Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt cán bộ phục vụ, bảo vệ Bác Hồ tại Khu Phủ Chủ tịch

PV - 18:55, 15/08/2024

Chiều 15/8, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có buổi gặp mặt thân mật các thế hệ lãnh đạo Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh và các cán bộ đã vinh dự được phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt thời gian 15 năm Người sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch (1954-1969).

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với các đại biểu dự buổi gặp mặt.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với các đại biểu dự buổi gặp mặt

Buổi gặp nhân hướng tới Kỷ niệm 79 năm ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh mùng 2/9, đặc biệt nhân dịp Kỷ niệm 55 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa, 55 thực hiện Di chúc của Người, 55 bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Buổi gặp mặt thể hiện sự trân trọng, biết ơn của Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta đối với công lao trời biển của Bác; ghi nhận và biểu dương những công lao, đóng góp của các thế hệ cán bộ đã từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khu Phủ Chủ tịch và ôn lại những kỷ niệm tốt đẹp về Người.

Trước khi diễn ra buổi gặp mặt, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng các đại biểu dành một phút mặc niệm tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với các đại biểu dành một phút mặc niệm tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với các đại biểu dành một phút mặc niệm tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tại buổi gặp mặt, các đại biểu đã xúc động ôn lại những kỷ niệm không thể nào quên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là những ngày tháng cuối cùng trước lúc Bác đi xa. Trong các câu chuyện, các cán bộ luôn thể hiện tình cảm, vinh dự và sự quý mến đối với Bác Hồ kính yêu.

Phát biểu ý kiến tại buổi gặp mặt, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng được gặp mặt các cán bộ đã vinh dự được phục vụ Bác Hồ trong thời gian Người sống và làm việc tại Khu Phủ Chủ tịch từ năm 1954 đến những giây phút cuối cùng ngày 02/9/1969, cùng các thế hệ cán bộ Khu di tích đã nỗ lực, quyết tâm bảo quản, giữ gìn, phát huy tốt nhất di sản của Người tại Phủ Chủ tịch trong những năm qua.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại - Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất, danh nhân văn hóa thế giới, cũng là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, tác phong giản dị, khiêm tốn và lòng yêu nước, yêu Nhân dân tha thiết. Các cán bộ dự buổi gặp mặt vinh dự, tự hào hơn ai hết vì được là những người gần gũi bên Bác sớm hôm, là người cận vệ, đêm ngày bảo vệ; người giúp việc cận kề, chăm lo bữa ăn, giấc ngủ, chăm sóc ngôi nhà, vườn cây, ao cá; các y tá, bác sĩ đã hết lòng chăm sóc sức khỏe những ngày Người mệt nặng, không chỉ bằng y đức mà bằng cả trái tim kính yêu vô hạn, biết ơn của người con đối với người Cha.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bày tỏ xúc động trước những hồi ức, kỷ niệm của các cán bộ khi được Bác ân cần khuyên bảo, được Bác cho quà khi đi nước ngoài công tác; được vinh dự xem phim với Người tối thứ Bảy hằng tuần tại Nhà khách Phủ Chủ tịch; được ăn bữa cơm tất niên và chụp ảnh chung khi Tết đến xuân về; được là những "người con" bên cha già trong những thời khắc cuối cùng như người ruột thịt trong gia đình... Những thời khắc xúc động ấy chắc chắn sẽ còn lưu giữ mãi trong suốt cuộc đời của mỗi người và luôn có sức lan tỏa, lay động mọi trái tim cho đến mãi mai sau. Sau này, ở những cương vị công tác khác nhau, nhớ lời Bác dạy, các cán bộ đều có chung phẩm chất quý báu: Tận tụy với công việc, trung thành với lý tưởng cách mạng, sống nghĩa tình, thủy chung với đồng chí, đồng đội...

Trong 15 năm sống và làm việc tại Khu Phủ Chủ tịch, Bác Hồ đã cùng Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra đường lối đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, cùng lúc thực hiện hai nhiệm vụ: Đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà.


Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, Khu di tích Phủ Chủ tịch là nơi Người đã sống và làm việc suốt 15 năm (1954-1969), quãng thời gian Bác "dừng chân" lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình và cũng là nơi trái tim Người cộng sản vĩ đại ngừng đập để về với tổ tiên, với "Cụ Các-Mác, Cụ Lê-nin và các vị Cách mạng đàn anh khác".

