Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Toàn văn bài phát biểu nhậm chức của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

BĐT - 16:39, 26/07/2021

Chiều 26/7, đồng chí Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 (từ tháng 4/2021) đã được Quốc hội bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026. Sau khi tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội và cử tri, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu nhậm chức. Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu sau khi tuyên thệ nhậm chức - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu sau khi tuyên thệ nhậm chức - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Kính thưa đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam!

Kính thưa Chủ tọa phiên họp!

Kính thưa các vị đại biểu Quốc hội!

Thưa đồng bào, đồng chí và cử tri cả nước!

Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Quốc hội đã tín nhiệm bầu tôi giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Tôi nhận thức rằng, đây là vinh dự lớn lao, đồng thời cũng là trách nhiệm hết sức nặng nề trước Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, trước đồng bào cử tri cả nước.

Trong giờ phút trang nghiêm này, cho phép tôi thành kính bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới; xin tri ân các bậc lãnh đạo tiền bối, các đồng chí lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh; đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đã làm nên những kỳ tích cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua các thời kỳ, để đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sâu sát của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; sự hỗ trợ, giúp đỡ của Thủ tướng Chính phủ, thành viên Chính phủ tiền nhiệm; chân thành cảm ơn sự đồng hành, giúp đỡ, chia sẻ của các vị đại biểu Quốc hội, của đồng bào chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài; của các nước bạn bè, tổ chức quốc tế đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thời gian qua.

Kính thưa Quốc hội và đồng bào, đồng chí!

Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những kinh nghiệm quý báu, bài học hay của Chính phủ qua các thời kỳ; xây dựng Chính phủ và chính quyền các cấp đoàn kết, liêm chính; kỷ luật, kỷ cương; tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; năng động, đổi mới sáng tạo; thấm nhuần phương châm đặt lợi ích Quốc gia, Dân tộc lên trên hết, trước hết;dân là gốc” và xuất phát từ quyền, lợi ích hợp pháp, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Chủ động, tích cực triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 đột phá chiến lược, 12 nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và các Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra; trong đó, tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm sau:

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp; Đảng, Nhà nước thấu hiểu, chia sẻ với Nhân dân những khó khăn, vất vả cả về tinh thần và vật chất khi phải tiến hành phong tỏa, cách ly. Với tư tưởng chỉ đạo “chống dịch như chống giặc” và vì mục tiêu cao nhất là bảo vệ sức khỏe, an ninh, an toàn của nhân dân; nhiệm vụ cấp bách, quan trọng hàng đầu hiện nay của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ là tập trung trí tuệ, nguồn lực, các biện pháp linh hoạt, sáng tạo, nhất là chiến lược vaccine; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tinh thần đại đoàn kết dân tộc; kêu gọi sự chung sức, đồng lòng, nâng cao ý thức chấp hành và tinh thần tương thân tương ái, “thương người như thể thương thân” của Nhân dân để chống dịch thành công; đồng thời, đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững; tiếp tục xây dựng, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong điều kiện khó khăn hiện nay.

Đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ then chốt là xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên trong Chính phủ và chính quyền các cấp, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Có biện pháp cụ thể để cải cách mạnh mẽ nền hành chính quốc gia, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý nhà nước và quản lý xã hội; khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp cống hiến, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hợp lý, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với nâng cao năng lực cấp dưới; đồng thời tăng cường phối hợp, kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực. Phát huy tính chủ động, năng động sáng tạo ở các cấp; xây dựng cơ chế khuyến khích và bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung. Có kế hoạch, biện pháp cụ thể để kiên quyết, kiên trì thúc đẩy đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, quan liêu, nhũng nhiễu, hách dịch, xa dân; xa rời mục tiêu, lý tưởng của Đảng.

Tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước hết, chủ động phát hiện, tháo gỡ theo thẩm quyền những ”rào cản”, “điểm nghẽn” về thể chế, cơ chế, chính sách làm trì trệ các hoạt động của nền kinh tế. Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế trong mọi điều kiện trên cơ sở phát huy cao độ tinh thần tự lực, tự cường, nội lực là cơ bản, quyết định, tranh thủ ngoại lực là quan trọng, cần thiết; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh kinh tế, an ninh tài chính tiền tệ. Huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển; đẩy mạnh hợp tác công - tư, sử dụng nguồn lực Nhà nước dẫn dắt, kích hoạt các nguồn lực ngoài Nhà nước, trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước, Nhân dân và doanh nghiệp. Tích cực hơn nữa cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, minh bạch, công bằng, bình đẳng cho các thành phần kinh tế, chủ thể sản xuất kinh doanh và người dân. Tập trung rà soát và đề xuất phương án xử lý kịp thời, hiệu quả những tổ chức tín dụng yếu kém, các dự án, công trình thua lỗ kéo dài; tích cực khắc phục những hạn chế, bất cập và nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư công.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế xanh, kinh tế nông nghiệp, bảo vệ tài nguyên, môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tạo đột phá trong phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ hiện đại nhưng có trọng tâm, trọng điểm; phân bổ nguồn lực, giải quyết hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa các vùng phát triển động lực với những vùng còn nhiều khó khăn thách thức, vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới, hải đảo. Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Phát triển mạnh mẽ giáo dục đào tạo, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng và hiện thực hóa chương trình chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số nhằm tạo động lực phát triển mới.

