Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

PV - 10:48, 26/07/2024

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Quốc hội Lào treo cờ rủ tưởng nhớ Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Trịnh Dũng)
Quốc hội Lào treo cờ rủ tưởng nhớ Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Trịnh Dũng)

Đây là những nhận định, cảm nhận chung của đông đảo lãnh đạo, người dân Lào có tình cảm với đất nước và con người Việt Nam khi nhắc đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Lào, họ đã dành những lời nhận xét tốt đẹp nhất về nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đồng thời bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Thongsavanh Phomvihane cho biết, cá nhân ông từng nhiều lần được tiếp xúc với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Mỗi lần gặp gỡ, trao đổi với đồng chí Nguyễn Phú Trọng, ông đều cảm thấy ở đồng chí sự thân thiết, gắn bó.

Đánh giá về cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Thongsavanh Phomvihane khẳng định, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dồn hết sức lực tâm trí phục vụ sự nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam, nổi bật là công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Thongsavanh Phomvihane.
Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Thongsavanh Phomvihane

Ông khẳng định, dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam đã có nhiều biến chuyển tích cực, nhiều chỉ tiêu được thực hiện, kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng với nhịp độ tích cực trong suốt một thập kỷ qua. Đặc biệt, trong giai đoạn bùng phát dịch Covid-19, Việt Nam vẫn có thể duy trì nhịp độ tăng trưởng liên tục, đây là một kết quả quan trọng.

Đề cập đến đời sống người dân Việt Nam ngày càng được nâng cao, ông Thongsavanh Phomvihane cho rằng điều này cũng phản ánh đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” đang đi theo chiều hướng tốt đẹp. Việt Nam hiện là nước có mức độ thu hút đầu tư nước ngoài tốt, tăng trưởng thương mại với nước ngoài cũng tăng cao.

Đối với quan hệ hai nước Lào-Việt Nam, ông Thongsavanh Phomvihane cho rằng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo hết sức coi trọng và có đóng góp to lớn trong việc củng cố, tăng cường mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và Nhân dân hai nước.

“Đến thời điểm hiện tại, có thể nói mối quan hệ hai nước ngày càng ở mức cao hơn trước, cả về chiều rộng lẫn chiều sâu”, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cho biết.

Bày tỏ lòng thương tiếc sâu sắc đối với sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Lào Somsavat Lengsavad cũng cho rằng đó không chỉ là sự mất mát to lớn đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà cũng là sự mất mát đối với Đảng và Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào.

Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Lào Somsavat Lengsavad.
Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Lào Somsavat Lengsavad

Chia sẻ về những kỷ niệm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Somsavat Lengsavad cho biết đồng chí Nguyễn Phú Trọng luôn theo dõi, gắn bó thân thiết, luôn trăn trở về việc thắt chặt mối quan hệ truyền thống và tình đoàn kết đặc biệt giữa Việt Nam và Lào.

Khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nhà lãnh đạo luôn quan tâm sâu sắc và có đóng góp to lớn trong việc củng cố và phát triển mối quan hệ giữa hai nước, ông Somsavat Lengsavad dẫn chứng cho biết, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hợp tác giữa hai Đảng, hai Nhà nước về chính trị, kinh tế và nhiều lĩnh vực luôn bền chặt và ngày càng lớn mạnh.

Là một cựu sinh viên Lào đã từng học ở Việt Nam và coi Việt Nam như là quê hương thứ hai của mình, anh Phonekham Sysomphan chia sẻ, khi hay tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, anh đã rất đau buồn và không kìm được những giọt nước mắt, cảm giác như mất đi một người thân của mình.

Anh Phonekham Sysomphan, Biên tập viên Tạp chí AlounMai, cơ quan lý luận chính trị của Đảng nhân dân cách mạng Lào. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Anh Phonekham Sysomphan, Biên tập viên Tạp chí AlounMai, cơ quan lý luận chính trị của Đảng Nhân dân cách mạng Lào. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Anh cho biết, trong ánh mắt và trái tim của Nhân dân các dân tộc Lào, “Bác Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng” là một nhà lãnh đạo xuất sắc, kiên trung, trí tuệ, mẫu mực của Việt Nam và được người dân Lào yêu mến. Ông không chỉ là nhà lãnh đạo xuất sắc của Việt Nam trong thời đại mới mà còn là nhà lý luận có tầm ảnh hưởng lớn với bạn bè quốc tế.

“Đối với đất nước Lào của tôi, bác Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng là người có công lao rất to lớn. Bác đã góp phần xây dựng vun đắp tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nhà nước Việt Nam-Lào ngày càng thiết thực, đi vào chiều sâu, thực tế và hiệu quả”, anh Phonekham Sysomphan khẳng định.

Trong bức thư viết tay thấm đẫm nước mắt gửi Bà Ngô Thị Mận, Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Naly Sisoulith, Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith viết:

“Chị Mận thân mến ơi, tất cả người dân Việt Nam và người dân Lào đều biết đến tên tuổi anh Trọng, là một người đã cống hiến trọn cuộc đời của mình cho đất nước và Nhân dân Việt Nam cho đến hơi thở cuối cùng... Trong suốt nhiều năm qua, trên cương vị lãnh đạo của mình, mặc dù công việc hằng ngày rất bộn bề, nhưng anh ấy vẫn luôn quan tâm và nhớ đến đất nước Lào và người dân Lào, anh ấy đã giúp đỡ nước Lào chúng em rất nhiều cả về trí tuệ, bài học kinh nghiệm và cả về vật chất…”.

