Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng dự Lễ khởi công tuyến cao tốc huyết mạch qua Thái Bình, Nam Định

PV - 6 giờ trước

Sáng 12/5, tại tỉnh Thái Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công Dự án cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Nam Định, Thái Bình theo phương thức PPP và Dự án khu công nghiệp Hưng Phú.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dự lễ khởi công tuyến cao tốc huyết mạch qua Thái Bình, Nam Định - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dự Lễ khởi công tuyến cao tốc huyết mạch qua Thái Bình, Nam Định - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng dự có đồng chí Trần Quốc Vượng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Ngô Đông Hải, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, tỉnh Thái Bình và các địa phương.

Lễ đồng khởi công Dự án cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Nam Định, Thái Bình và Dự án khu công nghiệp Hưng Phú là dấu mốc mới trong hành trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững của tỉnh Thái Bình.

Tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (cao tốc CT.08) có tổng chiều dài 117km và đi qua các tỉnh Vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là trục giao thông chiến lược rất quan trọng, giúp kết nối các tỉnh khu vực phía Nam sông Hồng, Bắc miền Trung với cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng) và các tỉnh Duyên hải vùng Đồng bằng sông Hồng, kết nối với các sân bay quốc tế Cát Bi và Vân Đồn, các cảng biển và cửa khẩu quốc tế Móng Cái, tăng cường khả năng kết nối giao thông trong khu vực và giữa các địa phương Duyên hải Bắc Bộ, mở ra không gian phát triển mới cho Vùng phía Nam Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ nói chung và các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình nói riêng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá đây là 2 dự án quan trọng, rất ý nghĩa với tỉnh Thái Bình và vùng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá đây là 2 dự án quan trọng, rất ý nghĩa với tỉnh Thái Bình và vùng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong đó, đoạn qua Ninh Bình đã triển khai đầu tư công, đoạn qua Hải Phòng đã giao Hải Phòng triển khai. Đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình có tổng mức đầu tư (bao gồm cả lãi vay) gần 20.000 tỷ đồng, được đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư (PPP), đáp ứng tiêu chuẩn đường cao tốc với quy mô đầu tư 4 làn xe hoàn chỉnh, vận tốc thiết kế 120 km/giờ, nền đường rộng 24,75m; đoạn tuyến có chiều dài khoảng 60,9km, trong đó đoạn qua tỉnh Nam Định dài 27,6km và đoạn qua tỉnh Thái Bình dài khoảng 33,3km.

Thời gian thực hiện Dự án từ năm 2023, cơ bản hoàn thành vào năm 2027, đưa vào khai thác vận hành từ năm 2028. Đây là dự án đường bộ cao tốc đầu tiên được Chính phủ giao UBND tỉnh Thái Bình là cơ quan có thẩm quyền để triển khai thực hiện, Tập đoàn Geleximco cùng liên danh là chủ đầu tư.

Dự án khu công nghiệp Hưng Phú cũng do Tập đoàn Geleximco làm chủ đầu tư, có diện tích trên 200ha, với tổng vốn đầu tư gần 2.000 tỷ đồng, thuộc Khu kinh tế Thái Bình, có vị trí chiến lược thuận lợi tiếp giáp với vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; kết nối với các tỉnh, thành phố lớn trong khu vực thông qua tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, tuyến đường bộ ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa.

Là khu công nghiệp được giải phóng mặt bằng nhanh nhất của tỉnh Thái Bình, Khu công nghiệp Hưng Phú sau khi hoàn thành sẽ góp phần phần phát triển hạ tầng công nghiệp, thu hút các nhà đầu tư, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, nâng cao đời sống Nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Theo Thủ tướng, muốn làm giàu, phát triển công nghiệp thì phải làm đường, trong khi tại đồng bằng sông Hồng thì Thái Bình là tỉnh khó khăn nhất về giao thông - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Theo Thủ tướng, muốn làm giàu, phát triển công nghiệp thì phải làm đường, trong khi tại Đồng bằng sông Hồng thì Thái Bình là tỉnh khó khăn nhất về giao thông - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo báo cáo của tỉnh Thái Bình, thời gian qua, thực hiện theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thái Bình đã tập trung nguồn lực để phát triển mạng lưới giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, tạo điều kiện quan trọng để phát triển các khu công nghiệp và thu hút các nhà đầu tư.

Từ năm 2021 đến nay, Thái Bình đã hoàn thành đầu tư mới và nâng cấp, mở rộng 1.182km đường ở 4 cấp; nâng tổng chiều dài đường bộ của tỉnh lên trên 9.300km, trong đó quốc lộ trên 151km với 4 tuyến, 25 cầu; đường tỉnh dài trên 340km với 34 tuyến, 102 cầu.