Đẩy mạnh phát triển văn hóa-xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội hài hòa với phát triển kinh tế. Phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy truyền thống, lịch sử hào hùng; xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc; xác định đây là những nguồn lực quan trọng cho phát triển đất nước. Lấy con người là trung tâm, chủ thể, vừa là mục tiêu cao nhất, vừa là động lực quan trọng nhất của sự phát triển. Tuyệt đối không “hy sinh” tiến bộ, công bằng xã hội, giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Chú trọng chăm lo, nâng cao phúc lợi xã hội, an sinh xã hội, giảm nghèo thực chất, bền vững. Phát huy ưu thế dân số vàng và chủ động thích ứng với xu thế già hoá dân số của đất nước ta.

Tiếp tục củng cố tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, nhất là an ninh con người. Cụ thể hóa thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Kiên trì giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, biển đảo bằng biện pháp hoà bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển nhanh và bền vững đất nước trong điều kiện mới.

Kính thưa Quốc hội và đồng bào, đồng chí!

Chính phủ và cá nhân tôi nguyện cống hiến hết sức mình phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà Hiến pháp, pháp luật quy định, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Đồng thời, luôn chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV tin tưởng và mong muốn sẽ luôn nhận được sự giám sát, hỗ trợ và ủng hộ tích cực của cả hệ thống chính trị, của Quốc hội, Chủ tịch nước, các cơ quan Tư pháp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các cơ quan thông tấn báo chí; đồng bào trong và ngoài nước để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoàn thành trọng trách cao cả mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin tưởng giao phó.

Kính thưa Quốc hội và đồng bào, đồng chí!

Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn và kính chúc các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các vị đại biểu Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước mạnh khỏe, hạnh phúc và nhiều thắng lợi. Tôi xin chúc Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV thành công tốt đẹp.

Xin trân trọng cảm ơn./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nỗ lực để có nước sinh hoạt cho người dân sau mưa lũ

Nỗ lực để có nước sinh hoạt cho người dân sau mưa lũ

Sau mưa lũ, hàng trăm công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai bị ảnh hưởng, thiệt hại. Nhiều công trình cấp nước tại các địa phương đang dừng hoạt động, nguồn nước dùng sinh hoạt của Nhân dân bị gián đoạn, ô nhiễm và thiếu trên diện rộng. Trước mắt, để giải quyết nguồn nước sinh hoạt, các địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp, bảo đảm người dân có đủ nước sinh hoạt trong thời gian chờ khắc phục lại các công trình.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

Chiều 10/10/2024, tại Hà Nội, Đoàn công tác của Chính phủ do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 làm trưởng đoàn đã làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, tình hình khắc phục hậu quả mưa bão. Cuộc làm việc được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.
Thủ tướng dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Canada về thúc đẩy kết nối và tự cường

Thủ tướng dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Canada về thúc đẩy kết nối và tự cường

Thời sự - PV - 12 phút trước
Chiều 10/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Canada về thúc đẩy kết nối và tự cường.
Thủ tướng: Quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện ASEAN-Ấn Độ cần chia sẻ tầm nhìn chung dài hạn

Thủ tướng: Quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện ASEAN-Ấn Độ cần chia sẻ tầm nhìn chung dài hạn

Thời sự - PV - 23 phút trước
Chiều 10/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ lần thứ 21.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu: Việt Nam là đối tác quan trọng trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Chủ tịch Hội đồng châu Âu: Việt Nam là đối tác quan trọng trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Thời sự - PV - 23:45, 10/10/2024
Chiều 10/10, nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Thủ đô Vientiane (Lào), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel.
Lâm Bình (Tuyên Quang): Tín dụng chính sách tạo lực cho đồng bào DTTS phát triển kinh tế - xã hội

Lâm Bình (Tuyên Quang): Tín dụng chính sách tạo lực cho đồng bào DTTS phát triển kinh tế - xã hội

