Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thương binh và những câu chuyện thời bình

PV - 14:23, 27/07/2018

Bản thân là thương binh hạng 2/4, song ngót 50 năm qua, ông Lê Thành Đô không chịu đầu hàng số phận. Ông đã vươn lên học tập, đi tu nghiệp gần 20 nước trên thế giới để trở thành một bác sĩ giỏi. Không những vậy, khi về hưu ông còn mở một xưởng sản xuất chân tay giả làm miễn phí cho người khuyết tật ở khắp mọi miền Tổ quốc.

Bài cuối: Người thương binh với những mảnh ghép sâu nặng tình người

Những mảnh ghép nối liền số phận

Nằm khép mình trong ngõ Gốc Đề, đường Minh Khai, TP. Hà Nội, xưởng sản xuất chân tay giả của bác sĩ Lê Thành Đô luôn tấp nập người ra vào. Ở đây, ai cũng thường trực một nụ cười trên môi.

thương binh Bác sĩ Đô vừa làm bàn tay giả miễn phí cho chị Từ Thanh Thủy.

Gặp chúng tôi tại nhà của bác sĩ Lê Thành Đô, chị Từ Thanh Thủy, dân tộc Sán Dìu ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh hoan hỉ kể về hành trình nối lại bàn tay của mình. Chị Thủy sinh năm 1979, ở một vùng quê hẻo lánh, nơi quanh năm chịu cảnh đói nghèo. Khi tuổi đời vừa mới đôi mươi, chị đã vội lập gia đình như biết bao người phụ nữ cùng quê khác.

Nhà nghèo, không công ăn việc làm lại đông con, nên gia đình chị quanh năm sống trong túng thiếu. Rất may, 5 năm trở lại đây, khi con chị đủ lớn để bớt bìu ríu mẹ, chị mới kiếm được việc làm thêm là đi làm gạch. Tuy nhiên, hạnh phúc ngắn chẳng tày gang, năm 2017, chị bị máy đùn gạch nghiền nát bàn tay phải, buộc phải tháo khớp.

Do chị Thủy làm việc tự do, không có hợp đồng nên khi xảy ra tai nạn lao động, chị không nhận được một đồng nào tiền bồi thường. Vậy là, sau bao năm tích cóp, chị Thủy đành chi trả toàn bộ cho việc nằm viện. Ra viện, với một bàn tay bị cụt nhưng chị cũng không có tiền làm tay giả, nên đành để vậy. Suốt một năm nay, từ một người nhanh nhẹn hoạt bát, chị gần như chỉ quanh quẩn ở nhà, trở nên lầm lì ít nói.

Thế rồi, trong một lần xem truyền hình, chị Thủy biết đến xưởng sản xuất chân tay giả miễn phí của bác sĩ Lê Thành Đô. Đánh liều bắt xe hơn 200 cây số, chị gõ cửa người bác sĩ già với tâm trạng thấp thỏm lo âu. Rất may, sau khi nghe chị trình bày hoàn cảnh, bác sĩ Lê Thành Đô đã nhận lời giúp đỡ. Hôm chúng tôi đến đúng dịp chị Thủy được nhận bàn tay này.

Chị Thủy xúc động tâm sự: “Vậy là cuộc đời tôi đã bước sang một trang mới. Gặp bác sĩ Đô là một may mắn đối với tôi. Vì bên cạnh có được bàn tay mới, tôi còn có thêm niềm tin và nghị lực trong cuộc sống đầy khó khăn này”.

Chị Thủy chỉ là 1 trong gần 650 mảnh đời thiệt thòi được bác sĩ Lê Thành Đô giúp đỡ. Lần giở những trang giấy đã ố vàng theo thời gian, bác sĩ Lê Thành Đô cho biết, đây là danh sách của những người mà ông giúp đỡ làm tay chân giả, trong đó có nhiều người DTTS ở vùng sâu, vùng xa như cháu Đinh Thị Huệ, sinh năm 2007, dân tộc Mường ở Hòa Bình, Ma Hồng Linh, sinh năm 2015, dân tộc Tày ở Cao Bằng, Mai Thị Lan sinh năm 2006, dân tộc Thái ở Sơn La…

thương binh Xưởng sản xuất của bác sĩ Đô luôn có người đến giúp đỡ.