Trong nhiệm kỳ 2020-2025, tỉnh đã thành lập mới 4 khu công nghiệp (Liên Hà Thái, Hải Long, VSIP, Hưng Phú) với tổng diện tích 1.427ha, nâng tổng số khu công nghiệp toàn tỉnh lên 11 khu với tổng diện tích 2.768ha.

Thái Bình đã có sự bứt phá về kinh tế, trong giai đoạn 2020-2025, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 14,3%/năm, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt 8,36%/năm, quy mô kinh tế tăng 1,7 lần.

Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Nguyễn Khắc Thận phát biểu tại Lễ khởi công - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Nguyễn Khắc Thận phát biểu tại Lễ khởi công - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phấn đấu rút ngắn tiến độ 6 tháng, hoàn thành năm 2026

Phát biểu tại Lễ khởi công, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá đây là 2 dự án quan trọng, rất ý nghĩa với tỉnh Thái Bình và vùng, góp phần chào mừng kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Thủ tướng cho biết ngay từ đầu nhiệm kỳ này, ông đã có cuộc làm việc với Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, trong đó xác định nút thắt về giao thông kết nối, để tháo gỡ thì phải có tuyến đường cao tốc kết nối giữa 4 địa phương, kết nối với cửa khẩu, sân bay, cảng biển, kết nối với 3 cực tăng trưởng phía bắc là Hà Nội – Quảng Ninh – Hải Phòng và kết nối quốc tế, từ đó tạo đột phá phát triển cho các địa phương.

Thủ tướng đánh giá, Thái Bình là tỉnh giàu truyền thống lịch sử - cách mạng, văn hiến, văn hóa và nhân văn, nhân dân Thái Bình đã đóng góp, hy sinh lớn trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Tỉnh đã có nhiều nỗ lực phát triển, đến nay là tỉnh không nghèo nhưng cũng chưa giàu, tăng trưởng nông nghiệp cao nhưng chưa phát triển mạnh công nghiệp.

Chủ tịch Geleximco Vũ Văn Tiền phát biểu tại Lễ khởi công - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chủ tịch Geleximco Vũ Văn Tiền phát biểu tại Lễ khởi công - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Thủ tướng, muốn làm giàu, phát triển công nghiệp thì phải làm đường, trong khi tại Đồng bằng sông Hồng thì Thái Bình là tỉnh khó khăn nhất về giao thông. Từ năm 2021 đến nay, Thái Bình đã hoàn thành đầu tư mới và nâng cấp, mở rộng 1.182km đường ở 4 cấp, nhưng nhìn chung mới có đường phục vụ phát triển nông nghiệp chứ chưa có nhiều tuyến đường phục vụ phát triển công nghiệp.

Thủ tướng nhắc lại việc từng đề xuất với Thủ tướng Singapore về việc xây dựng khu công nghiệp VSIP tại Thái Bình và Nam Định, khi đó phía bạn cũng đã nhấn mạnh yêu cầu phát triển hệ thống giao thông.

Thủ tướng nhấn mạnh, việc triển khai Dự án cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng sẽ góp phần thực hiện đường lối, chính sách của Đảng về phát triển kết cấu hạ tầng là một trong 3 đột phá chiến lược; tạo động lực thúc đẩy liên kết vùng, liên kết tỉnh, tạo động lực, mở ra không gian phát triển mới cho tỉnh, cho vùng Duyên hải Bắc Bộ; phát triển của các khu công nghiệp, thu hút đầu tư; khai thác hiệu quả quỹ đất; thúc đẩy giao lưu, giảm thời gian đi lại, chi phí logistics; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp – dịch vụ; bảo đảm an ninh quốc phòng; góp phần thực hiện thành công mô hình hợp tác công tư về đầu tư phát triển hạ tầng; góp phần tri ân với những người đã cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp chung và nâng cao đời sống của Nhân dân, thay đổi bộ mặt của các tỉnh, thành phố và cả nước.

Theo Thủ tướng, Dự án cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Nam Định, Thái Bình có tổng mức đầu tư lớn, thời gian thu phí dài, để có đủ điều kiện khởi công dự án này, các cơ quan đã phải cùng nhau xử lý một khối lượng lớn công việc để giải quyết nhiều khó khăn, vướng mắc như cơ chế chính sách, công tác quy hoạch, lập cũng như điều chỉnh dự án, thẩm định, phê duyệt, lựa chọn nhà đầu tư, thu xếp vốn. Thủ tướng nhân dịp này đề nghị các bộ, ngành đề xuất sửa đổi các quy định theo hướng đơn giản, đỡ mất thời gian, lãng phí công sức, thuận tiện cho doanh nghiệp và người dân.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương và đánh giá cao tỉnh Thái Bình, chủ đầu tư, các bộ, ngành đã quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt để đồng khởi công các dự án; cảm ơn Nhân dân tỉnh Thái Bình đã sẵn sàng nhường đất, dời nhà cửa, nơi sinh sống để có mặt bằng triển khai các dự án quan trọng này.

