Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nếu Báo cáo Chính trị là ngọn đuốc soi đường thì Báo cáo Kinh tế - xã hội phải là cẩm nang hành động

PV - 17:15, 17/03/2025

Nếu Báo cáo Chính trị là ngọn đuốc soi đường thì Báo cáo Kinh tế - xã hội là cẩm nang hành động để chúng ta thực hiện được các mục tiêu đề ra, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh. Vấn đề kinh tế - xã hội là vấn đề rất rộng, rất khó, chuyên môn sâu, thay đổi rất nhanh, cần cập nhật, bổ sung thường xuyên.

Sáng 17/3, tại trụ sở Chính phủ, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Đây là buổi làm việc quan trọng để hoàn thiện dự thảo Báo cáo Đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026-2030, trước khi trình Hội nghị Trung ương 11.

Cùng dự cuộc làm việc có: Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - xã hội; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, thành viên Tiểu ban Kinh tế - xã hội.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nếu Báo cáo Chính trị là ngọn đuốc soi đường thì Báo cáo Kinh tế - xã hội phải là cẩm nang hành động

Mục tiêu cao nhất của Đại hội XIV là quyết định những vấn đề chiến lược để bảo đảm ổn định, phát triển và nâng cao đời sống Nhân dân

Phát biểu mở đầu cuộc làm việc, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ Đảng đã xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm. Nền kinh tế không phát triển thì khó thực hiện các mục tiêu khác. Vì vậy, Báo cáo Kinh tế - xã hội là báo cáo chuyên đề rất quan trọng, quyết định việc hiện thực hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng sẽ được Đại hội XIV thông qua.

"Tôi được biết đồng chí Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí Thường trực Tiểu ban Kinh tế - xã hội rất trách nhiệm, tích cực, khẩn trương bổ sung, hoàn thiện Báo cáo quan trọng này", Tổng Bí thư Tô Lâm nói và đánh giá cao dự thảo Báo cáo lần này đã bám sát các yêu cầu, cô đọng, súc tích nhưng vẫn bảo đảm đầy đủ các nội dung; đã bổ sung, nhấn mạnh nhiều chủ trương, giải pháp mạnh mẽ để tăng trưởng hai con số trong giai đoạn tới, kèm theo là 3 phụ lục về những mục tiêu cần phấn đấu, danh mục các công trình, dự án sẽ được triển khai và danh mục các văn bản pháp luật cần phải sửa đổi.

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ Đảng đã xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ Đảng đã xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Định hướng thảo luận tại cuộc làm việc, Tổng Bí thư Tô Lâm định hướng, gợi mở 4 vấn đề. Thứ nhất, về tổng thể chung, mục tiêu cao nhất của Đại hội XIV là quyết định những vấn đề chiến lược để bảo đảm ổn định, phát triển và nâng cao đời sống cho Nhân dân. Đây là mục tiêu bao trùm, cần phải được quán triệt. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các nội dung văn kiện là hướng đến 3 mục tiêu này.

Cần nhận thức đầy đủ mối quan hệ biện chứng giữa ổn định để phát triển và phát triển để ổn định, bền vững lâu dài. Đồng thời mục tiêu cuối cùng là nâng cao đời sống Nhân dân, thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của Nhân dân.

Thứ hai, chúng ta thống nhất về nhận thức và phải quyết tâm phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn tới, chứ không phải phát triển bình thường, không thể đủng đỉnh, để khắc phục nguy cơ tụt hậu, tránh rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

Vì vậy, phải có tư duy mới, cách làm mới mang tính cải cách, đột phá, vượt lên chính mình thì mới đạt được một cách hiệu quả.

Vì vậy, Báo cáo Kinh tế - xã hội phải làm rõ các giải pháp, nhiệm vụ khả thi để nước ta trở thành nước đang phát triển công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển thu nhập cao vào năm 2045.

Tổng Bí thư đề nghị các đồng chí thành viên Tiểu ban Kinh tế - xã hội xem các giải pháp nêu ra trong Báo cáo đã đủ thuyết phục chưa. Những chủ trương, giải pháp như vậy có đến được với mục tiêu không, cần phải bổ sung những gì, cần phải làm gì.

