Theo quy định, những tàu cá có công suất dưới 20CV, hoặc những phương tiện phát sinh ngoài quy hoạch, hành nghề sát hại nguồn lợi biển cao như cào, te… bị cấm không cho khai thác tại vùng biển ven bờ. Tuy nhiên, việc quản lý các trường hợp này tại Cà Mau đang gặp phải nhiều khó khăn, do đối tượng khai thác hình thức này, hầu hết là những trường hợp hoàn cảnh nghèo khó, không đất sản xuất, bám víu vào biển để mưu sinh.
Một thời gian dài, người dân khu vực mỏ vàng Hòn Mò O, xã Đức Bình Tây, huyện Sông Hinh (Phú Yên) bất an vì nạn khai thác vàng. Sau nhiều nỗ lực của các cấp ngành, khu vực này đã bình yên, không còn dấu chân của “vàng tặc”. Tuy nhiên mới đây, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu khoáng sản Duy Tân lại có đơn xin phép UBND tỉnh Phú Yên khai thác lại mỏ vàng này. Chính quyền địa phương và người dân đang lo lắng về những hệ lụy có thể xảy ra.
Trong thời gian qua, Báo Dân tộc và Phát triển cùng nhiều cơ quan báo chí đã phản ánh hiện tượng mua bán rễ tiêu chết không rõ nguyên nhân ở Gia Lai. Theo đó, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Gia Lai đã gửi báo cáo đến UBND tỉnh Gia Lai về vấn đề này.
Dự án bố trí sắp xếp tái định cư (TĐC) biên giới ven sông Hồng ra khỏi vùng sạt lở huyện Bát Xát được UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt điều chỉnh bổ sung năm 2017 với tổng mức đầu tư trên 240 tỷ đồng. Theo đó, thời gian hoàn thành muộn nhất của các gói thầu là vào ngày 30/7/2018. Tuy nhiên, đến thời điểm này còn rất nhiều hạng mục chưa được nhà thầu thi công xong, khiến cho các hộ dân chưa thể di chuyển về nơi ở mới.
Theo thông tin từ Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm nay, đỉnh lũ ở đầu nguồn sông Cửu Long ở trên mức báo động 2, tương đương đỉnh lũ trung bình nhiều năm, nhưng thời gian xuất hiện đỉnh lũ sớm và phức tạp hơn. Đặc biệt, năm nay người dân khu vực này cần nâng cao cảnh giác với áp thấp và bão.
Thuốc bảo vệ thực vật được sản xuất nhằm đảm bảo cho người nông dân phát triển nông nghiệp tốt hơn, và mục tiêu cuối cùng vẫn là nâng cao đời sống của con người. Thế nhưng, khi loại thuốc này đang có những tác dụng ngược, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, thì chúng ta cần phải xem xét lại.
Mặc dù tỉnh Bình Định đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, nhưng việc thu hút bác sĩ về công tác tại các cơ sở y tế không đạt được kết quả như mong muốn. Ðiều này khiến nhiều trung tâm y tế (TTYT), bệnh viện tuyến huyện luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu bác sĩ, nhất là các cơ sở y tế ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Trong các số trước, Báo Dân tộc và Phát triển nhiều lần đăng tải vụ việc “Người dân sống bấp bênh sau 12 năm nhường đất cho nhà máy”. Các bài viết tập trung phản ánh 28 hộ dân đồng bào Thái đã nhường đất cho dự án Nhà máy xi măng Công Thanh tại thôn Tam Sơn, xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) nhưng đến nay chưa được sổ đỏ khu tái định. Việc chưa được cấp sổ đỏ đang gây rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân khi họ cần tín chấp hay giao dịch bằng sổ đỏ để phát triển kinh tế.
