Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

“Tình không biên giới” bên dòng Nậm Núa

Nam Hương - 20:30, 30/01/2022

Hai bản cách nhau một quả đồi, nhưng lại cùng lớn lên, ăn chung, tắm chung dòng Nậm Núa, thức dậy cùng tiếng gà gáy sáng. Từ bao đời nay, người dân hai bản Pa Thơm (xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) và Na Luông (cụm Sốp Hùn, huyện Mường Mày, tỉnh Phoong Sa Ly, nước CHDCND Lào) coi nhau là anh em một nhà…

Một góc bản Pa Thơm bên dòng Nậm Núa
Một góc bản Pa Thơm bên dòng Nậm Núa

Tối lửa tắt đèn có nhau 

Kết thúc buổi làm việc với chúng tôi tại UBND xã Pa Thơm, Bí thư Đảng ủy xã, ông Lò Văn Hoàn nhận được điện thoại thông báo sắp chuyển hàng đến. Ông Hoàn nói như giải thích, là hàng của người dân bản Pa Thơm gom tiền mua gạo, mì tôm, mắm, muối…, nhờ Bộ đội Biên phòng chuyển sang hỗ trợ người dân ở bản bên kia (bản Na Luông). Khổ thế đấy! Dịch bệnh phức tạp bà con bên này cũng khó khăn nhưng bên ấy người ta còn khó hơn.

Theo lời ông Hoàn, hai bản chỉ cách nhau một quả đồi, nhưng lại cùng lớn lên, ăn chung, tắm chung dòng Nậm Núa, thức dậy cùng tiếng gà gáy sáng. Từ bao đời nay, người dân hai bản có mối quan hệ khăng khít. Bà con coi nhau là anh em một nhà. Mỗi khi bản bên này có chuyện vui hay buồn cũng đều thông báo với người dân bên kia để cùng chia sẻ, giúp đỡ.

Đặc biệt, kể từ khi hai bản chính thức làm lễ kết nghĩa, tình anh em càng thêm nghĩa nặng tình sâu. Việc đi lại giữa hai bản cũng trở nên thuận tiện hơn và người dân hay qua lại thăm nhau như những thành viên trong gia đình.

Có mặt trong buổi nhận hàng cứu trợ giúp người dân bản Na Luông, ông Toòng Văn Linh, Trưởng bản Pa Thơm bày tỏ: Đã là anh em một nhà thì bất kể việc lớn, việc bé của bản Na Luông cũng là chuyện của bản Pa Thơm mình. Thời điểm chưa bị dịch Covid-19, chưa bị hạn chế qua lại thăm nhau, thì hễ nhà nào có đám cưới, lên nhà mới hay đám ma thì mọi người đều sang thăm hỏi, giúp đỡ, chia sẻ vui buồn.

Mặc dù cuộc sống người dân hai bản còn nghèo khó, nhưng với tinh thần “nhường cơm, sẻ áo”, “lá lành đùm lá rách”, bà con có gì quyên góp đó, hỗ trợ nhau mỗi khi khó khăn. Như chuyện gia đình chị Lò Thị Hay ở bản Na Luông (Lào) làm nhà, nhưng do gia đình nghèo khó, không đủ tiền làm. Biết được tin, bà con dân bản Pa Thơm cùng quyên góp, giúp đỡ, người thì giúp tiền, vật liệu, người thì góp công. Lần đó, gần 20 người ở Pa Thơm sang cùng với người dân Na Luông dựng nhà giúp chị Hay.

Cán bộ Trạm Kiểm soát Biên phòng Pa Thơm kiêm cầu nối đưa thư giúp người dân 2 nước trao đổi thông tin trong tình hình bị hạn chế xuất, nhập cảnh
Cán bộ Trạm Kiểm soát Biên phòng Pa Thơm kiêm cầu nối đưa thư giúp người dân 2 nước trao đổi thông tin trong tình hình bị hạn chế xuất, nhập cảnh

Đoàn kết để cùng nhau phát triển

Những năm trước, không có dịch bệnh phức tạp, vào ngày truyền thống kết giao Nhân dân hai bản, thì ngôi nhà của ông Lò Văn Héo, nguyên Trưởng bản Pa Thơm - người có nhiều công sức gắn kết tình anh em giữa hai bản, là “đại bản doanh” để người dân hai bản hội họp mỗi khi có việc.

