Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hungary dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Hungary

PV - 23:25, 19/01/2024

Chiều 19/1 theo giờ địa phương, tại Budapest, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hungary, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hungary Viktor Orbán đã tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Hungary.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Hungary - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Hungary - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Hungary tổ chức, là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là cơ hội để hai bên cùng nhau chia sẻ, mở ra một thời kỳ mới cho sự hợp tác, phát triển giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước. Cùng dự Diễn đàn có lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan, hiệp hội và đông đảo các doanh nhân, đại diện các doanh nghiệp Việt Nam-Hungary.

Hungary là Đối tác toàn diện duy nhất của Việt Nam tại Trung - Đông Âu

Tại diễn đàn, các đại biểu được giới thiệu về tiềm năng, môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam và Hungary; nghe giới thiệu về khả năng và kế hoạch đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp hai nước. Đặc biệt, Diễn đàn dành thời gian để các doanh nghiệp đặt các câu hỏi và được lãnh đạo các bộ, ngành hai bên giải đáp các vấn đề quan tâm như: Chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước; các lĩnh vực ưu tiên; cơ chế chính sách; thủ tục, hạ tầng, nguồn nhân lực… Cùng với đó, doanh nghiệp hai bên cùng trao đổi, kết nối để hợp tác đầu tư, kinh doanh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp Hungary tìm hiểu cơ hội, mở rộng hợp tác, đầu tư với Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp Hungary tìm hiểu cơ hội, mở rộng hợp tác, đầu tư với Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo thông tin từ diễn đàn, qua hơn 70 năm vun đắp và xây dựng, quan hệ Việt Nam-Hungary đã đạt được những bước tiến triển tích cực, đặc biệt, việc hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện nhân chuyến thăm Hungary của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (năm 2018). Đến nay, Hungary là Đối tác toàn diện duy nhất của Việt Nam tại Trung-Đông Âu. Hai nền kinh tế có tính bổ trợ, bổ sung cho nhau cùng phát triển.

Hungary là một trong những nước đi đầu về công nghiệp điện tử, dược phẩm, y tế, nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất linh kiện ô tô… đồng thời là quốc gia có quan hệ Đối tác toàn diện duy nhất của Việt Nam ở khu vực Trung-Đông Âu. Việt Nam đang tiếp tục là điểm sáng trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài với nhiều tiềm năng phát triển những lĩnh vực nêu trên, đồng thời đã được xác định là một mắt xích quan trọng trong chính sách "hướng đông" của Hungary. Theo đó, kể từ khi hai nước thiết lập khuôn khổ Đối tác toàn diện, hợp tác kinh tế-đầu tư-thương mại luôn được quan tâm, thúc đẩy phát triển và đạt được nhiều kết quả tích cực:

Về đầu tư, với hơn 21 dự án và hơn 72,26 triệu USD vốn đăng ký, Hungary xếp thứ 52/144 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư nhiều nhất tại Việt Nam, đa số trong lĩnh vực chế biến, chế tạo. Chiều ngược lại, Việt Nam đã đầu tư sang Hungary 02 dự án với tổng vốn đầu tư là 5,8 triệu USD.

Về thương mại, với lợi thế của EVFTA, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước đã có những bước phát triển vượt bậc. Trong năm 2022, thương mại song phương giữa hai nước đạt trên 1,2 tỷ USD, gấp 1,63 lần năm 2019.

Thủ tướng mong muốn và hy vọng, vào dịp kỷ niệm 150 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hungary, mỗi nước sẽ hùng cường, thịnh vượng hơn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng mong muốn và hy vọng, vào dịp kỷ niệm 150 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hungary, mỗi nước sẽ hùng cường, thịnh vượng hơn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Việt Nam đang làm mới các động lực cũ

Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết quan hệ tốt đẹp hơn 70 năm qua là nền tảng thuận lợi cho hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước. Trong chuyến thăm lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính, với tinh thần chân thành, thực chất, hiệu quả, hữu nghị, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, hai bên đã cùng nhau thống nhất về định hướng, các biện pháp chủ yếu thúc đẩy hợp tác giữa hai nước; trong đó hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại là trụ cột quan trọng, quyết tâm nâng kim ngạch thương mại song phương và khuyến khích đầu tư sâu hơn, rộng hơn, mạnh hơn nữa.

Do đó, Thủ tướng mong cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư hai nước hiểu biết sâu sắc và đầy đủ về quan hệ hai nước, từ đó yên tâm hợp tác, đầu tư, mang lại lợi ích cho chính mình, cho hai nước, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Thông tin tới diễn đàn về quá trình giành độc lập dân tộc và xây dựng phát triển đất nước, nhất là đường lối phát triển đất nước, đường lối đối ngoại, chính sách quốc phòng, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc…, Thủ tướng cho biết, sau gần 40 năm đổi mới, từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá, Việt Nam đến nay đã thuộc top 40 nền kinh tế có quy mô GDP lớn nhất thế giới; thu nhập bình quân đầu người tăng từ 160 USD lên gần 4.300 USD năm 2023; nằm top 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại, thu hút FDI. Đến nay, Việt Nam đã ký 16 FTA với hơn 60 nước.

Năm 2023, tình hình thế giới, khu vực có nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam vẫn đạt nhiều kết quả quan trọng. Kinh tế vĩ mô Việt Nam được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát. GDP tăng 5,05%. Nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia, bội chi ngân sách Nhà nước được kiểm soát tốt. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu khoảng 683 tỷ USD; xuất siêu kỷ lục 28 tỷ USD...

Thủ tướng cho biết, Việt Nam huy động mọi nguồn lực xã hội, phấn đấu đến năm 2030, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Hiện nay Việt Nam đang tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược gồm: Đột phá về hoàn thiện thể chế pháp luật; đột phá về phát triển hạ tầng và đột phá về đào tạo nguồn nhân lực, cải cách hành chính. Qua đó giảm chi phí đầu vào của sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp; giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đầu tư kinh doanh ổn định, lâu dài, hiệu quả tại Việt Nam.

"Cùng với đó, Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững ổn định chính trị, an ninh, an toàn, an dân và môi trường hòa bình, hợp tác và phát triển để các nhà đầu tư yên tâm. Nếu kinh tế vĩ mô không ổn định, tỉ giá, lãi suất biến động lớn thì rất khó cho các nhà đầu tư", Thủ tướng nói.

Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam đang làm mới các động lực cũ là "xuất khẩu, tiêu dùng và đầu tư" và bổ sung các động lực mới là kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ. Việt Nam luôn bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của doanh nghiệp; khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", "hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân, doanh nghiệp".

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp Hungary tìm hiểu cơ hội, mở rộng hợp tác, đầu tư với Việt Nam, vì lợi ích của chính mỗi doanh nghiệp, vì phát triển của mỗi nước, vì quan hệ Việt Nam-Hungary và vì hòa bình, hợp tác, phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Thủ tướng mong muốn và hy vọng, vào dịp kỷ niệm 150 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hungary, mỗi nước sẽ hùng cường, thịnh vượng hơn; người dân mỗi nước ấm no, hạnh phúc hơn; quan hệ Việt Nam-Hungary bền chặt, thực chất, hiệu quả hơn; góp phần thiết thực hơn vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Thủ tướng Viktor Orbán cho biết, Hungary ủng hộ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Viktor Orbán cho biết, Hungary ủng hộ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

"Chúng tôi cũng sẽ đẩy mạnh đầu tư sang Việt Nam"

Về phần mình, Thủ tướng Hungary cho biết hai bên đã có cuộc hội đàm rất hiệu quả. Không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, những trao đổi của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giúp ông và phía Hungary hiểu rõ hơn về Việt Nam. Ông bày tỏ ấn tượng mạnh mẽ với những chia sẻ của Thủ tướng về truyền thống lịch sử, giữ gìn độc lập và bản sắc văn hóa mạnh mẽ của Việt Nam.

Nhắc lại quá trình lịch sử, phát triển của Hungary, Thủ tướng Viktor Orbán cho biết, Hungary là nền kinh tế phát triển đa dạng; người Hungary có nhiều phát kiến khoa học, công nghệ; GDP của Hungary có sự đóng góp 80% từ xuất khẩu. Hungary là thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Đây là những lợi thế để doanh nghiệp nói chung, trong đó doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư, phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân mỗi nước.