Thứ ba, bản chất của việc xây dựng Báo cáo này là hoạch định các chính sách phát triển kinh tế xã hội cho tương lai, cụ thể là giai đoạn 2026 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Báo cáo Kinh tế - xã hội là báo cáo chuyên đề rất quan trọng, quyết định việc hiện thực hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng sẽ được Đại hội XIV thông qua - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tổng Bí thư Tô Lâm: Báo cáo Kinh tế - xã hội là báo cáo chuyên đề rất quan trọng, quyết định việc hiện thực hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng sẽ được Đại hội XIV thông qua - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tuy nhiên, cũng cần nhận thức rõ chính sách là liên tục, không cắt khúc, có những việc phải làm ngay từ bây giờ để chuẩn bị cho giai đoạn tới, tránh lãng phí.

Tổng Bí thư lấy ví dụ về thể chế, cần phải tháo gỡ ngay được các vướng mắc về đấu thầu, về đất đai, về ngân sách, đầu tư công, quy hoạch, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo. Làm thế nào để giải ngay bài toán "có tiền nhưng không tiêu được". Làm thế nào để giải ngân vốn đầu tư công thực hiện được ngay từ đầu năm, đi vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm. Làm thế nào để kinh tế tư nhân sớm phát huy hơn nữa, tạo luồng sinh khí mới trong toàn xã hội, người lao động sản xuất kinh doanh, tạo ra của cải vật chất.

Thứ tư, yêu cầu cao nhất của giai đoạn tới là phát triển chất lượng cao. "Vậy phát triển bền vững, chất lượng cao là như thế nào, nội hàm là những gì, vấn đề gì? Các mục tiêu, chỉ số cần đặt ra ở mức độ nào, phải rất cụ thể, Tổng Bí thư đặt vấn đề.

Phải chủ động và tự chủ trong phát triển. Khó khăn, thách thức mà chúng ta phải đối mặt thì rất nhiều như thị trường thế giới, xung đột, chiến tranh trên thế giới, thiên tai… Đòi hỏi chúng ta phải chủ động như thế nào trong các tình huống đó, từng kịch bản xử lý và xử lý một cách chủ động.

Tại cuộc làm việc, các đại biểu cơ bản nhất trí với dự thảo Báo cáo và đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trí tuệ giúp Tiểu ban tiếp tục hoàn thiện dự thảo trình Đại hội XIV.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nếu Báo cáo Chính trị là ngọn đuốc soi đường thì Báo cáo Kinh tế - xã hội phải là cẩm nang hành động - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tổng Bí thư Tô Lâm: Nếu Báo cáo Chính trị là ngọn đuốc soi đường thì Báo cáo Kinh tế - xã hội phải là cẩm nang hành động - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chúng ta phải biến thể chế từ điểm nghẽn trở thành lợi thế cạnh tranh

Kết luận cuộc làm việc, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, vấn đề kinh tế - xã hội là vấn đề rất rộng, rất khó, chuyên môn sâu, thay đổi rất nhanh, cần cập nhật, bổ sung thường xuyên.

Nếu Báo cáo Chính trị là ngọn đuốc soi đường thì Báo cáo Kinh tế - xã hội là cẩm nang hành động để chúng ta thực hiện được các mục tiêu đề ra, Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Về nội dung cụ thể, dự thảo Báo cáo Kinh tế - xã hội lần này đã có nhiều điểm mới, bám sát yêu cầu thực tiễn, có tính hành động và tính khả thi cao. Một số nội dung đã được làm rõ song vẫn còn có những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện trên tinh thần mạnh dạn đổi mới, tất cả vì ích quốc gia, dân tộc, tiếp tục nghiên cứu, cập nhật, bổ sung, hoàn thiện và làm sâu sắc thêm nhiệm vụ.

