Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thương binh và những câu chuyện thời bình

PV - 10:05, 25/07/2018

Chiến tranh qua rồi, bữa cơm không còn đùng đoàng tiếng súng. Những đêm khuya, người lính cũng không phải giật mình bởi pháo sáng, đạn bom. Nhiều nữ chiến sĩ quê ở tỉnh Bắc Giang trở về quê nhà với mong ước giản đơn như biết bao người phụ nữ khác là tìm kiếm hạnh phúc gia đình. Thế nhưng, không phải ai cũng may mắn được hưởng chút hạnh phúc bình dị đó.

Bài 3: Tìm nhau sau cuộc chiến

Hội Nữ chiến sĩ tỉnh Bắc Giang dâng hương tại Thành cổ Quảng Trị. Hội Nữ chiến sĩ tỉnh Bắc Giang dâng hương tại Thành cổ Quảng Trị.

Nỗi đau mất mát

Những đêm ngủ rừng, đạn bom, khiến họ vô tình đã nhiễm phải

chất độc da cam. Thứ chất độc quái ác đó đã cướp đi hạnh phúc của biết bao gia đình. Chị Trần Thị Hoa, quê gốc ở Thanh Hóa từng vào sinh ra tử suốt những năm tháng chống Mỹ tại Trường Sơn. Hòa bình lập lại, chị nghe theo tiếng gọi của tình yêu về lập gia đình với người thương binh từng gặp trong quân ngũ ở thôn Đồng Lân, xã Đồng Kỳ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

Một năm sau, hạnh phúc của họ được nhân lên khi chị đã mang bầu. Thế nhưng, niềm vui chẳng trọn vẹn khi người con đầu lòng sinh ra không được bình thường. Thấm thoắt ngót 40 năm, hai người sinh được bảy đứa con, đứa nào cũng bị dị tật bẩm sinh. Mãi sau này, chị mới biết chính những năm tháng ác liệt trong chiến tranh chị đã bị nhiễm chất độc màu da cam nên ảnh hưởng đến chuyện sinh con. 40 năm sau ngày cưới, là từng ngày tháng chị chịu đựng nỗi đau đớn về thể xác do những vết thương cũ tái phát. Đau lòng nhất là chị phải chịu nỗi bất hạnh khi sinh con không được bình thường. Đến năm 2010, thêm một lần nữa chị đau đớn khi người chồng vĩnh viễn ra đi.

Chị Đinh Thị Luân (SN 1957) ở thôn Trại Cháy, xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn tình nguyện nhập ngũ khi mới 16 tuổi. Bảy năm công tác tại Sư đoàn 473, chị lập không ít chiến công và nhiều lần được khen thưởng. Sau ngày đất nước thống nhất, chị kết duyên với một người cùng quê. Tuy vậy, gia đình chị liên tiếp xảy ra nhiều biến cố. Bản thân chị bị ảnh hưởng chất độc màu da cam và bệnh sỏi thận nên sức khỏe yếu, thậm chí nhiều lần bị tai biến tưởng chừng không qua khỏi. Chồng chị bị liệt một chân, con trai cả ốm đau triền miên, gia đình chỉ biết dựa vào người con trai út, nhưng người con út đó không có việc làm ổn định nên cuộc sống gia đình rất khó khăn.

Những người như chị Luân dù bệnh tật nhưng ít nhất vẫn còn có con là nguồn động viên tinh thần. Nhiều nữ chiến sĩ trở về phải sống phần đời còn lại, trong bệnh tật và cô đơn. Cho đến giờ đây, những người đồng đội vẫn còn đầy thương cảm với người chiến sĩ quá cố Nguyễn Thị Mai (SN 1955) ở thôn Làng Chẽ, xã An Lập, huyện Sơn Động. Sau khi hòa bình lập lại, chị về quê sống cô quạnh một mình trong căn nhà cũ với những vết thương quặn thắt. Cuối đời chị bị ung thư và bệnh thận hành hạ cho đến lúc ra đi.

Thương binh và những câu chuyện thời bình Chị Nguyễn Thị Vinh, Chủ tịch Hội đại diện trao nhà cho chị Trần Thị Hoa.

Tìm nhau để sẻ chia

Trở về sau cuộc chiến, nhiều nữ chiến sĩ phải đối mặt với những mảnh đời éo le, bù lại họ vẫn luôn nhận được sự giúp đỡ của đồng đội. Những năm qua, nhiều nữ chiến sĩ ở Bắc Giang tìm đến để sẻ chia, động viên, giúp đỡ lẫn nhau. Chị Nguyễn Thị Vinh, Chủ tịch Hội Nữ chiến sĩ Trường Sơn tâm sự, ngay sau cuộc chiến tranh chống Mỹ kết thúc, mỗi người trở về đời thường lặn lội với cuộc sống mưu sinh, nhưng trong họ không nguôi nhớ về nhau.