Ông cho rằng, tuy không đạt được mức tăng trưởng như Việt Nam nhưng tăng trưởng của Hungary vẫn rất đáng kể so với các nước châu Âu. Trong khi đó, Việt Nam có nền kinh tế rất đa dạng và Hungary cũng nằm trong nhóm những nước hàng đầu thế giới về độ đa dạng kinh tế. Ông khẳng định Hungary có năng lực mạnh về nghiên cứu và sản xuất. Nhiều sản phẩm mà thế giới đang dùng được phát minh bởi người Hungary như máy pha cà phê, bút bi, máy tính hay khối rubik…

Thủ tướng Viktor Orbán cho biết, Hungary ủng hộ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA). Với vai trò, vị trí của mình trong EU, Hungary tiếp tục thúc đẩy để các nước còn lại sớm phê chuẩn EVIPA, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hàng Việt Nam có mặt nhiều hơn trên thị trường EU.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hungary Viktor Orbán đã tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Hungary - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hungary Viktor Orbán đã tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Hungary - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Hungary mong muốn đẩy mạnh thương mại song phương theo hướng cân bằng hơn, đề nghị phía Việt Nam thúc đẩy các doanh nghiệp mạnh sang đầu tư tại Hungary. "Việt Nam tăng trưởng rất nhanh và chúng tôi mong muốn đầu tư của Việt Nam. Chúng tôi cũng sẽ đẩy mạnh đầu tư sang Việt Nam", Thủ tướng Viktor Orbán nói và khẳng định tương tự Việt Nam, Hungary sẽ tiếp tục giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển, thúc đẩy hợp tác, đầu tư.

Ông cũng cho rằng có một trở ngại lớn về khoảng cách địa lý giữa hai nước, song có giải pháp cho điều này thông qua việc mở các đường bay thẳng, đồng thời đẩy mạnh giao lưu nhân dân, đặc biệt là các sinh viên nước này đang học ở nước kia. Hiện có khoảng 900 sinh viên Việt Nam đang theo học tại Hungary theo diện học bổng Chính phủ.

Ông cho biết rất mong chờ trong năm tới sẽ được tới thăm Việt Nam và khi đó sẽ kiểm điểm tình hình và kết quả triển khai những thỏa thuận đạt được trong chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thủ tướng: Thế giới giảm tăng trưởng nhưng Việt Nam phấn đấu đạt mức cao

Thủ tướng: Thế giới giảm tăng trưởng nhưng Việt Nam phấn đấu đạt mức cao

Thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội sáng 23/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia sẻ về các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao trong khi thế giới hạ dự báo tăng trưởng, đặc biệt là thực hiện 3 đột phá chiến lược, triển khai bộ tứ trụ cột, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, chuyển đổi trạng thái phục vụ người dân và doanh nghiệp, cắt giảm tối đa thủ tục, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm, xây dựng quy hoạch, tiêu chuẩn, điều kiện để người dân, doanh nghiệp cứ thế làm những gì pháp luật không cấm.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Thế giới giảm tăng trưởng nhưng Việt Nam phấn đấu đạt mức cao

Thủ tướng: Thế giới giảm tăng trưởng nhưng Việt Nam phấn đấu đạt mức cao

Thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội sáng 23/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia sẻ về các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao trong khi thế giới hạ dự báo tăng trưởng, đặc biệt là thực hiện 3 đột phá chiến lược, triển khai bộ tứ trụ cột, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, chuyển đổi trạng thái phục vụ người dân và doanh nghiệp, cắt giảm tối đa thủ tục, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm, xây dựng quy hoạch, tiêu chuẩn, điều kiện để người dân, doanh nghiệp cứ thế làm những gì pháp luật không cấm.
Mưa lớn kéo dài khiến nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị ngập sâu, giao thông tê liệt, nguy cơ cao xảy ra sạt lở

Mưa lớn kéo dài khiến nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị ngập sâu, giao thông tê liệt, nguy cơ cao xảy ra sạt lở

Tin tức - Minh Nhật - 3 giờ trước
Từ đêm 22/5, mưa bắt đầu xuất hiện tại nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và kéo dài đến sáng 23/5. Mưa lớn kéo dài khiến nhiều tuyến đường ở Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái ngập sâu, nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ quét ở các khu vực vùng núi.
Mê đắm Trà Nhiêu

