Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

PV - 17:13, 18/08/2024

Sáng nay, vào khoảng 9 giờ 30 phút ngày 18/8, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân.

Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân tại Sân bay Quốc tế Bạch Vân, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông. (Ảnh: BÁO THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM)
Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân tại Sân bay Quốc tế Bạch Vân, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông

Chuyến thăm Trung Quốc lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm diễn ra vào thời điểm rất đặc biệt, đúng vào năm kỷ niệm 100 năm đồng chí Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu hoạt động cách mạng (11/11/1924-11/11/2024) với tư cách đại diện của Quốc tế Cộng sản. Đây là những năm tháng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà cách mạng Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của Đảng Cộng sản và Nhân dân Trung Quốc, nhất là trong việc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng ta (6/1925). Mặc dù Đảng Cộng sản Việt Nam lúc đó chưa chính thức thành lập, nhưng người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thiết lập mối quan hệ nồng thắm với các nhà lãnh đạo Trung Quốc như Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ tại Quảng Châu.

Năm 2025 cũng đánh dấu 80 năm Quốc Khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc.

Theo chương trình, tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến Công viên Nghĩa trang Hoàng Hoa Cương, dâng hoa tại mộ Liệt sĩ Phạm Hồng Thái; thăm Khu di tích Trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ hội kiến với Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông; gặp gỡ nhân sĩ hữu nghị Trung Quốc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dâng hoa tưởng niệm Liệt sĩ Phạm Hồng Thái. Ảnh: Trí Dũng/ TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dâng hoa tưởng niệm Liệt sĩ Phạm Hồng Thái. Ảnh: Trí Dũng/ TTXVN

Theo đó, ngay sau khi đến thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Liệt sĩ Phạm Hồng Thái tại Công viên Nghĩa trang Hoàng Hoa Cương; thăm Khu di tích Trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Tại Công viên Nghĩa trang Hoàng Hoa Cương - địa chỉ du lịch văn hóa của thành phố Quảng Châu, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Liệt sĩ Phạm Hồng Thái, cùng tưởng nhớ công lao của bậc tiền bối cách mạng, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước sự hy sinh anh dũng của đồng chí cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, nguyện cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân phát huy truyền thống đoàn kết, cách mạng, ý chí tự lực tự cường, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phát triển nhanh, bền vững.

Trước khuôn viên ngôi mộ có một tấm bia lớn ghi bằng chữ Hán lược thuật lại hành động anh hùng của liệt sĩ Phạm Hồng Thái, mộ phần của đồng chí Phạm Hồng Thái có đặt dòng chữ “Mộ Liệt sĩ Phạm Hồng Thái” bằng tiếng Việt và tiếng Trung Quốc. Nơi đây đã trở thành địa chỉ đỏ để mỗi người dân Việt Nam khi đến Quảng Châu tìm về thăm viếng.

Liệt sĩ Phạm Hồng Thái (1895-1924), quê quán xã Hưng Nhân, nay là xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, là một chiến sĩ yêu nước của Việt Nam đã hy sinh tại Quảng Châu vào ngày 19/6/1924. Tham gia tổ chức Tâm tâm xã do Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong sáng lập vào năm 1924, Phạm Hồng Thái nhận nhiệm vụ ám sát toàn quyền Đông Dương Henry Merlin khi Merlin thăm tô giới Sa Điện. Việc không thành, Phạm Hồng Thái gieo mình xuống dòng Châu Giang tự vẫn. Sự kiện "Tiếng bom Sa Điện" đã gây chấn động báo chí và dư luận Trung Quốc bấy giờ, góp phần khích lệ phong trào giải phóng dân tộc đang nổi lên khắp châu Á.

Trân trọng, cảm phục tinh thần xả thân vì nước của đấng đại dũng Việt Nam, Nhân dân Quảng Châu đã mai táng ông trên ngọn đồi Nhị Vọng Cương, mộ hướng về Tây Nam để hồn ông luôn vọng về Tổ quốc.

Tiếp đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến thăm Khu di tích Trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tọa lạc tại ngôi nhà số 13 nay là 248 và 250, đường Văn Minh, thành phố Quảng Châu - địa danh gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1924 đến năm 1927.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã xúc động chứng kiến các bức ảnh ghi lại những năm tháng hoạt động gắn bó mật thiết với Nhân dân địa phương của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng Châu.

Di tích Trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại căn nhà số 13 (nay là 248 – 250) đường Văn Minh, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc là địa danh gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng Châu từ năm 1924 đến năm 1927. Căn nhà số 13 là trụ sở của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và ra tờ báo Thanh Niên, cơ quan ngôn luận của Tổng bộ Hội.

Tại đây, Nguyễn Ái Quốc đã mở ba lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ cách mạng Việt Nam, với tổng số 75 người. Người trực tiếp phụ trách và là giảng viên chính. Những bài giảng của Người được tập hợp lại và xuất bản thành cuốn “Đường Kách mệnh”, cẩm nang hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, một trong những văn kiện lý luận đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1971, căn nhà số 13 đường Văn Minh được Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định giữ gìn làm Di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh, lấy tên là “Trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên”. Di tích thuộc quyền quản lý của Bảo tàng Lịch sử Cách mạng Quảng Đông, đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hoá quốc gia Trung Quốc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam tưởng niệm Liệt sĩ Phạm Hồng Thái. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam tưởng niệm Liệt sĩ Phạm Hồng Thái. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Năm 2002, Chính quyền thành phố Quảng Châu đã đầu tư tu sửa toàn diện Di tích và khánh thành Di tích vào ngày 30/4/2002 nhân dịp kỷ niệm 112 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong nhiều năm qua, Bảo tàng Lịch sử Cách mạng Quảng Đông, Cục Văn hoá Quảng Châu đã giữ gìn và phát huy tác dụng Di tích lịch sử này. Di tích Trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên gồm: lớp học, phòng Bác ở, phòng ở của các học viên, bếp và gian trưng bày các tư liệu về thời kỳ Bác hoạt động ở Quảng Châu những năm 1924 – 1927. Di tích là địa chỉ đỏ quan trọng cho những người dân Việt Nam tới thăm mỗi khi đến Quảng Châu, là minh chứng sống động cho những năm tháng hoạt động sôi nổi của Nguyễn Ái Quốc trên đất bạn và cũng là hiện thân cho tình hữu nghị giữa hai Đảng, hai Nhà nước và Nhân dân hai nước Việt Nam – Trung Quốc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã xúc động ghi vào Sổ Lưu bút với nội dung: “Đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước Việt Nam vô cùng xúc động đến thăm di tích Trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã có những năm tháng hoạt động cách mạng, nơi đã đào tạo nên những thế hệ người cộng sản kiên trung đầu tiên của Việt Nam, nơi đã chứng kiến tình cảm quốc tế cộng sản vô tư, trong sáng và tình hữu nghị truyền thống, đoàn kết, gắn bó, “vừa là đồng chí, vừa là anh em” giữa hai Đảng, hai nước và Nhân dân hai nước Việt Nam- Trung Quốc. Chân thành cảm ơn Đảng, Nhà nước Trung Quốc, Đảng bộ, Chính quyền tỉnh Quảng Đông luôn quan tâm gìn giữ, bảo tồn di tích Trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tình hữu nghị Việt Nam- Trung Quốc mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững!”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Dự báo gia tăng tình trạng nghèo (Bài 3)

Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Dự báo gia tăng tình trạng nghèo (Bài 3)

Đất sản xuất bị vùi lấp; mô hình sinh kế, cây trồng, vật nuôi bị cuốn theo dòng nước,... Bên cạnh đó, sự thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản sau mưa lũ của đồng bào các dân tộc thiểu số được dự báo sẽ làm gia tăng tình trạng nghèo ở nhiều địa phương miền núi phía Bắc.
Tin nổi bật trang chủ
Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Sự kiện - Bình luận - Thúy Hồng - 3 phút trước
Để sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công dôi dư sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), Bộ Tài chính có Văn bản số 8006/BTC-NSNN ngày 31/7/2023 hướng dẫn thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Tuy nhiên hiện nay, vẫn còn rất nhiều địa phương vẫn còn nhiều tài sản công bị bỏ hoang, chưa có phương án sắp xếp, gây lãng phí kèo dài.
Hấp dẫn hò bả trạo ở Ninh Thuận

Hấp dẫn hò bả trạo ở Ninh Thuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 11 phút trước
Làng biển Mỹ Nghĩa thuộc phường Mỹ Đông (Tp. Phan Rang- Tháp Chàm) là địa phương duy nhất ở tỉnh Ninh Thuận còn lưu truyền nghệ thuật hò bả trạo. Đây là loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian hấp dẫn, làm thổn thức lòng người thưởng ngoạn.
Chương trình tôn vinh “Nhà khoa học của nhà nông” lần thứ V, năm 2024 sẽ diễn ra vào đầu tháng 10