Nhân thêm lòng nhân ái Ngồi trò chuyện với bác sĩ Lê Thành Đô, chúng tôi mới thấy ông là con người giàu nghị lực, giàu sức chiến đấu đến mức nào. Trở về từ chiến trường với một phần cơ thể thương tật (61%), cựu chiến binh Lê Thành Đô được đưa về điều trị tại khu điều dưỡng Thanh Hóa. Ở đây, ông đã không đầu hàng số phận mà quyết tâm quên đi đau đớn để tiếp tục dùi mài kinh sử. Sau đó, ông thi đỗ vào Trường Kinh tế - Kế hoạch (nay là Trường Đại học Kinh tế Quốc dân).

Theo học Kinh tế được một năm, cảm thấy ngành này không phù hợp với bản thân nên ông đã thi vào Đại học Y khoa Hà Nội với ước mơ trở thành bác sĩ. Sau 6 năm học tập và nghiên cứu, bác sĩ Đô được phân công về Trung tâm Điều dưỡng thương binh nặng tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, làm Trưởng phòng Y tế. Tại đây, ông đã dành toàn bộ thời gian, tâm huyết để chữa trị cho những người cùng hoàn cảnh với mình nhưng kém may mắn hơn. Đa số những người điều trị tại đây là thương binh hạng nặng, bị liệt cột sống, mất khả năng đi lại. Đây cũng chính là những năm tháng ông ấp ủ ước mơ lớn nhất cuộc đời mình, đó là làm ra những đôi chân, tay giả để giúp đỡ cho người khuyết tật.

Đến năm 1985, bác sĩ Đô về Hà Nội, công tác tại Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Ông tham gia Dự án sản xuất chân, tay giả của Viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng. Đồng thời, làm giảng viên, phụ trách Dự án Đào tạo kỹ thuật viên chỉnh hình tại Trường Đại học Lao động-Xã hội.

Trong suốt 30 năm công tác, bác sĩ Đô đã được cử đi nghiên cứu và học tập ở gần 20 quốc gia như Đức, Hà Lan, Ấn Độ… để nghiên cứu về chấn thương chỉnh hình. Chừng ấy năm tôi luyện, bác sĩ Lê Thành Đô đã trở thành một trong những người đầu ngành cả nước về phục hồi chức năng.

Đến năm 2004, bác sĩ Lê Thành Đô được nghỉ hưu theo quyết định của Nhà nước. Nhưng sự nhiệt huyết, chất lính đã thôi thúc ông dù hưu nhưng không nghỉ. Vậy là, ông lại lặn lội đi khắp nơi vận động mở một xưởng sản xuất chân tay giả với mục đích giúp người khuyết tật nghèo có cơ hội tiếp cận dịch vụ này.

Dù đã có chuyên môn và tâm huyết với công việc nhưng thời gian đầu, việc mở xưởng cũng gặp không ít khó khăn. Từ kinh phí đầu tư, máy móc cho đến nguồn nhân lực và các chi phí khác…, bác sĩ Đô và các đồng nghiệp phải tận dụng những dụng cụ thanh lý, mua vật liệu đồng nát với giá rẻ hơn rất nhiều lần rồi sửa chữa, cải tiến để có hiệu quả sử dụng cao và giảm chi phí. Kinh phí xây dựng xưởng ban đầu lên đến hàng trăm triệu đồng, một con số khá lớn đối với một bác sĩ lúc bấy giờ. Nhưng vượt qua mọi khó khăn ông vẫn duy trì xưởng sản xuất đó gần 15 năm nay.

Không đơn độcChia sẻ về bí quyết để có thể giữ vững xưởng sản xuất miễn phí cho người khuyết tật nghèo, bác sĩ Lê Thành Đô “bật mí”, trong suốt hành trình ông không đơn độc. Dù ban đầu khó khăn, nhưng ông luôn nhận được sự cộng tác, giúp đỡ từ bạn bè, đồng nghiệp và cộng đồng xã hội; tổ chức thiện nguyện trong và ngoài nước trợ lực.

Đặc biệt là sự trợ giúp đắc lực từ 3 người đồng nghiệp, cũng là 3 người học trò của ông. Đó là anh Lê Văn Thà, Nguyễn Nhật Linh và Nguyễn Văn Ngọc; hay những người “bạn thân” của xưởng như ông Willam Hoyt, Chủ tịch Unireach International (Mỹ); ông Kim, Chủ tịch Young San-ChoyoungKi Foundation (Hàn Quốc); ông Rodd Mann (Mỹ); bà Trần Thúy Nga ở Hà Nội…

Không những vậy, nhiều bác sĩ từ các bệnh viện Việt Đức, Viện Phục hồi chức năng, Trường Đại học Lao động, Thương binh-Xã hội tranh thủ những ngày nghỉ lễ, tết cũng về trợ giúp đắc lực cho ông.