Mê đắm Trà Nhiêu

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 3 giờ trước
Được xây dựng thành Làng du lịch sinh thái cộng đồng hơn 15 năm trước, Trà Nhiêu đã trải qua không ít chông chênh nhưng cũng gặt hái được những "trái ngọt" đầu mùa. Giờ đây, Trà Nhiêu ngày càng thu hút du khách trong và ngoài nước nhờ vẻ đẹp thiên nhiên mộc mạc và sự hiền hòa, mến khách của người dân nơi đây.
Tước danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu của Hoa hậu Thùy Tiên

Tước danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu của Hoa hậu Thùy Tiên

Giải trí - Anh Trúc - 7 giờ trước
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quyết định tước bỏ danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2021 với Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên.
Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang họp bàn thống nhất Đề án hợp nhất 3 đơn vị

Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang họp bàn thống nhất Đề án hợp nhất 3 đơn vị

Tin tức - N.Tâm - 8 giờ trước
Sáng 23/5, tại TP. Cần Thơ, Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang đã có buổi làm việc nhằm thống nhất các nội dung trong Đề án hợp nhất 3 đơn vị. Tham dự buổi làm việc có: Ông Lê Trung Kiên - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ; ông Lâm Hoàng Mẫu - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sóc Trăng; ông Trần Thanh Liêm - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang. Cùng dự Hội nghị còn có lãnh đạo Văn phòng, chuyên viên thuộc 3 đơn vị.
Gia Lai tổ chức trọng thể Lễ Truy điệu và an táng 23 Liệt sĩ quy tập từ Campuchia

Gia Lai tổ chức trọng thể Lễ Truy điệu và an táng 23 Liệt sĩ quy tập từ Campuchia

Tin tức - Ngọc Thu - 8 giờ trước
Sáng 23/5, tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đã tổ chức trọng thể Lễ viếng, Lễ truy điệu và an táng 23 Liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia được tìm kiếm, quy tập trong mùa khô 2024 - 2025.
Huyền bí động Ngườm Ngao

Huyền bí động Ngườm Ngao

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Huyền bí động Ngườm Ngao. Nhà thờ Con Gà Đà Lạt. Guồng nước - Nét văn hóa miền Tây xứ Thanh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Du khách đến Ngọa Vân Yên Tử chiêm bái Xá lợi Đức Phật được miễn phí cáp treo

Du khách đến Ngọa Vân Yên Tử chiêm bái Xá lợi Đức Phật được miễn phí cáp treo

Tin tức - Anh Trúc - 8 giờ trước
Du khách chiêm bái Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở Cung Trúc Lâm Yên Tử sẽ được tặng vé cáp treo tại khu di tích Ngọa Vân Yên Tử.
Quảng Ninh: Họp báo thông tin về Lễ cung rước và chiêm bái Xá lợi Phật tại Yên Tử

Quảng Ninh: Họp báo thông tin về Lễ cung rước và chiêm bái Xá lợi Phật tại Yên Tử

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Mỹ Dung - 8 giờ trước
Sáng 23/5, tại Tp. Uông Bí (Quảng Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Dân tộc và Tôn giáo và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức Họp báo thông tin về sự kiện tôn trí, chiêm bái Xá Lợi Đức Phật tại Cung Trúc Lâm, Khu di tích danh thắng Yên Tử.
Huyền bí động Ngườm Ngao

Huyền bí động Ngườm Ngao

Media - BDT - 8 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Huyền bí động Ngườm Ngao. Nhà thờ Con Gà Đà Lạt. Guồng nước - Nét văn hóa miền Tây xứ Thanh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người phụ nữ hơn 50 năm giữ nghề chằm áo tơi

Người phụ nữ hơn 50 năm giữ nghề chằm áo tơi

Media - BDT - 8 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 23/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa. Thánh đường Hồi giáo Al-Noor Hà Nội. Người phụ nữ hơn 50 năm giữ nghề chằm áo tơi. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Lào Cai, nhiều chỉ số đạt mục tiêu đề ra

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Lào Cai, nhiều chỉ số đạt mục tiêu đề ra

Chính sách Dân tộc - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Ngày 23/5, tại thị trấn Bắc Hà, Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719); đề xuất nội dung giai đoạn 2026 - 2030. Dự Hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành, đại biểu các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương và Bảo Yên.