Tổng Bí thư đề nghị tiếp tục nghiên cứu các vấn đề mới để thực hiện những chủ trương tiếp tục tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập số tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập số xã. Đây không chỉ đơn thuần là vấn đề điều chỉnh địa giới hành chính mà còn là vấn đề điều chỉnh không gian kinh tế, điều chỉnh về sự phân công, phân cấp, điều chỉnh về phân bổ, kết hợp các nguồn lực kinh tế cho phát triển. Đồng thời, cần phải đánh giá lại quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch và định hướng phát triển các tỉnh, thành phố.

Tổ chức bộ máy là một vấn đề lớn, tác động nhiều khía cạnh, cần đầu tư thời gian, công sức nghiên cứu kỹ lưỡng để có những điều chỉnh, cập nhật, bổ sung trong Báo cáo Kinh tế - xã hội cho phù hợp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Trong thời gian qua, Tiểu ban Kinh tế - xã hội đã dành nhiều thời gian, công sức, trí tuệ để nghiên cứu, cập nhật và khẩn trương hoàn thiện dự thảo Báo cáo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Trong thời gian qua, Tiểu ban Kinh tế - xã hội đã dành nhiều thời gian, công sức, trí tuệ để nghiên cứu, cập nhật và khẩn trương hoàn thiện dự thảo Báo cáo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về mô hình tăng trưởng, Tổng Bí thư đề nghị cập nhật tư duy mới đã được đề cập trong Báo cáo Chính trị. Theo đó, chúng ta chuyển từ "đổi mới mô hình tăng trưởng" sang khẳng định mạnh mẽ hơn là xác định mô hình tăng trưởng mới.

Từ đó cần phải bổ sung, làm rõ hơn các nội hàm của mô hình tăng trưởng mới của Việt Nam là gì, nhất là những vấn đề căn cơ để phát triển nhanh và bền vững, phát triển chất lượng cao, chủ động, tự chủ trong phát triển. Tổng Bí thư gợi mở các nội hàm như tạo ra cách thức sản xuất mới, những phương thức, lĩnh vực sản xuất kinh doanh mới, chất lượng mới, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao… Trong mô hình tăng trưởng mới này, cần xác định rõ, đúng vai trò của các thành phần kinh tế.

Phải hình thành các vùng, cực tăng trưởng cùng với mục tiêu cụ thể đóng góp cho tăng trưởng GDP cả nước.

Về thể chế, Tổng Bí thư chỉ rõ, đây là điểm nghẽn; đang từng bước tháo gỡ những rào cản, khó khăn, vướng mắc của thể chế để tạo nền tảng phát triển. Việc xây dựng, ban hành pháp luật phải theo tình hình thực tiễn, không để tình trạng chờ luật, chờ cơ chế dẫn đến chậm trễ, mất cơ hội.

Phải nghiên cứu để cải cách mạnh mẽ hơn nữa quy trình ra chính sách thì mới đáp ứng được yêu cầu phát triển, phải xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi, môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, an toàn, chi phí thấp, phải thực hiện cuộc cách mạng trong lĩnh vực này. Phải đưa Việt Nam trở thành quốc gia đi đầu trong cải cách hành chính, khởi nghiệp sáng tạo và có môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng.

Thủ tướng nêu rõ, việc xây dựng, hoàn thiện Báo cáo Kinh tế - xã hội cần phải thường xuyên rà soát, cập nhật, bổ sung - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng nêu rõ, việc xây dựng, hoàn thiện Báo cáo Kinh tế - xã hội cần phải thường xuyên rà soát, cập nhật, bổ sung - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Một khía cạnh khác về thể chế là phải hết sức quan tâm việc thực thi chính sách của đội ngũ cán bộ. Cần nghiên cứu các giải pháp thực thi chính sách đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Xây dựng đội ngũ cán bộ có tinh thần chủ động phục vụ người dân và doanh nghiệp. Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp là cơ hội để chúng ta sẵn sàng sàng lọc lại đội ngũ cán bộ, xây dựng đội ngũ thực sự đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn tới. Chúng ta phải biến thể chế từ điểm nghẽn trở thành lợi thế cạnh tranh.

Phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trong phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Tiềm năng con người Việt Nam không thua kém bất cứ một dân tộc nào trên thế giới, cần nghiên cứu để có giải pháp mạnh mẽ hơn nữa, đột phá hơn nữa.

Về huy động nguồn lực để phát triển, Tổng Bí thư đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu làm sâu sắc hơn các giải pháp cụ thể để huy động nguồn lực; nghiên cứu kỹ chiến lược thu hút vốn FDI cũng như vốn đầu tư gián tiếp trong giai đoạn phát triển mới của đất nước; huy động nguồn vốn trong dân tham gia kinh doanh, đưa dòng vốn luân chuyển trong nền kinh tế. Phát triển kinh tế địa phương tự chủ, phân cấp, phân quyền phải bảo đảm công bằng, nuôi dưỡng nguồn phát triển.

Tổng Bí thư lưu ý, tiếp tục rà soát các nội dung Báo cáo để bảo đảm cân đối giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Mục tiêu cuối cùng là nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của người dân; phải nghiên cứu những chính sách tăng trưởng, để mức sống của người dân tương ứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và người dân được thụ hưởng những thành tựu phát triển kinh tế mang lại; phải lượng hóa được các chủ trương cụ thể để người dân có thể nhìn thấy được, đánh giá được…

Tổng Bí thư nhấn mạnh, các thành viên Tiểu ban Kinh tế - Xã hội tiếp tục bám sát tình hình, tổ chức nghiên cứu, thảo luận kỹ, tiếp thu ý kiến của các cấp, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện dự thảo Báo cáo Kinh tế - xã hội, Đại hội XIV của Đảng, bảo đảm phải thực sự là cẩm nang hành động để hiện thực hóa các mục tiêu năm 2030, năm 2045, đưa đất nước phát triển giàu mạnh, thịnh vượng, nâng cao đời sống của người dân.

Đây là buổi làm việc quan trọng để hoàn thiện dự thảo Báo cáo KTXH trước khi trình Hội nghị Trung ương 11 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đây là buổi làm việc quan trọng để hoàn thiện dự thảo Báo cáo Kinh tế - xã hội trước khi trình Hội nghị Trung ương 11 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bảo đảm tính hành động, chiến đấu cao, tính đổi mới, tính khả thi, tính hiệu quả

Phát biểu tại cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh thời gian qua, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Tổng Bí thư Tô Lâm rất quan tâm, theo dõi sát sao, thường xuyên chỉ đạo việc xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng, trong đó có Báo cáo Kinh tế - xã hội.

Trong thời gian qua, Tiểu ban Kinh tế - Xã hội đã dành nhiều thời gian, công sức, trí tuệ để nghiên cứu, cập nhật và khẩn trương hoàn thiện dự thảo Báo cáo trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường và ở trong nước chúng ta thực hiện nhiều quyết sách quan trọng mang tính cách mạng và dấu ấn lịch sử.

Thủ tướng nêu rõ, việc xây dựng, hoàn thiện Báo cáo Kinh tế - xã hội cần phải thường xuyên rà soát, cập nhật, bổ sung theo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, những chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách mới của Đảng, Nhà nước, Chính phủ cho đến khi được Đại hội XIV thông qua. Dự thảo Báo cáo bảo đảm tính văn kiện, tính liên thông với các văn kiện khác trình Đại hội XIV, nhất là Báo cáo Chính trị, đồng thời cụ thể hóa các nội dung về kinh tế, xã hội; bảo đảm tính hành động, chiến đấu cao, tính đổi mới, tính khả thi, tính hiệu quả.

