.
Việc triển khai các giải pháp đồng bộ, quyết liệt trong việc huy động, lồng ghép và sử dụng hiệu quả nguồn vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia tại tỉnh Phú Thọ đã góp phần phát triển KT-XH, nâng cao đời sống của người dân, từng bước giảm nghèo bền vững, đặc biệt đã thay đổi căn bản diện mạo khu vực nông thôn, miền núi, vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống.
Trên cơ sở những kết quả tích cực đạt được trong giai đoạn 1, UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2 Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng 2025”.