Theo thống kê chưa đầy đủ của Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Bắc Giang hiện nay, toàn tỉnh có gần 50 trẻ mắc bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia), phân bố chủ yếu ở các huyện có đông đồng bào DTTS cư trú như Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế; nhiều nhất là huyện Sơn Động, với gần 40 người mắc bệnh. Điều đáng nói là vấn đề này hiện vẫn chưa được các cơ quan chuyên ngành quan tâm, tìm hiểu nguyên do.
Ở thành phố, đô thị, để có người trong gia đình đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cũng không phải là điều nhà nào cũng làm được. Vậy mà ở nơi rẻo cao biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có một gia đình người Mông đã có những 4 thạc sĩ, và sắp tới sẽ là 6 thạc sĩ.
Suốt một thời gian dài, tình trạng chảy máu chất xám thường xuyên xảy ra ở nước ta. Đó là hiện tượng nhiều du học sinh Việt Nam được đào tạo bài bản tiến sĩ, thạc sĩ ở các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới không trở về nước. Theo đó, nhiều địa phương ra sức “trải thảm đỏ” mời họ về làm việc.
Vừa qua, người dân cả nước “ngả mũ” trước cụ ông Lê Phước Thiệt (huyện Đại Lộc, Quảng Nam) nhận bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh Trường Đại học Duy Tân ở tuổi 85 với vị trí thủ khoa. Có lẽ cụ Thiệt đã ghi kỉ lục là thạc sĩ lớn tuổi nhất ở Việt Nam từ trước tới nay.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT quy định danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học. Theo đó, hàng loạt ngành học mới trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ chính thức được bổ sung.