Chương trình tôn vinh “Nhà khoa học của nhà nông” lần thứ V, năm 2024 sẽ diễn ra vào đầu tháng 10

Tin tức - Thúy Hồng - 18 phút trước
Để kịp thời đánh giá, ghi nhận, tôn vinh và biểu dương những đóng góp to lớn của đội ngũ trí thức, nhà khoa học, nhà sáng chế trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội khu vực nông thôn, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức Chương trình tôn vinh: “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V, năm 2024.
Phát lộ hơn 1 km đường đá cổ trên đường thiên lý Bắc - Nam xưa tại Đèo Ngang

Phát lộ hơn 1 km đường đá cổ trên đường thiên lý Bắc - Nam xưa tại Đèo Ngang

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 25 phút trước
Ngày 18/9, UBND xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) cho biết, trong quá trình tìm lại cung đường qua Đèo Ngang xưa, các lực lượng đã phát hiện các bậc đá cổ mà cha ông sắp xếp lên Hoành Sơn Quan.
Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Dự báo gia tăng tình trạng nghèo (Bài 3)

Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Dự báo gia tăng tình trạng nghèo (Bài 3)

Thời sự - Sỹ Hào - 28 phút trước
Đất sản xuất bị vùi lấp; mô hình sinh kế, cây trồng, vật nuôi bị cuốn theo dòng nước,... Bên cạnh đó, sự thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản sau mưa lũ của đồng bào các dân tộc thiểu số được dự báo sẽ làm gia tăng tình trạng nghèo ở nhiều địa phương miền núi phía Bắc.
Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghị quyết mới của Chính phủ về Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3. Độc đáo bánh “ma eng” của người Tày, Nùng ở Bình Gia. Sức sống mới nơi bản xa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Trị: Lên phương án di dời dân để chủ động ứng phó với bão số 4

Quảng Trị: Lên phương án di dời dân để chủ động ứng phó với bão số 4

Thời sự - Khánh Ngân - 31 phút trước
Trước diễn biến khó lường của cơn bão số 4, Quảng Trị đã chuẩn bị sẵn kịch bản ứng phó. Trong đó, các kịch bản di dời và áp dụng các biện pháp cưỡng chế khi người dân không chấp hành cũng đã sẵn sàng.
Quảng Ninh: Xem xét hỗ trợ 100% học phí năm học 2024 - 2025

Quảng Ninh: Xem xét hỗ trợ 100% học phí năm học 2024 - 2025

Giáo dục - Mỹ Dung - 33 phút trước
Năm học 2024 - 2025, tỉnh Quảng Ninh dự kiến chi 167 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh để hỗ trợ 100% mức thu học phí công lập cho 631 trường mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Sạt lở nghiêm trọng tại một ngôi trường ở huyện vùng biên Thanh Hóa

Sạt lở nghiêm trọng tại một ngôi trường ở huyện vùng biên Thanh Hóa

Trang địa phương - Quỳnh Trâm - 35 phút trước
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày, gây thiệt hại về tài sản. Mưa lớn làm sạt lở nghiêm trọng tại công trình xây dựng nhà lớp học của Trường Trung học Cơ sở Lâm Phú, huyện vùng biên Lang Chánh (Thanh Hóa).
Bão số 4 đổ bộ vào đất liền Quảng Bình, Quảng Trị, người dân di dời vì lo sạt lở

Bão số 4 đổ bộ vào đất liền Quảng Bình, Quảng Trị, người dân di dời vì lo sạt lở

Tin tức - Minh Nhật - 38 phút trước
Bão số 4 giật tới cấp 11 đang di chuyển rất nhanh, trên vùng biển ven bờ từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế và đang áp sát đất liền các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị. Hoàn lưu bão gây mưa rất to ở Trung Bộ.
Quảng Trị: Nhiều thôn, bản vùng đồng bào DTTS đã bị chia cắt

Quảng Trị: Nhiều thôn, bản vùng đồng bào DTTS đã bị chia cắt

Tin tức - Khánh Ngân - 42 phút trước
Ảnh hưởng hoàn lưu trước bão số 4, trên địa bàn 2 huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông (Quảng Trị) đã có mưa lớn. Do mực nước ở các ngầm, tràn đã dâng lên nên nhiều thôn bản vùng DTTS ở 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông đã bị chia cắt.