Nhớ lại những ngày đầu tuyên truyền, vận động Nhân dân thống nhất kết nghĩa với bản Na Luông, ông Héo nói: Khi có chủ trương kết nghĩa hai bản, bà con Pa Thơm vui mừng lắm. Chính ông cùng cán bộ biên phòng, Bí thư Chi bộ và Trưởng bản đóng vai là những nhà "ngoại giao" đứng ra thương thuyết với bản Na Luông. “Sau nhiều buổi đi lại "đàm đạo", ngày 6/6/2013, lễ kết nghĩa bản Pa Thơm và Na Luông được tiến hành, Nhân dân hai bản chính thức là “người một nhà”. Ngày tổ chức lễ kết nghĩa người dân hai bản đốt lửa trại, nhảy múa cả ngày đêm".

Kể từ đó, vào ngày Tết cơm mới (Tết khẩu hó) của người Lào ở bản Pa Thơm cũng luôn đông vui, nhộn nhịp hơn, bởi được đón thêm nhiều bạn bè, người thân từ bản Na Luông sang chung vui. Người góp thêm con gà, ít gạo nếp nương, chút hoa quả, cùng vui bên mâm cơm, say trong chén rượu nồng, chúc cho bà con bản Pa Thơm cả năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt và đắm mình trong vòng xòe đoàn kết.

Ông Héo bảo, những cuộc gặp gỡ, giao lưu trong ngày lễ, Tết cổ truyền là dịp bà con trò chuyện “mách” cho nhau cách trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả. Chính quyền thì tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao để người dân hai bên hiểu hơn về bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, vun đắp cho tình đoàn kết của đồng bào dân tộc hai bên biên giới.

Là cán bộ trẻ, tâm huyết gắn bó với miền biên viễn, Thượng úy Phạm Văn Minh, Trạm trưởng Trạm Kiểm soát Biên phòng Pa Thơm luôn theo sát tình hình cơ sở, cũng như nắm bắt được giá trị, tầm quan trọng từ việc kết nghĩa anh em giữa hai bản đối với việc bảo vệ biên cương Tổ quốc.

Thượng úy Phạm Văn Minh kể: Ngoài các hoạt động của địa phương, hằng năm, trong các chuyến về khám bệnh, cấp thuốc, Bộ đội Biên phòng còn tổ chức giao lưu văn nghệ với bà con ngay tại trụ sở Trạm Kiểm soát. Những dịp như vậy, bà con hai bên đều vui lắm. Mọi người không còn khoảng cách về địa lý hay quốc tịch, cùng hòa vào tiếng hát, điệu múa; cùng nhau say với múa điệu lăm – vông…”.

Đứng trên con dốc đầu bản Pa Thơm phóng tầm mắt qua dòng Nậm Núa, bên kia bản Na Luông hiện lên yên bình với những mái nhà đỏ tươi. Bên này nhiều gia đình người Lào bản Pa Thơm cũng đang tất bật sửa sang lại nhà cửa để kịp đón năm mới… Diện mạo nông thôn hai bản đã đổi thay; tình cảm người dân hai bên ngày càng đoàn kết. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Tin nổi bật trang chủ
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước

Thời sự - BDT - 4 phút trước
Những ngày tới, nắng nóng sẽ tiếp tục xảy ra tại nhiều địa phương, nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Kinh tế - Giang Lam - 16:34, 01/05/2024
Với sự năng động, sáng tạo của mình, những năm gần đây, nhiều ông lang, bà mế ở Tuyên Quang đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền quý. Hành trình đưa dược liệu xuống phố của họ cũng nhiều điều thú vị.
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Công tác Dân tộc - Thiên An - 16:32, 01/05/2024
Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 15:02, 01/05/2024
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 12:31, 01/05/2024
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 12:29, 01/05/2024
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 12:12, 01/05/2024
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 11:44, 01/05/2024
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 11:37, 01/05/2024
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Thời sự - Thanh Nguyên - 11:33, 01/05/2024
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.