Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tráng A Chu làm du lịch

PV - 08:53, 27/04/2019

Với phương châm phát triển du lịch nhưng không làm mất đi cảnh sắc thiên nhiên, văn hóa của dân tộc, anh Tráng A Chu, dân tộc Mông ở bản Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ (Sơn La) không chỉ làm thay đổi cuộc sống gia đình mình, mà còn góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa của cả cộng đồng. Anh không chỉ khởi nghiệp thành công mà còn tạo việc làm cho người dân trong bản.

Tráng A Chu (thứ 3, từ phải sang) nhận giải thưởng Du lịch ASEAN 2019 cho những thành phố, điểm đến, khách sạn, doanh nghiệp du lịch xuất sắc của ASEAN. (Ảnh Tư liệu) Tráng A Chu (thứ 3, từ phải sang) nhận giải thưởng Du lịch ASEAN 2019 cho những thành phố, điểm đến, khách sạn, doanh nghiệp du lịch xuất sắc của ASEAN. (Ảnh Tư liệu)

Từng theo học ngành Công nghệ thực phẩm, sau khi ra trường, Tráng A Chu đi làm thuê cho một vài nhà hàng ở địa phương, nhưng cuộc sống vẫn bấp bênh, không ổn định, phải dựa vào nương rẫy là chính. Với sự nhanh nhạy, nhìn ra được tiềm năng từ hướng phát triển du lịch của Mộc Châu, Vân Hồ, ngay khi huyện Vân Hồ thành lập năm 2013, anh Chu và vợ bắt đầu mở cửa hàng chế biến các món ăn dân tộc phục vụ du khách ngay tại nhà mình.

Trước thực tế có nhiều khách ở xa cất công đến thưởng thức món ăn, muốn ngủ nghỉ lại không có chỗ, cuối năm 2014 anh Chu lại bàn với vợ mạnh dạn vay quỹ tín dụng nông trường Mộc Châu và người thân, bạn bè hơn 400 triệu đồng đầu tư khu nhà nghỉ cộng đồng theo truyền thống của dân tộc Mông và dân tộc Thái cách tân, mái lợp cọ, công trình phụ tiện nghi, chăn đệm sạch sẽ, khuôn viên thơ mộng gần gũi thiên nhiên, có nơi tổ chức cho khách thưởng thức văn hóa dân tộc.

Điều làm nên sức hút với du khách khi đến với homestay của Tráng A Chu chính là nét văn hóa truyền thống trong sinh hoạt hằng ngày của người Mông như: ngôi nhà sàn, trang phục dân tộc, món ăn dân tộc…; là cảnh quan yên bình của những vườn mận, vườn đào xen lẫn trong thung lũng hoa; là sự hồn hậu mến khách của những người dân địa phương… Ngoài những lợi thế về tự nhiên, cơ sở lưu trú của Tráng A Chu còn may mắn khi được Công ty Du lịch dựa vào cộng đồng Hà Nội lên khảo sát, giúp đỡ kết nối với hơn 50 công ty du lịch lữ hành thường xuyên đưa khách du lịch tới nghỉ. Đồng thời tập huấn miễn phí cách bài trí phòng ngủ, nấu các món ăn phục vụ khách ta, khách Tây, cách hướng dẫn, giới thiệu du khách… nâng dần chất lượng phục vụ của homestay.

Homestay phòng riêng, phòng cao cấp của gia đình Tráng A Chu. Homestay phòng riêng, phòng cao cấp của gia đình Tráng A Chu.

Theo thời gian, homestay của Tráng A Chu từng bước hoàn thiện về dịch vụ, chất lượng, trở thành cơ sở lưu trú có tiếng ở Vân Hồ. Bình quân mỗi tháng homestay của Tráng A Chu thu hút khoảng 180- 200 lượt khách tới thăm quan, nghỉ dưỡng, tham gia các hoạt động trải nghiệm cộng đồng. Riêng các ngày nghỉ lễ, khu homestay của anh luôn kín phòng. Năm ngoái, homestay đón gần 1.600 lượt khách.

Với lượng khách đông, gia đình Tráng A Chu đã thuê người làm, giúp nhiều người trong bản có thêm thu nhập hằng tháng. Chị Tráng Thị Dụ, một trong 4 nhân viên phục vụ chính ở homestay Tráng A Chu  cho biết, từ khi có khu nghỉ này, kể cả khi nông nhàn, tôi và các lao động khác vẫn có việc làm, thu nhập đều từ việc nấu nướng phục vụ khách du lịch, kết hợp hướng dẫn, giới thiệu văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc khi khách tới thăm quan.