Trong 15 năm sống và làm việc tại Khu Phủ Chủ tịch, Bác Hồ đã cùng Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra đường lối đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, cùng lúc thực hiện hai nhiệm vụ: Đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Người đã có nhiều hoạt động ngoại giao thúc đẩy tình đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè năm châu, đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà. Tại Khu di tích Phủ Chủ tịch, mỗi ngôi nhà, góc vườn, hàng cây, ao cá, đồ dùng đều in dấu sâu đậm bóng hình của Bác kính yêu.

Ngay sau khi Bác đi xa, quần thể di tích lịch sử có giá trị, ý nghĩa đặc biệt quan trọng về Người đã được hình thành trong Khu Phủ Chủ tịch. Những cán bộ của cơ quan Bác Hồ và sau này là Khu di tích Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch mỗi ngày phấn đấu thi đua vừa làm, vừa học để bảo quản, giữ gìn tốt nhất "Ngôi nhà của Bác" với tình cảm thiêng liêng và ý nghĩa giáo dục sâu sắc về nhiều mặt để Nhân dân và bạn bè năm châu khi đến tham quan, học tập vẫn như thấy đâu đây hình bóng của Người.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại buổi gặp mặt.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại buổi gặp mặt

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định, tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây", Đảng, Nhà nước ta luôn trân trọng, biết ơn cống hiến của các cán bộ từng trực tiếp phục vụ, chăm sóc, bảo vệ Bác Hồ khi sinh thời và bảo quản, giữ gìn, phát huy tốt nhất di sản của Người tại Phủ Chủ tịch. Nhớ lại mỗi lần vào dâng hương tưởng nhớ Bác đều có những cảm xúc rất đặc biệt, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho biết, những câu chuyện về Bác mãi không bao giờ nói hết được. Mỗi lần đến với Bác, lại học thêm được một bài học kinh nghiệm. Tất cả mọi điều về Bác đều rất bình dị, vĩ đại. Một tâm hồn lớn trong một ngôi nhà nhỏ, chúng ta luôn luôn nhớ ơn công lao của Bác.

Mỗi lần vào dâng hương tưởng nhớ Bác đều có những cảm xúc rất đặc biệt. Những câu chuyện về Bác mãi không bao giờ nói hết được. Mỗi lần đến với Bác, lại học thêm được một bài học kinh nghiệm. Tất cả mọi điều về Bác đều rất bình dị, vĩ đại. Một tâm hồn lớn trong một ngôi nhà nhỏ, chúng ta luôn luôn nhớ ơn công lao của Bác.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

55 năm Bác đi xa, tài sản Người để lại cho dân tộc, cho Đảng ta một kho tàng di sản tư tưởng quý báu, di sản tinh thần vô giá trên mọi lĩnh vực, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định ngày nay chúng ta đang tiếp tục nghiên cứu, học tập và không ngừng sáng tạo để làm theo Di chúc của Người, tiếp tục khẳng định niềm tin son sắt của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong việc giữ gìn và phát huy di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích của Người tại Phủ Chủ tịch.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với các đại biểu dự buổi gặp mặt.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với các đại biểu dự buổi gặp mặt

Những đóng góp lặng thầm, tận tụy, trách nhiệm của tập thể cán bộ, người lao động Khu di tích qua các thời kỳ, với nhiều dấu mốc quan trọng chính là niềm vinh dự, tự hào được tiếp nối mạch nguồn truyền thống của người cán bộ cơ quan Bác Hồ.

Thay mặt Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước ghi nhận và biểu dương những công lao, đóng góp của các thế hệ các bác, các cô, các chú đã từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Khu Phủ Chủ tịch thời kỳ 1954-1969; mong muốn tập thể cán bộ, nhân viên Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tiếp tục đoàn kết, thống nhất, sáng tạo, thực hiện tốt nhiệm vụ, khẳng định vị thế Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Thủ đô Hà Nội là nơi hội tụ hồn thiêng, sông núi, tinh hoa của dân tộc, nơi Bác Hồ sống mãi với non sông, đất nước, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Sắc màu 54 - Minh Ngọc – Bảo Anh - 3 giờ trước
Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.
Quảng Nam: Sạt lở đất tại huyện Nam Trà My, di dời dân khẩn cấp

Quảng Nam: Sạt lở đất tại huyện Nam Trà My, di dời dân khẩn cấp

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Ngày 19/9, ông Trần Duy Dũng - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra sạt lở đất tại nhiều tuyến đường ảnh hưởng tới một số nhà dân, trường học, trụ sở cơ quan nhà nước.
Trà Vinh: Ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om