Có thể nói, bác sĩ Lê Thành Đô không chỉ là tấm gương cho những người là thương binh, bệnh binh mà còn là tấm gương sáng cho ý chí, nghị lực và lòng nhân ái. Câu chuyện của ông thực đã trở thành nguồn cảm hứng, hướng con người đến những việc tốt đẹp, tích cực, tử tế trong cuộc sống hôm nay.

HIẾU ANH - HƯƠNG GIANG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai là một trong những địa phương trọng điểm phát triển nông-lâm nghiệp của tỉnh. Để phát huy những tiềm năng, lợi thế các nguồn lực, huyện đã có nhiều giải pháp "kích thích" để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, tạo thu nhập ổn định cho nông dân.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Chiều 23/11, tại Hoàng cung Campuchia ở Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni.
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Giáo dục - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.
Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Kinh tế - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai là một trong những địa phương trọng điểm phát triển nông-lâm nghiệp của tỉnh. Để phát huy những tiềm năng, lợi thế các nguồn lực, huyện đã có nhiều giải pháp "kích thích" để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, tạo thu nhập ổn định cho nông dân.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Media - Vàng Ni - Thu Hà - 6 giờ trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Media - BDT - 6 giờ trước
Lễ Kỳ yên được tổ chức vào dịp đầu Xuân mới. Mục đích thực hiện nghi lễ thể hiện sự biết ơn của con người với trời, đất, với tổ tiên; đồng thời cầu trời cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi, nhà nhà được áo ấm, no cơm, có cuộc sống bình an, không bệnh tật.
Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Sắc màu 54 - Trường Giang - Sông Lam - 6 giờ trước
Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi sản phẩm du lịch cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa và sự bài bản, chuyên nghiệp trong cách làm du lịch là những yếu tố quan trọng để tạo nên điểm nhấn, sức hút đối với du khách. Với bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa, tỉnh Bắc Giang có đầy đủ các chất liệu để tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn.
Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc từ gia đình. Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê. Puih Đup trao truyền vốn văn hóa dân tộc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Giáo dục - Mỹ Dung - 6 giờ trước
Em Triệu Đức Duy, dân tộc Dao, học sinh lớp 7A1, Trường THCS Trới, TP. Hạ Long (Quảng Ninh) là một trong những học sinh xuất sắc vừa đoạt giải Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia năm 2024. Ngoài nỗ lực, cố gắng trong học tập, Duy còn tích cực đọc sách và lan tỏa văn hóa đọc tới bạn bè, cộng đồng nơi em học tập, sinh sống.
Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Phóng sự - Trọng Bảo - 6 giờ trước
Với sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương và toàn xã hội; khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai) đang dần hồi sinh sau thiên tai, vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”.
Nghệ An xây mới hơn 1.300 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo

Nghệ An xây mới hơn 1.300 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo

Xã hội - Vân Khánh - 7 giờ trước
Thực hiện Dự án Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, đến nay, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây mới 1.306 căn nhà cho 838 hộ nghèo, 198 hộ cận nghèo... Tỉnh phấn đấu đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Phú Lương (Thái Nguyên) nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ đa dạng hóa sinh kế

Phú Lương (Thái Nguyên) nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ đa dạng hóa sinh kế

Kinh tế - Thảo Khánh - 7 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025, huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và thiết thực. Đặc biệt, việc tập trung nguồn lực hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, để giúp các hộ có hoàn cảnh khó khăn chủ động vươn lên thoát nghèo, qua đó đã góp phần giảm dần khoảng cách chênh lệch giữa các khu vực, địa phương và các nhóm dân cư trên địa bàn.
Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 7 giờ trước
Không chỉ là tấm gương mẫu mực trong làm kinh tế giỏi, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong thời gian qua, lực lượng già làng, trưởng thôn, Người có uy tín ở Quảng Nam đã góp phần không nhỏ trong việc đẩy lùi các hủ tục, tệ nạn, tình trạng tảo hôn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nhờ đó, nhận thức của người dân ngày càng được nâng lên, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền của tỉnh.