Năm 2014, UBND huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An đã triển khai thu hồi hơn 90ha đất lâm nghiệp ở Khe Bấn cấp sai đối tượng theo Nghị định 163/CP để giao cho 32 hộ nghèo thuộc bản Lè, xã Châu Hội. Tuy nhiên, điều đáng nói là, cùng với chủ trương trên, chính quyền huyện lại “bật đèn xanh” cho các hộ bị thu hồi có thể đến UBND xã nơi có đất để đăng ký, làm thủ tục tiếp tục… đăng ký thuê đất nếu có nhu cầu sử dụng. Điều này đồng nghĩa với việc đất cấp sai đối tượng không được giao trả còn dân nghèo thì mòn mỏi chờ đợi.
Theo phản ánh của người dân, dưới danh nghĩa nạo vét bãi bồi Bái Thượng, xã Thọ Thanh, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Thanh Tuấn đứng chân trên địa bàn huyện đã cho tàu hút cát trái phép. Hiện tượng này đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới người dân cũng như an toàn hồ đập.
Dự án Kho cảng xăng dầu, kho bãi tổng hợp Bình An, tỉnh Bình Định do Công ty cổ phần Xăng dầu Bình An làm chủ chưa có thiết kế, chưa được các ngành chức năng phê duyệt. Thế nhưng, thời gian qua, Công ty này đã ngang nhiên tiến hành thi công đổ đất, đá, xà bần lấp đầm Thị Nại tại khu vực Cầu Đen (phường Thị Nại, TP. Quy Nhơn), gây bức xúc trong dư luận.
Từ đầu năm 2018 đến nay, thiên tai đã làm 110 người chết và mất tích, 82 người bị thương, tổng thiệt hại về kinh tế gần 3.600 tỷ đồng và chịu ảnh hưởng nhiều nhất là khu vực miền núi phía Bắc…
Nhằm tạo điều kiện cho các hợp tác xã (HTX) phát triển, những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu tiên, đặc biệt là chính sách thuế. Tuy nhiên, tại tỉnh Phú Yên, nhiều HTX vẫn chưa được thụ hưởng.
Cơn bão Sơn Tinh (bão số 3) vừa quét qua địa bàn Thanh Hóa khiến nhiều vùng miền núi bị sạt lở nghiêm trọng. May mắn, đợt mưa lũ này, huyện Mường Lát, do địa thế ở nơi cao nhất của Thanh Hóa nên không bị ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, người dân nơi đây vẫn luôn thấp thỏm, lo lắng về thiên tai.
Những năm qua, tỉnh Quảng Ngãi đã bỏ ra hơn 400 tỷ đồng đầu tư gần 500 công trình nước sinh hoạt nông thôn. Tuy nhiên, nghịch lý là một nửa trong số đó vừa “sinh” đã “tử”, hoạt động kém hiệu quả hoặc phải “đắp chiếu”, gây lãng phí nguồn vốn.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 102/2018/NĐ-CP quy định chế độ hỗ trợ và một số chế độ đãi ngộ khác đối với người Việt Nam có công với cách mạng, người tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đang định cư ở nước ngoài.
Theo thông tin từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) tỉnh Kon Tum, từ 2011 đến nay, trên địa bàn có tới 8 nhà máy thủy điện nợ tiền dịch vụ môi trường rừng. Tổng số tiến mà các nhà máy này nợ là hơn 11 tỷ đồng và lãi chậm nộp.
Đồng muối Sa Huỳnh (huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) là vựa muối nổi tiếng bậc nhất miền Trung, gắn liền với lịch sử, văn hóa, truyền thống và con người địa phương. Tuy nhiên gần đây, người dân đang lo ngại về sinh kế của mình khi bị thu hồi 10ha đồng muối để xây dựng Dự án khu dân cư kết hợp chỉnh trang đô thị Sa Huỳnh.
Ngày 20/7, tất cả các Trạm BOT giao thông sẽ phải chuyển đổi từ “Trạm thu giá” về lại tên cũ là “Trạm thu phí” theo yêu cầu của Tổng cục Đường bộ. Không chỉ vậy, tất tần tật những gì liên quan đến từ “giá” đều phải chuyển về từ “phí”.
Năm 2014, dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch tại xã Đồng Tuyển, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai được triển khai thi công. Tuy nhiên, đến nay đã hơn 3 năm nhưng vẫn chưa có giọt nước nào.