Trà Vinh: Ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om

Du lịch - Nguyệt Anh - 4 giờ trước
Ngày 19/9, Tỉnh đoàn Trà Vinh tổ chức lễ ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om và Tiện ích Đoàn viên thanh niên tỉnh Trà Vinh (mini app CYU Trà Vinh) trên nền tảng Zalo. Công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om là 1 trong 5 nhiệm vụ số hóa của Tỉnh đoàn Trà Vinh thực hiện trong năm 2024.
Bình Dương công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Bình Dương công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Tin tức - Duy Chí - 4 giờ trước
Ngày 19/9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo về Lễ công bố Quyết định số 790/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ đạt phát thải ròng bằng “0” và vượt qua bẫy thu nhập trung bình.
Quảng Bình: Di dời khẩn cấp 145 hộ dân miền núi để đề phòng sạt lở đất

Quảng Bình: Di dời khẩn cấp 145 hộ dân miền núi để đề phòng sạt lở đất

Tin tức - Khánh Ngân - 5 giờ trước
Ngay trước thời điểm bão số 4 đổ bộ vào đất liền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã lên hai huyện miền núi Minh Hóa và Tuyên Hóa (Quảng Bình) để chỉ đạo công tác ứng phó với bão.
Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghị quyết mới của Chính phủ về Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3. Độc đáo bánh “ma eng” của người Tày, Nùng ở Bình Gia. Sức sống mới nơi bản xa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Kinh tế - Bá Minh Truyền - 5 giờ trước
Ninh Thuận là nơi có lượng mưa thấp nhất trong cả nước. Sản xuất nông nghiệp luôn gặp tình trạng khô hạn, thiếu nước, ảnh hưởng lớn đến cây hoa màu. Với khát vọng làm giàu từ chính mảnh đất khô hạn, anh Lưu Trường Lâm, dân tộc Chăm, chủ cơ sở Farm Bazô đã chủ động chuyển đổi cây trồng truyền thống sang trồng cây tre lấy măng. Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch của cơ sở Farm Bazô mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết được nỗi lo của người nông dân sinh sống ở vùng đất nắng.
Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Phóng sự - Minh Thu - 5 giờ trước
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, từ ngày 7 - 10/9, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, mưa lớn kéo dài liên tục, xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt trên diện rộng, đặc biệt ở huyện Nguyên Bình có 3 điểm sạt lở tại các xóm Khuổi Ngọa, Lũng Lỳ, xã Ca Thành và xóm Lũng Súng, xã Yên Lạc, làm chết, bị thương và mất tích nhiều người. Ngay khi mưa lũ xảy ra, các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận hiện trường, triển khai công tác ứng cứu.
Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Pháp luật - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Trong quá trình thi công Thủy điện Plei Kần, Công ty Cổ phần Tấn Phát cam kết tài trợ huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) 3 tỷ đồng để làm cầu treo qua sông Pô Kô phục vụ Nhân dân đi lại sản xuất. Tuy nhiên, cầu treo hoàn thành và đưa vào sử dụng đã gần 3 năm mà Công ty vẫn chưa chi đủ số tiền tài trợ. Việc này khiến cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Ngọc Hồi - đơn vị được UBND huyện giao làm chủ đầu tư, bỗng dưng “mang nợ”. Bởi chủ đầu tư không có tiền để thanh toán cho đơn vị thi công.
Hòn Trứng là “sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam”

Hòn Trứng là “sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam”

Tin tức - Nguyệt Anh - 5 giờ trước
Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) thông tin, Hòn Trứng, - một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Côn Đảo đã chính thức được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là "sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam" với mật độ trung bình 4,88 trứng trên mỗi mét vuông. Đây là minh chứng tiêu biểu cho những nỗ lực bảo tồn và duy trì hệ sinh thái của Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo trong suốt nhiều năm qua.
Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Sắc màu 54 - Như Tâm - 5 giờ trước
Những địa bàn có đông đồng bào Khmer sinh sống ở tỉnh Bạc Liêu còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc của đồng bào Khmer. Từ năm 2021 đến nay, Chương trình MTQG 1719 là nguồn lực quan trọng, “tiếp sức” cho tỉnh Bạc Liêu thực hiện mục tiêu “kép”, vừa bảo tồn, vừa phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Khmer để phát triển du lịch.