Với thành công bước đầu của mình, Tráng A Chu đã chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch homestay với 5 hộ gia đình trong bản để làm theo mô hình của mình. Anh chia sẻ: “Mình làm thành công thì cần phải chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm cùng bà con. Bà con ở bản phải cùng nhau đoàn kết để nâng cao chất lượng các homestay để thu hút du khách đến đông hơn nữa”.

Vừa qua, tại Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) 2019, homestay của Tráng A Chu vinh dự nhận được giải thưởng Du lịch ASEAN 2019 cho những thành phố, điểm đến, khách sạn, doanh nghiệp du lịch xuất sắc của ASEAN.

HỒNG MINH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.
Tin nổi bật trang chủ
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp để xem xét, quyết định một số vấn đề. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị.
Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Công tác Dân tộc - An Yên - 1 giờ trước
Ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, phát triển kinh tế -xã hội đang là xu thế mới ở các bản làng vùng DTTS Nghệ An. Từ nét đẹp văn hóa truyền thống, những gùi măng, con gà, con lợn, hay các sản phẩm từ nghề truyền thống như đan lát, thổ cẩm... từng bước xuất hiện trên không gian mạng, không chỉ quảng bá giới thiệu, lan tỏa được bản sắc của đồng bào các DTTS đến được với nhiều khách hàng mà còn mang về nguồn thu tốt hơn cho bà con.
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam. Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân đã chủ trì Lễ đón Tổng thống Rumen Radev và Phu nhân.
Các huyện biên giới Thanh Hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các thôn, bản đặc biệt khó khăn

Các huyện biên giới Thanh Hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các thôn, bản đặc biệt khó khăn

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), các huyện biên giới Thanh Hóa đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân, tập trung hướng về các thôn, bản đặc biệt khó khăn, nhằm nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với vùng DTTS.
Nỗ lực giảm nghèo ở Pleiku

Nỗ lực giảm nghèo ở Pleiku

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 5 giờ trước
Nhiều năm nay, chính quyền TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai đã triển khai đồng bộ các giải pháp, hướng tới giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS. Trong đó, các chính sách dân tộc được triển khai đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống đồng bào.
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Kinh tế - Minh Thu - 5 giờ trước
Tại tọa đàm tham vấn “Ảnh hưởng của việc áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% đến ngành phân bón” mới đây, các chuyên gia kinh tế, tài chính đã khẳng định, cần chuyển đổi áp thuế GTGT 5% với phân bón để có dư địa giảm giá bán. Điều này phù hợp về góc độ khoa học, lợi ích kinh tế và hài hòa lợi ích các bên.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Bước ra khỏi vùng an toàn để làm chủ doanh nghiệp

Bước ra khỏi vùng an toàn để làm chủ doanh nghiệp

Gương sáng - Ngọc Ánh - 5 giờ trước
Trong thời đại 4.0, ngày càng có nhiều chị em phụ nữ người DTTS đã mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn để thử sức ở những lĩnh vực mới mẻ. Với sự quyết tâm, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, những nữ doanh nhân người DTTS đã tạo ra nhiều sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn lợi kinh tế cho doanh nghiệp, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho phụ nữ ở địa phương. Nữ doanh nhân Vương Thị Thương, dân tộc Tày ở thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn là một ví dụ.
Quảng Nam: Sạt lở làm sập tường một điểm trường ở Nam Trà My

Quảng Nam: Sạt lở làm sập tường một điểm trường ở Nam Trà My

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:57, 24/11/2024
Tối 24/11, thông tin từ UBND xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, Quảng Nam cho hay, chiều cùng ngày, một vụ sạt lở đất xảy ra tại điểm trường Răng Chuỗi (thuộc thôn 1).
Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Tin tức - Ngọc Thu - 21:53, 24/11/2024
Từ ngày 23 - 25/11, tại đồi thông xã Glar, UBND huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ hội cỏ hồng, Ngày hội Văn hóa các dân tộc và Phiên chợ hàng nông sản của địa phương.
Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:47, 24/11/2024
Tính đến chiều 24/11, mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua đã khiến cho hàng chục hộ dân bị ngập nước, tình trạng sạt lở diễn ra trên nhiều tuyến đường ở Quảng Ngãi.
Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Lê Hằng - Như Anh - 18:57, 24/11/2024
Thực hiện Tiểu Dự án 2, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo cùng với chính quyền địa phương trên địa bàn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền trong đồng bào DTTS bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng.