Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tiếp tục hoàn thiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi)

Hoàng Quý - 16:46, 27/05/2022

Sáng 27/5, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe nghe trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên họp
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên họp

Bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, bảo đảm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, tạo lập cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân và của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ sở, thời gian qua, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở như Nghị quyết số 55/NQ-UBTVQH10, Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11, Nghị định số 04/2015/NĐ-CP, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP.

Khẳng định các cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn nêu trên đặt ra yêu cầu cần nghiên cứu xây dựng và ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, việc xây dựng Luật này nhằm hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở nhằm bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân; tiếp tục khẳng định bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, Nhân dân là người chủ của đất nước. Đồng thời, bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động và trách nhiệm giải trình của chính quyền cơ sở, cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp; khắc phục những hạn chế, bất cập phát sinh trong thực tiễn.

Dự thảo Luật gồm 7 chương, 74 điều, quy định về nội dung, hình thức, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra Nhân dân và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở. Phạm vi “cơ sở” được xác định là xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) và cộng đồng dân cư trên địa bàn cấp xã; cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (gọi chung là cơ quan, đơn vị); doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khác có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động (gọi chung là doanh nghiệp), là nơi trực tiếp công khai thông tin, tổ chức lấy ý kiến, thực hiện các quyết định và chịu sự kiểm tra, giám sát của công dân, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình của Chính phủ
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình của Chính phủ

Bộ trưởng Bộ Nội vụ nêu cho biết, dự thảo Luật lần này có quy định về Thanh tra Nhân dân bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở, bảo đảm quyền kiểm tra, giám sát của Nhân dân đối với hoạt động của chính quyền, cơ quan, đơn vị. Đây là nội dung đang được quy định tại Luật Thanh tra. Tuy nhiên, Thanh tra Nhân dân có những điểm khác biệt về cách thức thành lập, nguyên tắc tổ chức hoạt động và thẩm quyền so với cơ quan Thanh tra nhà nước. Do đó, Chính phủ đề nghị bổ sung chế định Thanh tra Nhân dân trong luật này.

Ngoài ra, trong quá trình xây dựng, trình dự án Luật, còn có ý kiến khác nhau liên quan đến việc quy định về thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp.

Loại ý kiến thứ nhất, đề nghị dự án Luật quy định một chương riêng về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ tại các loại hình doanh nghiệp, trong đó quy định một số đặc thù đối với doanh nghiệp nhà nước.

Loại ý kiến thứ hai, đề nghị dự án Luật không quy định về thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp.

Chính phủ thống nhất với loại ý kiến thứ nhất. Trên cơ sở đó, dự thảo Luật quy định một chương về thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp. Chính phủ báo cáo và xin ý kiến Quốc hội.

Cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện các khái niệm của Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi)

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi). Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành về sự cần thiết ban hành Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) và cơ bản nhất trí với nhiều nội dung chủ yếu của dự thảo Luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh phát biểu tại phiên họp
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh phát biểu tại phiên họp

Dự thảo Luật sau khi chỉnh lý còn 96 điều, ít hơn 2 điều so với dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2, trong đó, bổ sung 1 điều, bãi bỏ 3 điều. Đồng thời, bố cục của một số chương, mục trong dự thảo Luật đã được chỉnh lý để bảo đảm hợp lý, rõ ràng, dễ theo dõi hơn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc sửa đổi Luật Thi đua, khen thưởng đã bảo đảm thể chế hóa kịp thời, đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng về “tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế. Dự thảo Luật có 8 nhóm điểm mới.

Thảo luận tại Hội trường, các đại biểu Quốc hội bày tỏ đồng tình cao với các quan điểm xây dựng Luật; và các nội dung của Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội. Một số đại biểu cho rằng cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện các khái niệm của Luật để bảo đảm cụ thể; mở rộng đối tượng được trao danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú”; cần có danh hiệu gia đình tiêu biểu để khuyến khích phong trào thi đua; cần bổ sung nguyên tắc không tặng nhiều danh hiệu thi đua cho một thành tích trong một phong trào thi đua; cân nhắc thẩm quyền xét khen thưởng đối với đại biểu Quốc hội chuyên trách tại địa phương…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tiếp xã giao Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Quốc hội Lào

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tiếp xã giao Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Quốc hội Lào

Sáng 21/9, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh đã tiếp xã giao Đoàn đại biểu của UBDT Quốc hội Lào do Chủ nhiệm UBDT Quốc hội Lào Khamchanh Sotapaserth làm Trưởng đoàn. Tham dự buổi tiếp có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông, cùng lãnh đạo một số Vụ, đơn vị trực thuộc UBDT. Dự buổi tiếp xã giao còn có Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội Trần Thị Hoa Ry cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tiếp xã giao Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Quốc hội Lào

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tiếp xã giao Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Quốc hội Lào

Sáng 21/9, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh đã tiếp xã giao Đoàn đại biểu của UBDT Quốc hội Lào do Chủ nhiệm UBDT Quốc hội Lào Khamchanh Sotapaserth làm Trưởng đoàn. Tham dự buổi tiếp có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông, cùng lãnh đạo một số Vụ, đơn vị trực thuộc UBDT. Dự buổi tiếp xã giao còn có Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội Trần Thị Hoa Ry cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.
Quảng Ninh: Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn tại huyện vùng cao Ba Chẽ

Quảng Ninh: Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn tại huyện vùng cao Ba Chẽ

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Thực hiện hướng dẫn của Chi cục Dân số – KHHGĐ tỉnh Quảng Ninh về triển khai nhiệm vụ công tác dân số năm 2023, Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ vừa ban hành Kế hoạch thực thiện đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống năm 2023 trên địa bàn huyện.
Kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long với các tỉnh Tây Bắc

Kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long với các tỉnh Tây Bắc

Du lịch - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Chiều 21/9, tại Tp. Lào Cai, Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch ĐBSCL với các tỉnh Tây Bắc. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Cục Du lịch Quốc gia, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch các tỉnh, thành phố ĐBSCL và Tây Bắc; đại diện các doanh nghiệp du lịch, khu du lịch, điểm du lịch của hai vùng…
Đồng bào DTTS ở Trà Tân không tụt lại phía sau!