Bức thư viết tay của Bà Naly Sisoulith gửi Bà Ngô Thị Mận.
Bức thư viết tay của Bà Naly Sisoulith gửi Bà Ngô Thị Mận

Gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới Bà Ngô Thị Mận qua những con chữ, Bà Naly Sisoulith khẳng định: “Mặc dù anh Trọng đã rời xa chúng ta, nhưng tình cảm gắn bó giữa chị em chúng mình sẽ mãi trường tồn cùng với con cháu của chúng ta”.

Bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước mất mát của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhấn mạnh: “Đồng chí Nguyễn Phú Trọng tuy không còn nữa, nhưng sự nhớ thương, tình nghĩa chân thành, tình đồng chí đáng tôn trọng sẽ mãi ở trong trái tim tôi”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Media - BDT - 18 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á. Công nhận 108 “hóa thạch sống” ở Lâm Đồng là Cây di sản Việt Nam. Bảo tồn di sản ở Bản Cuôn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gia Lai có số ca tử vong do bệnh dại cao nhất cả nước

Gia Lai có số ca tử vong do bệnh dại cao nhất cả nước

Sức khỏe - Ngọc Thu - 36 phút trước
Ngày 20/5, tại thị trấn Chư Ty (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), Sở Y tế tỉnh Gia Lai phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức Lễ mít tinh phòng - chống bệnh dại năm 2025.
Gia Lai: Chấn chỉnh đạo đức nhà giáo, tăng cường công tác bảo vệ trẻ em

Gia Lai: Chấn chỉnh đạo đức nhà giáo, tăng cường công tác bảo vệ trẻ em

Giáo dục - Ngọc Thu - 36 phút trước
Ngày 20/5, UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản gửi các sở, ngành về việc chấn chỉnh đạo đức nhà giáo, tăng cường công tác bảo vệ trẻ em và phòng chống xâm hại học đường.
Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 38 phút trước
Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), trong thời gian qua, các địa phương đã tích cực, chủ động bố trí nguồn lực, thực hiện việc đối ứng ngân sách để đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực miền núi, vùng cao.
Thủ tướng: Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12/2025

Thủ tướng: Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12/2025

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Chiều tối ngày 20/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, đã chủ trì cuộc họp với các bộ ngành, đơn vị liên quan để rà soát việc triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.
Kiệt tác giữa đại ngàn Pù Luông

Kiệt tác giữa đại ngàn Pù Luông

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 21/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng. Kiệt tác giữa đại ngàn Pù Luông. Người Dao Nặm Đăm làm du lịch thời 4.0. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khoán bảo vệ rừng ở Bình Thuận: Vừa giữ rừng, vừa tăng sinh kế cho đồng bào DTTS

Khoán bảo vệ rừng ở Bình Thuận: Vừa giữ rừng, vừa tăng sinh kế cho đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thư - 2 giờ trước
Từ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bình Thuận đã triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ khoán bảo vệ rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích “kép”, vừa giữ rừng, vừa tăng sinh kế cho đồng bào DTTS.
Kiệt tác giữa đại ngàn Pù Luông

Kiệt tác giữa đại ngàn Pù Luông

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 21/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng. Kiệt tác giữa đại ngàn Pù Luông. Người Dao Nặm Đăm làm du lịch thời 4.0. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Yên Bái: Khơi dậy tình yêu sách và văn hóa đọc trong các gia đình DTTS và miền núi

Yên Bái: Khơi dậy tình yêu sách và văn hóa đọc trong các gia đình DTTS và miền núi

Trang địa phương - Minh Nhật - 19:26, 20/05/2025
Ngày 20/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái đã tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc”; cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” tỉnh Yên Bái năm 2025.
Nghệ nhân Ưu tú Yang Danh kể về 3 lần được gặp Bác Hồ

Nghệ nhân Ưu tú Yang Danh kể về 3 lần được gặp Bác Hồ

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 17:08, 20/05/2025
Nghệ nhân Ưu tú Yang Danh, tên thật là Yang Đêu, là người con dân tộc Ba Na (nhóm Ba Na Kriêm ), ở làng Tà Điệk, xã Vĩnh Hảo, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định). Người dân thường hay gọi ông với cái tên trìu mến là “Danh Ba Na”, bởi lẽ ông giống như một “kho tư liệu sống” về văn hoá Ba Na. Ông cũng là một số ít người con của đồng bào Ba Na có vinh dự 3 lần được gặp Bác Hồ.
Huế tiếp nhận hai áo dài của Hoàng Thái hậu Từ Cung

Huế tiếp nhận hai áo dài của Hoàng Thái hậu Từ Cung

Tìm trong di sản - Anh Trúc - 16:59, 20/05/2025
Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế vừa tổ chức tiếp nhận hai chiếc áo dài của bà Đức Từ Cung - thân mẫu của vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. Các hiện vật được chuyển từ Mỹ về Việt Nam.