Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng: Thái Bình cần lấn biển và làm ngay tuyến đường 10 làn kết nối với Hưng Yên

PV - 6 giờ trước

Làm việc với tỉnh Thái Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tỉnh cần lấn biển để có không gian mới cho khu kinh tế, hạ tầng, công nghiệp để phát triển bứt phá; đồng thời chỉ đạo nghiên cứu làm ngay tuyến đường thẳng nhất với quy mô 10 làn từ khu vực TP. Hưng Yên tới khu vực TP. Thái Bình và kết nối với các tuyến cao tốc trong vùng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng Thái Bình chưa phát huy hết tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh; kinh tế chưa có bước phát triển bứt phá, đột phá - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng Thái Bình chưa phát huy hết tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh; kinh tế chưa có bước phát triển bứt phá, đột phá - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 12/5, tại tỉnh Thái Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình về đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình 4 tháng đầu năm 2025 và nhiệm kỳ 2020 - 2025; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới; cho ý kiến về các đề xuất, kiến nghị của tỉnh.

Cùng dự cuộc làm việc có Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Nguyễn Khắc Thận; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và tỉnh Thái Bình.

Vùng đất giàu truyền thống đang chuyển mình mạnh mẽ

Các báo cáo, ý kiến tại cuộc họp đánh giá, Thái Bình là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, đang chuyển mình từ một tỉnh nông nghiệp sang phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị hiện đại.

Thái Bình có nhiều lợi thế để bứt phá như nằm ở vị trí chiến lược kết nối tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có hơn 50km đường bờ biển, quỹ đất công nghiệp dồi dào, được Chính phủ phê duyệt thành lập Khu kinh tế Thái Bình rộng hơn 30.000ha…

Thủ tướng nhấn mạnh tỉnh cần lấn biển để có không gian mới cho khu kinh tế, hạ tầng, công nghiệp để phát triển bứt phá - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng nhấn mạnh tỉnh cần lấn biển để có không gian mới cho khu kinh tế, hạ tầng, công nghiệp để phát triển bứt phá - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thời gian qua, kinh tế của tỉnh Thái Bình tiếp tục phát triển. GRDP quý I/2025 tăng 9,04%, cao nhất cùng kỳ giai đoạn 2020-2025 và cao hơn mức tăng GDP cả nước (6,93%). Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 5 năm ước đạt 8,36%/năm, đưa quy mô GRDP năm 2025 lên hơn 151,2 nghìn tỷ đồng, gấp 1,7 lần năm 2020 và đứng thứ 23/63 cả nước. Đồng thời, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; lạm phát được kiểm soát, CPI bình quân 4 tháng năm 2025 tăng 2,07% so với cùng kỳ năm trước.

Các lĩnh vực chủ yếu đều tăng trưởng tốt. Nông nghiệp phát triển ổn định theo hướng bền vững, ứng dụng công nghệ cao. Toàn bộ 51 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 45 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 6 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu.

Công nghiệp phát triển nhanh với động lực chính là công nghiệp chế biến, chế tạo. Giá trị sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2025 tăng 17,1% so với cùng kỳ; bình quân giai đoạn 2020-2025 ước tăng 14,3%/năm, cao hơn giai đoạn trước (13,1%/năm). Đồng thời, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất linh kiện có bước phát triển; công nghiệp năng lượng giải quyết được điểm nghẽn, đưa vào hoạt động các nhà máy nhiệt điện (với tổng công suất 1.800 MW) và đang tích cực triển khai Dự án điện khí LNG (công suất 1.500MW). Trong nhiệm kỳ, đã thành lập mới 4 khu công nghiệp (Liên Hà Thái, Hải Long, VSIP, Hưng Phú).

Thương mại, dịch vụ tăng trưởng khá. Trong 4 tháng năm 2025, kim ngạch xuất khẩu tăng 11,1% với thị trường xuất khẩu lên đến 100 nước; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu tiêu dùng dịch vụ tăng 16,1%, cao hơn mức bình quân cả nước (10%).

Kết quả sản xuất kinh doanh trên địa bàn khả quan cùng việc triển khai thu thuế điện tử giúp thu ngân sách đạt kết quả rất tích cực. Tổng thu NSNN 4 tháng đầu năm 2025 đạt 67,2% dự toán, tăng 60,8% so với cùng kỳ.

Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Nguyễn Khắc Thận phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Nguyễn Khắc Thận phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Công tác cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được đẩy mạnh; môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện rõ rệt. Năm 2024, Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) xếp thứ 15; Chỉ số hài lòng của người dân (SIPAS) xếp thứ 21; Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong tốp 30 cả nước.

Phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư và giải ngân vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực. Đến nay, toàn tỉnh có gần 12,5 nghìn doanh nghiệp, gấp hơn 2 lần so với năm 2020. Trong 4 tháng năm 2025, vốn FDI đăng ký đạt trên 585 triệu USD, gấp gần 4 lần cùng kỳ, nâng tổng vốn FDI đăng ký giai đoạn 2020-2025 lên trên 5,4 tỷ USD, gấp 14,5 lần giai đoạn trước.

Tỉ lệ giải ngân 4 tháng ước đạt 20% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn bình quân cả nước (15,6%). Các dự án hạ tầng giao thông chiến lược tháo được điểm nghẽn, tiến hành khởi công như Dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Hải Phòng – Ninh Bình đoạn qua Thái Bình, Nam Định, dự án tuyến đường bộ ven biển.

An sinh xã hội được bảo đảm; đời sống Nhân dân được nâng lên; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; các lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục, lao động… được chú trọng. Tỉnh đã quan tâm, tổ chức triển khai phong trào "Xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc trong năm 2025", phấn đấu hoàn thành trước 20/6/2025.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Lấn biển, phát triển hạ tầng chiến lược để tăng tốc, bứt phá

Phát biểu tại cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản đồng tình với các báo cáo, ý kiến; thay mặt Chính phủ ghi nhận, biểu dương nỗ lực và những kết quả quan trọng mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thái Bình đã đạt được trong thời gian qua, đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của cả nước.

Phân tích thêm một số khó khăn, thách thức, tồn tại, hạn chế của tỉnh, Thủ tướng cho rằng Thái Bình chưa phát huy hết tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh; kinh tế chưa có bước phát triển bứt phá, đột phá. Quy mô nền kinh tế nhỏ, hiệu quả, sức cạnh tranh, chất lượng tăng trưởng chưa cao. Tổng mức bán lẻ và doanh thu tiêu dùng dịch vụ tuy tăng cao nhưng có xu hướng giảm với kết quả 4 tháng các năm 2023, 2024, 2025 lần lượt là 17,9%, 16,5% và 16,1%).

Định hướng thời gian tới, Thủ tướng đề nghị cần đánh giá hết tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của Thái Bình, từ đó có giải pháp phù hợp, đột phá, mang tính điểm tựa, đòn bẩy để tăng trưởng trong năm 2025 đạt 2 con số và phát triển bứt phá trong 5 năm tới.

Thủ tướng chỉ ra một số tiềm năng, lợi thế nổi bật của tỉnh như truyền thống lịch sử - văn hóa phong phú, nhân dân cần cù, đất hẹp người đông, lực lượng lao động lớn, điều kiện tự nhiên, đặc biệt là biển và khả năng lấn biển, khai thác hiệu quả quỹ đất.

Thủ tướng đề nghị nghiên cứu, làm ngay tuyến đường thẳng nhất với quy mô 10 làn từ khu vực TP. Hưng Yên tới khu vực TP. Thái Bình - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng đề nghị nghiên cứu, làm ngay tuyến đường thẳng nhất với quy mô 10 làn từ khu vực TP. Hưng Yên tới khu vực TP. Thái Bình - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chỉ rõ 5 nhiệm vụ trọng tâm, Thủ tướng yêu cầu trước hết cần chủ động, quyết liệt triển khai tốt việc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, trên cơ sở bám sát các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội.

Nhấn mạnh việc Thái Bình sáp nhập cùng Hưng Yên sẽ tạo không gian, động lực phát triển mới, Thủ tướng yêu cầu sớm ổn định hoạt động các cơ quan, lưu ý bảo đảm thực hiện thông suốt, hiệu quả dịch vụ công, nhất là dịch vụ công trực tuyến, không làm gián đoạn, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân, chú trọng xây dựng trung tâm phục vụ hành chính công, chuyển từ trạng thái thụ động sang chủ động phục vụ.