Ở các địa phương, chị em vẫn tìm đến nhau để thăm hỏi nhau, nhưng do đời sống của ai cũng khó khăn nên phải đến năm 2007, Câu lạc bộ Nữ chiến sĩ Trường Sơn mới chính thức được thành lập. Đến năm 2009, được sự quan tâm của chính quyền, Câu lạc bộ đã phát triển thành Hội Nữ chiến sĩ Trường Sơn tỉnh Bắc Giang (Hội). Đến năm 2015, Hội đã tổ chức được Đại hội Đại biểu lần thứ hai nhiệm kỳ 2015-2020. Hiện nay, Hội có 270 hội viên ở 9 huyện, thành phố. Hội gồm 215 bộ đội, 32 thanh niên xung phong và 23 dân công hỏa tuyến.

Kể từ khi được thành lập, Hội đã tích cực tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa. Riêng năm 2017, Ban liên lạc tổ chức cho chị em gặp mặt thân mật vào các ngày lễ lớn như Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày mở đường Trường Sơn 19/5; Ngày thương binh liệt sĩ 27/7, tại các ngày lễ có gần 700 lượt hội viên tham gia.

Ngoài ra, năm 2017, Ban liên lạc của Hội đã tổ chức 27 buổi giao lưu với Hội Cựu chiến binh, và Hội Nữ chiến sĩ Trường Sơn các tỉnh khác. Hội cũng tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như, đưa hội viên về thăm các khu di tích lịch sử Pắc Pó, Khe Sanh, Ngã ba Đồng Lộc, thăm chiến trường xưa tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị…

Đặc biệt, những năm qua, Hội liên tục cập nhật hoàn cảnh của các hội viên để sẻ chia, giúp đỡ kịp thời. Năm 2013, Ban liên lạc Hội đã kêu gọi ngân sách từ Hội truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh Việt Nam hỗ trợ gia đình chị Đinh Thị Luân 50 triệu đồng xây dựng nhà tình nghĩa. Ngoài ra, Hội cũng hỗ trợ 15 triệu đồng để chị Luân trang trải cuộc sống. Trong năm 2017, với sự năng động, nhiệt tình, lãnh đạo Hội đã đến nhiều đơn vị để vận động tài trợ cho các chị em gặp hoàn cảnh khó khăn. Qua đó, Hội đã kêu gọi để xây dựng cho chị Trần Thị Hoa căn nhà mới trị giá 81 triệu đồng… Trong năm 2015, Hội cũng đã tích cực đến thăm nom, chăm sóc chị Nguyễn Thị Mai những ngày cuối đời, đến khi chị mất.

Từ khi thành lập đến nay, Hội Nữ chiến sĩ Trường Sơn tỉnh Bắc Giang đã vận động hỗ trợ xây dựng gần 10 căn nhà tình nghĩa cho hội viên nghèo, tặng hơn 400 suất quà cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn, những việc làm của Hội Nữ chiến sĩ Trường Sơn tỉnh Bắc Giang thật sự là những việc làm rất có ý nghĩa. Điều đó đã góp phần chung tay xoa dịu nỗi đau sau cuộc chiến và tiếp tục truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam “Anh hùng, bất khuất, trung hậu đảm đang”.

HIẾU ANH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Định vị thương hiệu "Đệ Nhất danh Trà" và định hướng phát triển du lịch bền vững

Định vị thương hiệu "Đệ Nhất danh Trà" và định hướng phát triển du lịch bền vững

Nhân kỷ niệm 5 năm Ngày Trà thế giới (21/5/2020 - 21/5/2025) và định hướng phát triển bền vững cho ngành Chè Việt Nam, ngày 20/5, tại Không gian Văn hóa Trà của Hợp tác xã Chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), phối hợp với Hội Chè Thái Nguyên tổ chức diễn đàn “Thái Nguyên - Trăm năm Đệ Nhất danh Trà”.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung tiếp xã giao Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung tiếp xã giao Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam

Ngày 21/5, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung đã tiếp xã giao bà Ingrid Christensen, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam. Tham dự buổi tiếp có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Văn phòng ILO tại Việt Nam.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Thời sự - PV - 20:00, 21/05/2025
Đồng chí Trần Đức Lương, sinh ngày 5/5/1937, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã từ trần hồi 22 giờ 51 phút ngày 20/5/2025, tại Nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.
Bóng đá Việt Nam thuộc nhóm hạt giống số 1 tại SEA Games 33 - Thái Lan 2025