Kinh tế - Tiến Mạnh - 23:25, 10/10/2024
Huyện Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang) có tổng diện tích tự nhiên hơn 90 nghìn ha. Đây là nơi sinh sống của 12 dân tộc với trên 51.000 nhân khẩu, trong đó, đồng bào DTTS chiếm tỷ lệ 94,29%. Trong những năm qua, huyện Lâm Bình đã tập trung mọi nguồn lực, thực hiện tốt các chương trình, chính sách đầu tư vào vùng đồng bào DTTS, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ đó, đời sống kinh tế - văn hóa, xã hội trong vùng đồng bào dân tộc không ngừng được cải thiện và nâng cao về mọi mặt, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn vùng đồng bào DTTS.
Đức Cơ (Gia Lai): Đối thoại chính sách về phòng chống tảo hôn, sinh đẻ an toàn và chăm sóc trẻ em

Đức Cơ (Gia Lai): Đối thoại chính sách về phòng chống tảo hôn, sinh đẻ an toàn và chăm sóc trẻ em

Pháp luật - Ngọc Thu - 22:55, 10/10/2024
Ngày 10/10, tại xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ (Gia Lai), Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Pnôn đã tổ chức Hội nghị đối thoại chính sách với hội viên phụ nữ, với chủ đề phòng chống tảo hôn và thực hiện 4 gói chính sách hỗ trợ phụ nữ DTTS sinh đẻ an toàn và chăm sóc trẻ em. Tham dự có 90 cán bộ, hội viên, phụ nữ trên địa bàn xã.
Chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chuyển đổi số hiện nay là xu thế không thể đảo ngược trên toàn thế giới và Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Những năm gần đây, Việt Nam đã thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia với nhiều chương trình, hoạt động cụ thể, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương. Trong điều kiện còn gặp khó khăn về điều kiện địa hình, hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém, trình độ dân trí còn thấp, công cuộc chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi được xem là cuộc cách mạng để giúp rút ngắn khoảng cách phát triển giữa miền xuôi và miền ngược nhanh nhất. Ngành công tác dân tộc xác định, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số là nền tảng mang tính quyết định, giúp đẩy nhanh quá trình thực thi chính sách dân tộc, giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bắc Giang: Người có uy tín - Những tuyên truyền viên pháp luật tận tụy

Bắc Giang: Người có uy tín - Những tuyên truyền viên pháp luật tận tụy

Trang địa phương - Mỹ Dung - CTV - 22:17, 10/10/2024
Trong vài năm trở lại đây, nhận thức về chính sách và pháp luật của cộng đồng dân cư, đặc biệt tại vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS của tỉnh Bắc Giang được nâng lên rõ rệt. Góp phần vào thành công ấy không thể không kể đến đội ngũ Người có uy tín – Đây không chỉ là "cầu nối" quan trọng trong việc truyền đạt, phổ biến pháp luật, mà còn góp phần triển khai, thực hiện các chính sách và pháp luật hiệu quả.
Công trình trụ sở UBND xã Hướng Phùng: Nhiều hạng mục hư hỏng nặng sau 3 tháng đưa vào sử dụng

Công trình trụ sở UBND xã Hướng Phùng: Nhiều hạng mục hư hỏng nặng sau 3 tháng đưa vào sử dụng

Pháp luật - Phạm Tiến - 22:11, 10/10/2024
Với tổng mức đầu tư hơn 10 tỷ đồng, công trình trụ sở UBND xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) được khởi công vào tháng 5/2023 và hoàn thành vào tháng 6/2024. Tuy nhiên mới sau 3 tháng hoàn thành, nhiều hạng mục như tường rào, bờ kè… đã nứt toác tiểm ẩn nguy hiểm cho những hộ dân sống gần khu vực.
Trưng bày “The La – Ngàn năm canh cửi” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Trưng bày “The La – Ngàn năm canh cửi” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Tin tức - Nguyệt Anh - 21:51, 10/10/2024
Chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10) và Kỷ niệm 94 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp với nghệ nhân Lê Đăng Toản tổ chức trưng bày “The La – Ngàn năm canh cửi”.
Thủ tướng: 3 định hướng phát triển hợp tác ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc

Thủ tướng: 3 định hướng phát triển hợp tác ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc

Thời sự - PV - 21:50, 10/10/2024
Tiếp tục chương trình làm việc của các Hội nghị Cấp cao, ngày 10/10/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN+3.
Chư Păh (Gia Lai): Những hạt nhân tích cực trong vùng đồng bào DTTS

Chư Păh (Gia Lai): Những hạt nhân tích cực trong vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 21:39, 10/10/2024
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Chư Păh (Gia Lai) đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Qua đó, góp phần xây dựng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng, xây dựng thôn làng ngày càng phát triển.