Với Dự án cao tốc đoạn qua Nam Định, Thái Bình, Thủ tướng đề nghị tỉnh Thái Bình cần sớm hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục bảo đảm chặt chẽ; chú trọng các biện pháp kỹ thuật để xử lý nền đất yếu; quan tâm bảo đảm đủ nguồn cát, nguyên vật liệu cho Dự án trong bối cảnh tỉnh hạn chế về nguyên vật liệu; bảo đảm tiến độ, chất lượng Dự án, không đội vốn, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm; bảo đảm kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, vệ sinh môi trường; bảo đảm đời sống người dân bị ảnh hưởng, nhường mặt bằng cho Dự án.

Với khu công nghiệp Hưng Phú, Thủ tướng đánh giá cao và đề nghị thực hiện tốt hơn nữa mô hình hợp tác công tư "lãnh đạo công – quản trị tư", thúc đẩy quản trị thông minh, thu hút các dự án công nghệ cao, hiện đại, phát triển theo hướng xanh, số, bền vững.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công dự án - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công Dự án - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nêu rõ việc khởi công các hạng mục chỉ là bước khởi đầu, chỉ đạo các nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng đề nghị các nhà đầu tư, nhà thầu giữ đúng cam kết, khẩn trương huy động tối đa máy móc, nhân lực để tổ chức thi công trên tinh thần "3 ca, 4 kíp", "vượt nắng, thắng mưa, không thua bão gió", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", "làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm", "chỉ bàn làm, không bàn lùi".

Các bộ, ngành liên quan cắt giảm tối đa thời gian thực hiện các thủ tục hành chính; phối hợp chặt chẽ với địa phương, chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật; kiên quyết không đùn đẩy, né tránh công việc.

Lãnh đạo tỉnh Thái Bình tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, xuống tận công trình để tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc, động viên nhà đầu tư, nhà thầu, cán bộ, công nhân, người lao động, không để họ cô đơn trên công trình; quan tâm đời sống người dân; tháo gỡ vấn đề nguyên vật liệu; khẩn trương quy hoạch để khai thác, phát huy tối đa lợi ích từ tuyến cao tốc.

Thủ tướng cũng lưu ý Thái Bình quy hoạch, triển khai lấn biển để phát triển. Các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng phối hợp chặt chẽ với nhau để khai thác hiệu quả tuyến đường huyết mạch quan trọng này. Các bộ, ngành, cơ quan, địa phương giải quyết công việc theo thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Phát huy kinh nghiệm từ các dự án cao tốc trên cả nước thời gian qua, Thủ tướng đề nghị rút ngắn thời gian, phấn đấu vượt tiến độ dự án cao tốc qua Nam Định, Thái Bình ít nhất 6 tháng, phấn đấu hoàn thành trong năm 2026, đưa tuyến đường vào khai thác càng sớm thì tỉnh Thái Bình có lợi, vùng Đồng bằng sông Hồng có lợi và Nhân dân sớm được thụ hưởng thành quả.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tổng Bí thư Tô Lâm: Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Belarus ngày càng bền chặt

Tổng Bí thư Tô Lâm: Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Belarus ngày càng bền chặt

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ 11-12/5/2025, chiều 11/5 (giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có cuộc gặp Hội hữu nghị và giao lưu văn hóa với nước ngoài của Belarus, Hội hữu nghị Belarus-Việt Nam và các cựu chuyên gia Belarus đã từng giúp đỡ Việt Nam.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng dự Lễ khởi công tuyến cao tốc huyết mạch qua Thái Bình, Nam Định

Thủ tướng dự Lễ khởi công tuyến cao tốc huyết mạch qua Thái Bình, Nam Định

Sáng 12/5, tại tỉnh Thái Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công Dự án cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Nam Định, Thái Bình theo phương thức PPP và Dự án khu công nghiệp Hưng Phú.
Lào Cai tổ chức Lễ Phật đản 2025

Lào Cai tổ chức Lễ Phật đản 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Trọng Bảo - 3 phút trước
Sáng 12/5 (tức ngày 15/4 năm Ất Tỵ), tại Chùa Tân Bảo, thành phố Lào Cai, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai đã trang trọng tổ chức Lễ Phật đản 2025 - Phật lịch 2569. Tham dự Lễ có đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh Lào Cai, cùng toàn thể chư Tăng ni trong Thường trực Ban Trị sự và đông đảo Tín đồ phật tử và Nhân dân tham dự.
Bình Sơn (Quảng Ngãi): Phát hiện cá voi còn sống lụy bờ