Đồng bào DTTS ở Trà Tân không tụt lại phía sau!

Kinh tế - Hà Thanh Tú - 3 giờ trước
“Bình quân mỗi nhân khẩu ở thôn 4 có thu nhập 36 triệu đồng/năm; 100% số hộ có điện thắp sáng, nước sạch, đất sản xuất; đường thôn, ngõ xóm xanh - sạch - đẹp; thôn không có tệ nạn xã hội; 100% trẻ em trong độ tuổi đều đến trường …”, ông Thổ Đệ, dân tộc Chơ Ro, Trưởng ban công tác Mặt trận kiêm Trưởng thôn 4, xã Trà Tân (huyện Đức Linh, Bình Thuận) chia sẻ.
Tín dụng chính sách xã hội đồng hành cùng học sinh, sinh viên nghèo theo đuổi ước mơ

Tín dụng chính sách xã hội đồng hành cùng học sinh, sinh viên nghèo theo đuổi ước mơ

Xã hội - Mai Hương - 4 giờ trước
Trong những năm qua, tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đã trở thành người bạn đồng hành, tiếp sức cho học sinh, sinh viên (HSSV ) có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) theo đuổi ước mơ học đại học, cao đẳng và học nghề. Nguồn vốn vay của Chương trình cho vay vốn ưu đãi HSSV của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp cho nhiều hộ gia đình bớt đi một phần khó khăn, góp sức nuôi dưỡng ước mơ của các em được đến trường.
Thái Nguyên: Nhiều hộ nghèo thiếu hoặc không có đất sản xuất

Thái Nguyên: Nhiều hộ nghèo thiếu hoặc không có đất sản xuất

Công tác Dân tộc - Thiên An - 4 giờ trước
Hiện nay, toàn tỉnh Thái Nguyên còn 8.238 hộ nghèo (chiếm 66,33%) và 5.932 hộ cận nghèo (chiếm 48,44%) là người DTTS trong tổng số hộ nghèo và cận nghèo toàn tỉnh. Trong đó, nhiều hộ đang rơi vào tình cảnh thiếu hoặc không có đất sản xuất. Đây là một trong những "điểm nghẽn" khiến công tác giảm nghèo trở thành bài toán khó ở địa phương.
Tin trong ngày - 18/9/2023

Tin trong ngày - 18/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 18/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ. Lễ hội quảng diễn Lân Sư Rồng thành phố Huế. Những đứa con dân tộc Chứt của đồn Biên phòng Bản Giàng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Giải pháp sinh kế thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai cộng đồng

Giải pháp sinh kế thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai cộng đồng

Xã hội - Phạm Tiến - 4 giờ trước
Miền Trung là khu vực chịu nhiều tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu với thiệt hại không nhỏ về người và tài sản do thiên tai gây ra hằng năm. Do đó, việc đưa ra các giải pháp để hạn chế thiệt hại do biến đổi khí hậu giúp người nông dân giảm thiểu rủi ro là điều hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, việc tạo ra các sinh kế thích ứng để người nông dân phát triển kinh tế - xã hội có ý nghĩa rất lớn. Mới đây, trong khuôn khổ Diễn đàn “Giải pháp sinh kế thích ứng và giảm thiểu thiên tai tại cộng đồng” diễn ra tại TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, nhiều chuyên gia đã có ý kiến tâm huyết bàn về 2 vấn đề trọng tâm: sinh kế và giảm thiểu rủi ro thiên tai.
Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, xóa tình trạng hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, xóa tình trạng hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 5 giờ trước
Với những nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị bằng nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho người dân trong việc nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, đến nay, các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa cơ bản đã xóa tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Tình trạng tảo hôn giảm dần qua từng năm.
Bình Thuận: Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh

Bình Thuận: Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 5 giờ trước
UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành Kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình năm 2023. Các tiêu chí rà soát phải bảo đảm trung thực, công khai, minh bạch.
Bình Thuận: Tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức đối tượng 3

Bình Thuận: Tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức đối tượng 3

Công tác Dân tộc - Lê Vũ - Lê Phương - 5 giờ trước
Từ ngày 18-20/9/2023 , tại thành phố Phan Thiết, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận phối hợp với Học viện Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho 47 cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng 3, là Trưởng, Phó Trưởng phòng các sở, ban, ngành của tỉnh; Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND và UBND cấp xã; Chủ tịch Mặt trận xã; Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ xã.
Khai mạc Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Khai mạc Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Tin tức - L.Phương - 5 giờ trước
Sáng 21/9, tại Tp. Nha Trang (Khánh Hòa), Bộ Tư Pháp đã tổ chức Khai mạc Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV, khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Tham dự và điều hành khai mạc có ông Nguyễn Thanh Tịnh - Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng Phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương, Trưởng ban Tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV.