Năm 2019, ngành Du lịch tỉnh Lai Châu phấn đấu đón 326.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 31.700 lượt; tổng doanh thu từ du lịch đạt trên 511 tỷ đồng. Để đạt mục tiêu, một trong những giải pháp của tỉnh là ưu tiên đầu tư phát triển sản phẩm du lịch chủ lực.
Phong Thổ (Lai Châu) là huyện thường xuyên chịu thiệt hại do mưa lũ gây ra, trong đó nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở gây ách tắc, ảnh hưởng tới việc lưu thông hàng hóa và cuộc sống của người dân. Để hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng này, huyện Phong Thổ đã đưa ra nhiều giải pháp kịp thời ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ.
Lai Châu là tỉnh vùng cao biên giới, đồng bào DTTS chiếm đa số, đời sống còn nhiều khó khăn. Chính vì vậy, mỗi khi chuẩn bị bước vào năm học mới, việc huy động học sinh ra lớp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục nơi đây.
Trên địa bàn huyện Phong Thổ (Lai Châu) vẫn còn hàng trăm hộ dân trong vùng có nguy cơ sạt lở, đá lăn,… Yêu cầu di dời các hộ dân là cấp thiết nhưng hiện địa phương chưa thực hiện được do chưa bố trí được kinh phí, chưa bố trí được mặt bằng cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu tái định cư…
Ngày 16/8/2019, UBND tỉnh Lai Châu đã tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40).
Từ khi Chỉ thị số 40-CT/TW (Chỉ thị số 40) ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội được ban hành và đi vào cuộc sống, đời sống kinh tế của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã có nhiều thay đổi tích cực.
Thường xuyên phối hợp tuần tra đường biên cột mốc; đến từng gia đình tuyên truyền vận động bằng tiếng của người Mông, nắm bắt tâm tư nguyện vọng từng người dân; những lời nói của ông luôn là lời hiệu triệu trái tim, khối óc của đồng bào dân tộc Mông nơi biên ải làm theo… Vì vậy ông Vàng A Sìa xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ (Lai Châu) được người dân gọi với cái tên trìu mền “Cây đại thụ nơi biên ải”.
Sin Suối Hồ là bản người Mông, nằm cheo leo trên đỉnh núi thuộc địa phận xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Trước kia, người dân Sin Suối Hồ chỉ biết cặm cụi làm nông nghiệp, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Nhưng chỉ sau vài năm làm du lịch, tư duy và nhận thức của bà con đã có những thay đổi rõ rệt trong việc tận dụng lợi thế mà thiên nhiên ưu ái.
Là huyện mới được chia tách từ huyện Than Uyên (2008), tuy nhiên huyện Tân Uyên (tỉnh Lai Châu) đã có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế-xã hội, trong đó, có phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM). Đây là địa phương được tỉnh Lai Châu lựa chọn là huyện đầu tiên về đích NTM vào năm 2020.
Vài chục hộ dùng chung khe nước nhỏ, có hộ phải bỏ ra số tiền gần chục triệu đồng mua ống dẫn nước, là tình trạng đang diễn ra gần 1 năm nay tại 4 bản tái định cư của xã Nậm Mạ (huyện Sìn Hồ, Lai Châu). Bà con nơi đây đang chịu cảnh thiếu nước, thậm chí ngay cả giữa mùa mưa.
Trước đây, huyện Sìn Hồ, được coi là điểm nóng về ma túy của tỉnh Lai Châu. Tệ nạn ma túy hoành hành khiến cho tình hình an ninh trật tự thôn bản phức tạp. Trong những năm gần đây, với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương và lực lượng công an, số vụ vi phạm liên quan đến ma túy cũng như số người nghiện ma túy trên địa bàn huyện đã giảm rõ rệt.
Vài năm trở lại đây, đồng bào các dân tộc ở huyện Tân Uyên (Lai Châu) đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng mắc ca-một loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với thổ ngưỡng, khí hậu của địa phương. Người tiên phong đưa mắc ca về đất Tân Uyên là Cựu thanh niên xung phong Nguyễn Xuân Cát.
Đại diện đơn vị thi công đường Pa Vệ Sủ (Lai Châu) cho biết, 3 công nhân bị chết và mất tích do mưa lũ đều không được ký hợp đồng lao động.
Từ chiều 23 đến sáng 24/6, trên địa bàn huyện Mường Tè, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) xảy ra mưa lớn trên diện rộng , gây lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá, làm thiệt hại về người, tài sản. Chính quyền huyện Mường Tè đã khẩn trương di dời 27 hộ dân sống gần suối trên địa bàn 2 xã Bum Nưa và Pa Vệ Sủ.
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lai Châu cho biết, sau trận mưa kéo dài đêm 23/6, trên địa bàn các huyện Mường Tè và Nậm Nhùn (Lai Châu) đã xảy ra lũ quét, cuốn trôi nhiều công trình; nhà cửa, tài sản, hoa màu của nhân nhân và bước đầu ghi nhận có 4 người bị lũ cuốn trôi.
Ngày 13/6, huyện Nậm Nhùn đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu DTTS lần thứ II, năm 2019. Tham dự có các ông Trần Hữu Chí, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; Lò Văn Cương, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy; Phạm Đức Minh, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện cùng lãnh đạo đại diện các ban, ngành tỉnh, huyện và 100 đại biểu tiêu biểu đại diện cho 27.000 đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện.
Trong các ngày từ 8-12/6, các huyện Mường Tè (Lai Châu), Lang Chánh (Thanh Hóa) và Kỳ Sơn (Nghệ An) đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III năm 2019. Đây là dịp để các địa phương đánh giá lại hiệu quả việc thực hiện các chính sách dân tộc giai đoạn 2014-2018; vinh danh các cá nhân, tập thể điển hình trong đồng bào DTTS trong nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời đề ra mục tiêu phấn đấu, phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
Trong 3 năm (2016-2018), toàn tỉnh Lai Châu đã có gần 13 nghìn hộ thoát nghèo; tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm 4,95%/năm, huyện nghèo giảm 5,7%/năm, hộ cận nghèo giảm 0,08%/năm. Có được kết quả này một phần từ việc triển khai có hiệu quả Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 28/6/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
Từ đôi bàn tay khéo léo của người nông dân Tày, những chiếc thìa, dĩa nhỏ xinh; cốc chén tiện dụng; giỏ, làn, khay lạ mắt… ra đời. Sản phẩm thân thiện với môi trường đã “vươn xa” đến Hà Nội, Lai Châu, Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh… Đó là thành quả của cô gái trẻ Trịnh Thị Thảo (sinh năm 1989) với ý tưởng khởi nghiệp và hành trình nỗ lực đánh thức giá trị sản phẩm từ mây, tre...
Những năm trước đây, trên địa bàn xã Tả Lèng (huyện Tam Đường, Lai Châu) tiềm ẩn nhiều yếu tố mất ổn định về an ninh, trật tự. Trước tình hình đó, phát huy tinh thần gắn kết cộng đồng, dòng họ Giàng đã trở thành điểm sáng trong việc thực hiện hiệu quả mô hình tự quản về an ninh trật tự của địa phương...