Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng: Phải "vượt nắng thắng mưa, thực hiện 3 ca 4 kíp" triển khai đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội

PV - 13:30, 25/06/2023

Thi công khối lượng công trình lớn trong khoảng thời gian không dài và chịu ảnh hưởng tác động của các điều kiện thời tiết thì "chúng ta phải vượt nắng thắng mưa, thực hiện 3 ca 4 kíp", Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ. Khởi công đường Vành đai 4 chỉ là thắng lợi bước đầu...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Sáng 25/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội và Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu (giai đoạn 1).

Lễ khởi công được tổ chức theo hình thức trực tuyến với 7 điểm cầu, là các huyện Thanh Oai, Hoài Đức, Sóc Sơn, Thường Tín của Hà Nội, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Hưng Yên và tỉnh Đồng Tháp.

Tham dự Lễ khởi công tại điểm cầu Hoài Đức có Thủ tướng Phạm Minh Chính; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng.

Tham dự tại điểm cầu tỉnh Đồng Tháp có Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị.

Cùng dự còn có lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các nhà thầu, Nhân dân trong vùng dự án.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công Dự án xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tại điểm cầu huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công Dự án xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tại điểm cầu huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

2 dự án dài khoảng 140 km, tổng vốn hơn 91.000 tỷ đồng

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội chiều dài hơn 112 km đi qua Thủ đô Hà Nội và 2 tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh. Tổng mức đầu tư hơn 85.000 tỷ đồng theo hình thức đầu tư công kết hợp hình thức đối tác công - tư (PPP).

Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) - An Hữu (tỉnh Tiền Giang) có chiều dài hơn 27 km, tổng mức đầu tư gần 6.000 tỷ đồng theo hình thức đầu tư công.

Như vậy, 2 tuyến đường được đồng loạt tổ chức khởi công ngày hôm nay dài khoảng 140 km; tổng vốn đầu tư của 2 dự án hơn 91.000 tỷ đồng.

Hai dự án này trong chuỗi các dự án quan trọng, trọng điểm về giao thông được khởi công trong tháng 6/2023.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và các đại biểu dự Lễ khởi công Dự án xây dựng đường cao tốc Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) - An Hữu (tỉnh Tiền Giang) tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. (Ảnh: VGP/Hải Minh)
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và các đại biểu dự Lễ khởi công Dự án xây dựng đường cao tốc Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) - An Hữu (tỉnh Tiền Giang) tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. (Ảnh: VGP/Hải Minh)

Phát biểu tại buổi Lễ, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là dự án quan trọng quốc gia đầu tiên triển khai thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Đến nay, sau 1 năm 9 ngày, từ khi có chủ trương đầu tư, Dự án đã bảo đảm toàn bộ các điều kiện để khởi công, đáp ứng đúng tiến độ đề ra (trước ngày 30/6/2023).

Chia sẻ kinh nghiệm về triển khai dự án, ông Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh việc tách công tác giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, từ đó công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không còn phụ thuộc vào các yếu tố kỹ thuật chuyên ngành của công trình.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết sau 1 năm 9 ngày, từ khi có chủ trương đầu tư, Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đã đảm bảo toàn bộ các điều kiện để khởi công, đáp ứng đúng tiến độ đề ra. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết sau 1 năm 9 ngày, từ khi có chủ trương đầu tư, Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đã đảm bảo toàn bộ các điều kiện để khởi công, đáp ứng đúng tiến độ đề ra. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Về Dự án Cao Lãnh - An Hữu, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa nêu rõ ý nghĩa của dự án trong việc hình thành tuyến giao thông kết nối liên vùng.

Đây là lần đầu tiên Đồng Tháp được giao làm chủ đầu tư dự án có quy mô lớn, với yêu cầu kỹ thuật cao, thời gian triển khai cấp bách. Do đó, tỉnh đã lập Ban Chỉ đạo thực hiện dự án do Bí thư Tỉnh ủy là Trưởng Ban, thường xuyên giao ban tiến độ, kiểm tra, đôn đốc triển khai.

Đại diện nhà thầu, Tổng công ty Vinaconex khẳng định cam kết thi công dự án bảo đảm chất lượng, an toàn, tiến độ. Có kinh nghiệm tham gia nhiều dự án giao thông, lãnh đạo Vinaconex nhấn mạnh sẽ huy động tối đa nguồn lực, nhân sự, tài chính, trang thiết bị, áp dụng công nghiệp thi công hiện đại nhất để triển khai dự án.

Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết từ đầu nhiệm kỳ đến nay, chúng ta đạt được một số dấu mốc quan trọng về phát triển đường cao tốc. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết từ đầu nhiệm kỳ đến nay, chúng ta đạt được một số dấu mốc quan trọng về phát triển đường cao tốc. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Mục tiêu có trên 3.000 km cao tốc vào năm 2025 là khả thi

Phát biểu tại Lễ khởi công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ phát triển cơ sở hạ tầng là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược, luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm.