Bóng đá Việt Nam thuộc nhóm hạt giống số 1 tại SEA Games 33 - Thái Lan 2025

Thể thao - Hoàng Minh - 18:56, 21/05/2025
Ban Thi đấu Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) vừa có cuộc họp tại Bangkok (Thái Lan), nhằm thảo luận, thông qua kế hoạch tổ chức các giải bóng đá ở giai đoạn còn lại của năm 2025 và các giải đấu quan trọng của năm 2026, trong đó trọng tâm là môn bóng đá nam và nữ tại SEA Games 33.
Ông Quảng Văn Đại “từ điển sống” của đồng bào Chăm

Ông Quảng Văn Đại “từ điển sống” của đồng bào Chăm

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 18:55, 21/05/2025
Cả sư Đổng Bạ, Phó Chủ tịch Hội đồng Chức sắc Chăm Bàlamôn tỉnh Ninh Thuận, giới thiệu ông Quảng Văn Đại là cố vấn phong tục của Hội đồng. Ông là người tận tâm, tâm huyết với việc nghiên cứu phong tục, tập quán và sưu tầm di sản văn hóa Chăm trên địa bàn tỉnh. Với tri thức uyên thâm và sự cống hiến không ngừng nghỉ, ông được xem là tấm gương trí thức tiêu biểu, “từ điển sống” trong công tác bảo tồn và phát triển văn hóa Chăm.
Kon Tum: Khánh thành nhiều công trình ý nghĩa dành cho đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh

Kon Tum: Khánh thành nhiều công trình ý nghĩa dành cho đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh

Trang địa phương - Ngọc Chí - 18:52, 21/05/2025
Trong không khí vui mừng, phấn khởi, đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei đã cùng với lãnh đạo tỉnh Kon Tum khánh thành công trình đường giao thông, nhà rông, trường học. Những công trình ý nghĩa, thắm đượm nghĩa tình này được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) và nguồn xã hội hóa do chính các đồng chí lãnh đạo tỉnh Kon Tum kêu gọi. Giờ đây, đồng bào Xơ Đăng ở vùng khó khăn này có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và con em có trường lớp khang trang để học tập.
Bổ sung 5 địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật tại Việt Nam từ ngày 22/5 đến ngày 02/6

Bổ sung 5 địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật tại Việt Nam từ ngày 22/5 đến ngày 02/6

Thời sự - Thanh Huyền - 18:50, 21/05/2025
Vừa qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ Dân tộc và Tôn giáo về việc xin bổ sung địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật –bảo vật Quốc gia Ấn Độ từ ngày 22/5 đến ngày 02/6/2025. Theo đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị bổ sung địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật tại 5 tỉnh, thành tại Việt Nam, phục vụ nhân dân chiêm bái, gồm: chùa Bái Đính, Ninh Bình (21 đến 22/5); chùa Phúc Sơn, Bắc Giang (22 đến 24/5); Cung Trúc Lâm Yên Tử, Quảng Ninh (25 đến 28/5); chùa Chuông, Hưng Yên (28 đến 29/5); chùa Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng (30/5 đến 2/6).
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á. Công nhận 108 “hóa thạch sống” ở Lâm Đồng là Cây di sản Việt Nam. Bảo tồn di sản ở Bản Cuôn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khẩn trương hoàn thiện xây dựng nghị định về phân cấp, phân quyền lĩnh vực dân tộc, tôn giáo

Khẩn trương hoàn thiện xây dựng nghị định về phân cấp, phân quyền lĩnh vực dân tộc, tôn giáo

Thời sự - PV - 18:07, 21/05/2025
Sáng 21/5, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc họp với Bộ Dân tộc và Tôn giáo về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững

Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững

Tin tức - Minh Nhật - 15:48, 21/05/2025
Việc để cộng đồng, người dân địa phương tham gia vào quá trình ra quyết định, tổ chức các hoạt động văn hóa và hưởng lợi về mặt kinh tế và xã hội từ các sáng kiến ​​liên quan đến di sản bảo đảm tính bền vững lâu dài của di sản.
Quốc hội thông qua Nghị quyết rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV - Bầu cử Quốc hội khoá XVI vào ngày 15/3/2026

Quốc hội thông qua Nghị quyết rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV - Bầu cử Quốc hội khoá XVI vào ngày 15/3/2026

Thời sự - Hoàng Quý - 15:45, 21/05/2025
Ngày 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết tán thành thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 và Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
Lào Cai đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số đến các vùng lõm, vùng đồng bào DTTS

Lào Cai đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số đến các vùng lõm, vùng đồng bào DTTS

Tin tức - Trọng Bảo - 15:38, 21/05/2025
Sáng ngày 21/5, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số”.
Các tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Các tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 15:32, 21/05/2025
Ngày 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.