Tiểu ban Kinh tế - xã hội nghiêm túc tiếp thu đầy đủ, cụ thể hóa các chỉ đạo, định hướng của đồng chí Tổng Bí thư và các ý kiến phát biểu của các đại biểu tại cuộc làm việc để khẩn trương cập nhật, bổ sung, hoàn thiện dự thảo Báo cáo Kinh tế - xã hội để kịp thời báo cáo Bộ Chính trị, trình Hội nghị Trung ương theo đúng tiến độ và kế hoạch đề ra, bảo đảm chất lượng cao nhất.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin

Trong chương trình thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, chiều 8/5 (giờ địa phương (tối cùng ngày, giờ Hà Nội), tại Thủ đô Moskva, Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin.
Nhận diện và hóa giải âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Nhận diện và hóa giải âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Công tác Dân tộc - Hà Anh - 28 phút trước
Trong thời gian qua, các thế lực thù địch liên tục đẩy mạnh các hoạt động chống phá với mục tiêu làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Việc nhận diện rõ và chủ động ứng phó với các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch là yêu cầu cấp thiết, mang ý nghĩa chiến lược lâu dài.
Vị sư cả của đồng bào Khmer

Vị sư cả của đồng bào Khmer

Gương sáng - Như Tâm - 30 phút trước
Sinh ra tại huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, nhưng gần cả cuộc đời ông gắn bó với Cà Mau. Là vị sư sãi tiêu biểu trong cộng đồng Phật giáo Nam tông, cuộc đời của ông là một minh chứng sống động cho phương châm "Tốt đời, đẹp đạo", không chỉ là một vị sư tu hành với tấm lòng từ bi mà còn là người con hiếu thảo và là một chiến sĩ cách mạng kiên trung.
Tranh thêu trên lá bồ đề - Sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo

Tranh thêu trên lá bồ đề - Sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo

Sản phẩm - Thị trường - Minh Nhật - 31 phút trước
Tranh thêu trên lá bồ đề ở vùng đất truyền thống Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình là sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, kết tinh sự tỷ mỉ, tài hoa, đặc trưng văn hóa Việt và cả khát vọng bảo tồn nghề truyền thống trong nhịp sống hiện đại.
Đại lễ Vesak 2025 thành công viên mãn

Đại lễ Vesak 2025 thành công viên mãn

Media - BDT - 45 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đại lễ Vesak 2025 thành công viên mãn. Vịnh Ngòi Hoa, hồ Mắt Ngọc Hòa Bình. Mường Nhé bảo vệ rừng phòng hộ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh Hóa: Tiêu hủy gần 5 tấn da trâu, bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thanh Hóa: Tiêu hủy gần 5 tấn da trâu, bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Xã hội - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Thảo, tại Hoằng Giang, huyện Nông Cống, về hành vi vi phạm hành chính: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm

Bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm. Danh lam cổ tự Chùa Hà Tiên. Nghệ nhân hơn 50 năm “giữ lửa” nghề dệt. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Linh thiêng Lễ cung rước Xá lợi Đức Phật lên tôn trí trên núi Bà Đen

Linh thiêng Lễ cung rước Xá lợi Đức Phật lên tôn trí trên núi Bà Đen

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 1 giờ trước
Kết thúc thời gian chiêm bái tại chùa Thanh Tâm (huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh), Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Quốc bảo của Ấn Độ, đã được cung thỉnh về tôn trí tại núi Bà Đen (Tây Ninh) từ ngày 8 - 13/5.
Bắc Giang: Một cơ sở sản xuất, bán hơn 100.000 đơn hàng giả

Bắc Giang: Một cơ sở sản xuất, bán hơn 100.000 đơn hàng giả

Pháp luật - Minh Nhật - 1 giờ trước
Một cơ sở sản xuất mỹ phẩm giả số lượng lớn ở Bắc Giang đã rao bán trót lọt trên 100.000 đơn hàng, thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử.
Bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm

Bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm. Danh lam cổ tự Chùa Hà Tiên. Nghệ nhân hơn 50 năm “giữ lửa” nghề dệt. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tổng Bí thư Tô Lâm bắt đầu thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm chiến thắng phát xít

Tổng Bí thư Tô Lâm bắt đầu thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm chiến thắng phát xít

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Chiều 8/5 (giờ địa phương, tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến Thủ đô Moskva, bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, từ ngày 8-11/5 theo lời mời của Tổng thống Vladimir Putin.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân "không có giới hạn"

Thời sự - PV - 20:25, 08/05/2025
Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.