Nghị quyết Đại hội XIII đặt ra đến năm 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000 km đường cao tốc và hoàn thành mục tiêu này, đến năm 2025, chúng ta phải đạt ít nhất là 3.000 km. Điều đó có nghĩa, chúng ta phải làm gần 2.000 km từ nay đến năm 2025.

Trong giai đoạn 2000 - 2021, cả nước mới đầu tư đưa vào khai thác hơn 1.000 km đường bộ cao tốc. Như vậy, trong 5 năm, chúng ta phải làm gấp 2 lần số km đường bộ cao tốc đã xây dựng trong hơn 20 năm vừa qua.

"20 năm qua, chúng ta triển khai chưa được nhiều nhưng mang lại bài học rất quý báu, đánh dấu một mốc son quan trọng về hệ thống đường cao tốc. Từ đó, chúng ta có kinh nghiệm triển khai giai đoạn 2021 - 2025, 2026 - 2030, có thêm bài học về cách phân cấp, phân quyền, cách tổ chức thế nào để làm tốt hơn", Thủ tướng nói và nhấn mạnh "vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, với tinh thần không cầu toàn, không nóng vội".

Thủ tướng cho biết, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, chúng ta đạt được một số dấu mốc quan trọng về phát triển đường cao tốc.

Thứ nhất, đã khánh thành và đưa vào khai thác thêm 566 km đường cao tốc, nâng tổng số đường cao tốc của cả nước lên 1.729 km. Thứ hai, các dự án đang thi công, với tổng chiều dài 350 km. Thứ ba, từ đầu năm 2023, đã khởi công các dự án, có tổng chiều dài 1.406 km.

Như vậy, cùng với 1.729 km đã đưa vào khai thác và tổng chiều dài đường cao tốc của các dự án đang thi công, đã khởi công đến hết tháng 6 năm 2023 là 1.756 km.

"Nếu phấn đấu tốt hơn, quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn, tập trung trọng điểm, trọng tâm hơn nữa thì từ nay đến năm 2025, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu có hơn 3.000 km cao tốc", Thủ tướng nói. Bên cạnh đó, còn gần 300 km cao tốc đang trong quá trình nghiên cứu, phê duyệt án.

Theo Thủ tướng, việc đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4, vành đai liên vùng kinh tế trọng điểm Vùng Thủ đô Hà Nội, kết nối Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hưng Yên, tỉnh Bắc Ninh và các địa phương khác trong vùng sẽ phát huy hiệu quả đầu tư đối với các dự án đã và đang được đầu tư, tạo không gian phát triển mới.

Việc đầu tư xây dựng công trình đường bộ Cao tốc Cao Lãnh - An Hữu sẽ hình thành trục ngang và từng bước hình thành mạng lưới đường cao tốc Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, kết nối các trục dọc cao tốc, góp phần đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang trục ngang quan trọng của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Thủ tướng nhấn mạnh việc đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 kết nối Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hưng Yên, tỉnh Bắc Ninh và các địa phương khác trong vùng sẽ phát huy hiệu quả đầu tư đối với các dự án đã và đang được đầu tư, tạo không gian phát triển mới. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Thủ tướng nhấn mạnh việc đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 kết nối Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hưng Yên, tỉnh Bắc Ninh và các địa phương khác trong vùng sẽ phát huy hiệu quả đầu tư đối với các dự án đã và đang được đầu tư, tạo không gian phát triển mới. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Công việc tiếp theo còn rất lớn

Để có đủ điều kiện khởi công 2 dự án này, các cấp, các ngành, các địa phương được giao là cơ quan chủ quản đã phải triển khai thực hiện một khối lượng công việc rất lớn: Từ công tác chuẩn bị đầu tư, thu xếp vốn, lập thiết kế kỹ thuật và dự toán đến lựa chọn nhà thầu, giải phóng mặt bằng…

Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực của các địa phương trong quá trình chuẩn bị đầu tư, trong đó có việc tách công tác giải phóng mặt bằng thành dự án riêng và phân cấp thực hiện.

Điều đặc biệt hơn khi Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô được áp dụng cơ chế đặc thù. Thứ nhất, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, theo đó giao các địa phương làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án. Trung ương giao cho các tỉnh, thành, các tỉnh, thành giao cho các huyện, thị. Như vậy, sự phân cấp này tạo cơ hội, thuận lợi cho giải phóng mặt bằng. Cấp cơ sở, các quận, huyện, xã, phường đã vào cuộc tích cực. Thứ 2, áp dụng cơ chế huy động nguồn lực cho dự án kết hợp giữa ngân sách Trung ương và địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác.

Thứ 3, cho phép chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, các gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, các gói thầu thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, qua đó rút ngắn thời gian chuẩn bị để triển khai dự án.

"Kết quả khởi công hôm nay mới là thắng lợi bước đầu, công việc tiếp theo còn rất lớn", Thủ tướng đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan liên quan tiếp tục bám sát tiến độ, sự phân cấp, phân quyền, rà soát lại các công việc để bố trí thời gian, nguồn lực, tập trung chỉ đạo, lãnh đạo.