Thứ hai, quyết tâm, quyết liệt thực hiện tăng trưởng 2 con số. Tỉnh có nhiều điều kiện để thực hiện điều này nhờ chính trị ổn định, nông nghiệp là một thế mạnh, xây dựng các khu công nghiệp, phát triển hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục, xã hội; lấy nguồn lực nhà nước dẫn dắt, kích hoạt mọi nguồn lực xã hội để phát triển, làm mới 3 động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới. Thủ tướng lưu ý tỉnh đa dạng hóa sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng, xây dựng thương hiệu, cải tiến mẫu mã, bao bì cho các sản phẩm, nghiên cứu, khai thác những mặt hàng thế mạnh, đặc sản như bánh cáy, xôi kê…

Thứ ba, tập trung nghiên cứu, quán triệt, tổ chức thực hiện quyết liệt và có trọng tâm, trọng điểm các Nghị quyết của Bộ Chính trị về "bộ tứ chiến lược": Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết 57), hội nhập quốc tế (Nghị quyết 59), xây dựng và thực thi pháp luật (Nghị quyết 66), phát triển kinh tế tư nhân (Nghị quyết 68).

Thứ tư, kết nối nền kinh tế Thái Bình với vùng Đồng bằng sông Hồng, với miền Trung, qua Hải Phòng – Quảng Ninh kết nối với Trung Quốc, kết nối khu vực, kết nối quốc tế.

Thứ năm, trong điều kiện đất hẹp, người đông, Thủ tướng chỉ đạo tỉnh nghiên cứu, xây dựng kế hoạch lấn biển để phát triển khu kinh tế, phát triển công nghiệp, bến cảng, hạ tầng; dành phần đất phía trong để phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Chỉ đạo 9 nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu rà soát các mục tiêu, chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, mục tiêu nào hoàn thành thì phải cố gắng hoàn thành tốt hơn, mục tiêu nào chưa hoàn thành thì phải có giải pháp, cố gắng, nỗ lực hơn nữa để đạt được trong năm 2025.

Cùng với đó, chủ động, quyết liệt triển khai các Nghị quyết, Kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ; chuẩn bị tốt Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Nghiên cứu, khai thác hiệu quả đất đai; phát triển hạ tầng chiến lược, trong đó tuyến đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đoạn qua Nam Định, Thái Bình phải xong trong năm 2026.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Trong năm 2025, bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết; giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết của các thủ tục hành chính; giảm ít nhất 30% chi phí thủ tục hành chính. Kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cùng với đó, tăng cường bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội, môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần; chăm lo y tế, giáo dục, tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT. Quyết tâm về đích sớm trong phong trào "Cả nước xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025"; triển khai các dự án nhà ở xã hội.

Chú trọng xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên, củng cố, tăng cường đoàn kết, thống nhất.

Thủ tướng cơ bản đồng ý với các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, trong đó có nội dung liên quan phát triển khu kinh tế Thái Bình, yêu cầu xây dựng đề án, dự án cụ thể để triển khai.

Thủ tướng đề nghị nghiên cứu, làm ngay tuyến đường thẳng nhất với quy mô 10 làn từ khu vực TP. Hưng Yên tới khu vực TP. Thái Bình, từ đó kết nối với tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng.

Thủ tướng cũng đồng ý chủ trương và đề nghị triển khai nhanh dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa 1.500 giường và đề án phát triển Đại học Y Dược Thái Bình thành trường Đại học Y Dược hàng đầu của Việt Nam và tiến tới trình độ tiên tiến khu vực, đạt chuẩn quốc tế. Với yêu cầu triển khai nhanh trong khoảng 2 năm, định hướng là bệnh viện thông minh, đại học thông minh, Thủ tướng cho biết Trung ương sẽ hỗ trợ một phần kinh phí cho các dự án này trong tổng thể triển khai Nghị quyết 57.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus, trưa 12/5 theo giờ địa phương, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko đã chứng kiến Lễ trao các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus.
Quảng Nam tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm và thuốc chữa bệnh giả

Quảng Nam tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm và thuốc chữa bệnh giả

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Công văn về việc triển khai thực hiện Công điện số 55/CĐ-TTg ngày 02/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Y tế liên quan công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống thực phẩm giả và ngộ độc thực phẩm.
Gia Lai: Tổ chức “Tiết học biên cương” bồi đắp tình yêu Tổ quốc