Bình Sơn (Quảng Ngãi): Phát hiện cá voi còn sống lụy bờ

Xã hội - T.Nhân - Đ.Minh - 5 phút trước
Sáng 12/5, ông Nguyễn Quang Vũ - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Hải, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), cho biết, người dân địa phương vừa phát hiện 1 con cá voi còn sống, trôi dạt vào bờ biển thuộc xóm Hải Hòa, thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải.
Bình Thuận: Chuẩn bị đưa hàng Việt về miền núi

Bình Thuận: Chuẩn bị đưa hàng Việt về miền núi

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 7 phút trước
Sở Công Thương Bình Thuận vừa xây dựng Kế hoạch tổ chức Phiên chợ hàng Việt về miền núi tại huyện Hàm Thuận Bắc năm 2025, dự kiến diễn ra từ ngày 30/5 - 1/6. Đây cũng là hoạt động hưởng ứng thực hiện chủ trương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động thông qua việc đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, hải đảo trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Đắk Nông: Phát động cao điểm ra quân xây dựng xóa nhà tạm, nhà dột nát

Đắk Nông: Phát động cao điểm ra quân xây dựng xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - Lê Hường - 9 phút trước
Ngày 12/5, tại bon Ting Wel Đơm, xã Đắk Nia, TP.Gia Nghĩa, Bộ Công an phối hợp với tỉnh Đắk Nông tổ chức Lễ phát động cao điểm ra quân xây dựng xoá nhà tạm, nhà dột nát, tiếp nhận kinh phí, bàn giao nhà mẫu trên địa bàn tỉnh.
Triển lãm “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Triển lãm “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Tìm trong di sản - T.Nhân-H.Trường - 11 phút trước
Sáng 12/5, Bảo tàng Bình Định phối hợp với Bảo tàng Quang Trung tổ chức trưng bày Triển lãm “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”. Tại triển lãm, 135 hình ảnh cùng một số hiện vật thuộc loại hình Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tỉnh Bình Định đã được giới thiệu đến đông đảo người dân, học sinh, bộ đội biên phòng…
Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu

Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Văn hóa - Du lịch biển Khánh Hòa năm 2025. Chùa cổ Chúc Thánh Hội An. Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ninh Thuận: Đầu tư 24 tỷ đồng làm hệ thống cấp nước sạch nhưng người dân không có nước dùng

Ninh Thuận: Đầu tư 24 tỷ đồng làm hệ thống cấp nước sạch nhưng người dân không có nước dùng

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 13 phút trước
Năm 2019, Ban Xây dựng năng lực và thực hiện các dự án ODA ngành nước tỉnh Ninh Thuận được giao làm chủ đầu tư dự án xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Phước Bình (huyện Bác Ái), với tổng mức đầu tư gần 24 tỉ đồng. Dự án được thiết kế với công suất 420m3/ngày đêm, mục tiêu cung cấp nước cho 928 hộ của 6/6 thôn của xã Phước Bình.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai đồng hành cùng sự phát triển của địa phương

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai đồng hành cùng sự phát triển của địa phương

Dân tộc - Tôn giáo - Trọng Bảo - 15 phút trước
Trong những năm qua, bên cạnh việc thực hiện tốt công tác Phật sự, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Lào Cai đã và đang tham gia tích cực vào các phong trào hoạt động xã hội, nhân đạo từ thiện… góp phần tích cực vào sự phát triển của địa phương.
Nhiều bài học hay, kinh nghiệm quý trong triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát

Nhiều bài học hay, kinh nghiệm quý trong triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát

Sự kiện - Bình luận - Thanh Huyền - 16 phút trước
Tại Phiên họp lần thứ 4 của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, ngày 11/5, do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, các đại biểu đã nghe lãnh đạo các địa phương đã hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát chia sẻ bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Chương trình. Báo Dân tộc và Phát triển trích lược ý kiến phát biểu của lãnh đạo một số địa phương.
Tiếng rừng tiếng núi, tiếng tâm tư…

Tiếng rừng tiếng núi, tiếng tâm tư…

Sắc màu 54 - PV - 34 phút trước
Dòng nhạc cụ của người Cơ Tu, trong lịch sử đất Quảng, là một trong những nét ưu việt về âm nhạc ở vùng đất này.
Lực lượng quan trọng trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Thái Nguyên

Lực lượng quan trọng trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Thái Nguyên

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Từ nhiều năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Thái Nguyên đã và đang nỗ lực góp công góp sức trong các phong trào ở địa phương. Họ trở thành những “hạt nhân” trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở, chung tay xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.