Gia Lai: Tổ chức “Tiết học biên cương” bồi đắp tình yêu Tổ quốc

Giáo dục - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Ngày 12/5, Đồn Biên phòng Ia Pnôn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trường Tiểu học và THCS Lương Thế Vinh (huyện Đức Cơ) tổ chức Chương trình “Tiết học biên cương” năm 2024.
Bình Gia (Lạng Sơn): Huy động các nguồn lực ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng

Bình Gia (Lạng Sơn): Huy động các nguồn lực ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng

Công tác Dân tộc - Minh Anh-Nguyễn Thắng - 2 giờ trước
Trong những năm qua, huyện Bình Gia (Lạng Sơn) đã huy động các nguồn lực để ưu tiên đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhiều công trình giao thông, trường học, nước sinh hoạt từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn xã hội hóa đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn và đời sống đồng bào các DTTS trên địa bàn.
Bốn phương diện thành công của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Bốn phương diện thành công của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Tào Đạt - 2 giờ trước
Diễn ra từ ngày 06 đến 08/5 tại Học viện Phật giáo Việt Nam (huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh), Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 đã được tổ chức thành công tốt đẹp trên bốn phương diện trọng tâm, đó là: về tâm linh, văn hóa, hội thảo học thuật, cầu nguyện hòa bình cho thế giới. Lần thứ tư là nước chủ nhà của một lễ hội tôn giáo tầm cỡ quốc tế, Việt Nam đã tái khẳng định vai trò là một trong những trung tâm của Phật giáo thế giới, trung tâm của nền Phật giáo nhập thế gắn với các hoạt động ngoại giao văn hóa, thúc đẩy sự đoàn kết, hòa hợp vì hòa bình, an lạc cho con người.
Củ bình vôi - Vị thuốc quý từ thiên nhiên

Củ bình vôi - Vị thuốc quý từ thiên nhiên

Media - BDT - 2 giờ trước
Củ bình vôi là một trong những loại dược liệu thiên nhiên quý giá với công dụng chữa bệnh tuyệt vời được ứng dụng nhiều trong y học. Rất nhiều người đã từng nhìn thấy loại củ này, hoặc thậm chí trồng để làm cảnh, nhưng cũng chưa hiểu hết công dụng của nó. Trong chuyên mục Sống khỏe hôm nay, chúng tôi sẽ giúp quý vị và các bạn nhận biết được đặc điểm, công dụng và một số bài thuốc giúp chữa bệnh từ củ bình vôi.
Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu

Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Văn hóa - Du lịch biển Khánh Hòa năm 2025. Chùa cổ Chúc Thánh Hội An. Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hiệu quả từ lớp đào tạo truyền thông cộng đồng kết hợp Photovoice cho dân tộc Mảng

Hiệu quả từ lớp đào tạo truyền thông cộng đồng kết hợp Photovoice cho dân tộc Mảng

Dân tộc - Tôn giáo - V. Long - 3 giờ trước
Khai giảng ngày 23/4 tại bản Nậm Pì, xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu, Lớp truyền dạy truyền thông cộng đồng tích hợp phương pháp Photovoice - “Câu chuyện đời người” cho dân tộc Mảng đã bế giảng sáng 12/5/2025.
Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus

Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Sáng 12/5 theo theo giờ địa phương, Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam được tổ chức trọng thể tại Cung Độc lập của Belarus. Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko chủ trì Lễ đón.
Trình Quốc hội ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031

Trình Quốc hội ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031

Thời sự - Hoàng Quý - 4 giờ trước
Sáng 12/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trình bày Tờ trình về ngày bầu cử toàn quốc đối với bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trước 3 tháng

Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trước 3 tháng

Thời sự - Hoàng Quý - 4 giờ trước
Sáng 12/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trình bày Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Theo Tờ trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp được rút ngắn 3 tháng, kết thúc vào đầu tháng 4/2026.
Đại lễ Phật đản 2025: “Đoàn kết và bao dung là 2 yếu tố cốt lõi để phát triển quốc gia, dân tộc”

Đại lễ Phật đản 2025: “Đoàn kết và bao dung là 2 yếu tố cốt lõi để phát triển quốc gia, dân tộc”

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - Minh Anh - 4 giờ trước
Sáng 12/5, nhân kỷ niệm lần thứ 2.649 Ngày đản sanh Đức Từ phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Ban Thường trực Ban Trị sự - Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 tại Việt Nam Quốc Tự (Quận 10, TP. Hồ Chí Minh).