Thứ 2, tiếp tục công việc giải phóng mặt bằng, tái định cư với nguyên tắc xuyên suốt là cuộc sống tại nơi ở mới phải bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ.

Thứ 3, chuẩn bị khối lượng vật liệu xây dựng, bãi đổ thải rất lớn đòi hỏi sự vào cuộc tích cực của các địa phương, các cấp các ngành, nhất là ở cơ sở. "Đây là một khâu mà tôi đi kiểm tra trong 2 năm nay thì thấy hay ách tắc mà phải giải quyết ngay tại hiện trường, vì một số quy định của chúng ta còn chồng chéo, chưa đúng bản chất", Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các địa phương phải quan tâm, tích cực giải quyết vấn đề nguyên vật liệu cho dự án. Cần tránh tham nhũng, tiêu cực trong khai thác nguyên vật liệu thông thường (đất, đá, cát, sỏi).

Thứ 4, thi công khối lượng công trình rất lớn trong khoảng thời gian không dài và chịu ảnh hưởng tác động của các điều kiện thời tiết nên "chúng ta phải vượt nắng thắng mưa, thực hiện 3 ca 4 kíp", Thủ tướng nêu rõ. Kinh nghiệm của các dự án đạt, vượt tiến độ vừa qua là phải vượt nắng, thắng mưa, thắng đại dịch, làm hết việc chứ không phải làm hết giờ.

Nhấn mạnh kết quả khởi công hôm nay mới là thắng lợi bước đầu, công việc tiếp theo còn rất lớn, Thủ tướng đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan liên quan tiếp tục bám sát tiến độ, sự phân cấp, phân quyền, rà soát lại các công việc để bố trí thời gian, nguồn lực, tập trung chỉ đạo, lãnh đạo. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Nhấn mạnh kết quả khởi công hôm nay mới là thắng lợi bước đầu, công việc tiếp theo còn rất lớn, Thủ tướng đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan liên quan tiếp tục bám sát tiến độ, sự phân cấp, phân quyền, rà soát lại các công việc để bố trí thời gian, nguồn lực, tập trung chỉ đạo, lãnh đạo. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

"Phải thường xuyên kiểm tra chứ không phải nói là xong"

Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, GTVT, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường và các tỉnh, thành phố được giao làm cơ quan chủ quản dự án tập trung quyết liệt chỉ đạo, thành lập các ban quản lý dự án.

Rút kinh nghiệm từ những hạn chế, bất cập khi triển khai các dự án cao tốc giai đoạn trước, các bộ, ngành liên quan, các tỉnh, thành phố cần tích cực đi kiểm tra, đôn đốc, giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt thẩm quyền thì phải báo cáo ngay.

Khối lượng giải phóng mặt bằng còn lại không nhiều nhưng khó khăn hơn, đòi hỏi quyết tâm hơn. "Các đồng chí phải kiểm tra thường xuyên nơi ở mới của người dân thực sự đã bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ chưa, chứ không phải người dân đã di dời thì coi như xong việc", Thủ tướng nói. Mục tiêu cuối cùng của Đảng, Nhà nước ta là chăm lo đời sống tinh thần, vật chất, là sự ấm no hạnh phúc của người dân. "Không phải chỉ nói trên hội trường, trên diễn đàn cho xong mà nói phải làm, cam kết phải thực hiện", Thủ tướng lưu ý.

Thủ tướng yêu cầu các nhà tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát tăng cường nâng cao trách nhiệm của mình, thường xuyên kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn, chất lượng, tiến độ; không vì lợi ích cá nhân, không hạ thấp tiêu chuẩn, hạ thấp giám sát, tích cực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí cùng với các địa phương và các đơn vị có liên quan.

Mỗi cá nhân có liên quan tham gia dự án cần nâng cao ý thức trách nhiệm với công việc, đồng lòng chung sức giải quyết khó khăn, vượt qua thách thưc để hoàn thành đúng tiến độ, nâng cao chất lượng, bảo đảm kỹ, thuật mỹ thuật, vệ sinh môi trường.

Để triển khai thành công các dự án, Thủ tướng nhấn mạnh khâu nào cũng quan trọng, không thể bỏ qua nhưng có 2 khâu quan trọng hơn, mang tính nền tảng là bố trí vốn đầy đủ và mặt bằng đủ điều kiện thi công. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Để triển khai thành công các dự án, Thủ tướng nhấn mạnh khâu nào cũng quan trọng, không thể bỏ qua nhưng có 2 khâu quan trọng hơn, mang tính nền tảng là bố trí vốn đầy đủ và mặt bằng đủ điều kiện thi công. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Để triển khai thành công các dự án, Thủ tướng nhấn mạnh khâu nào cũng quan trọng, không thể bỏ qua nhưng có 2 khâu quan trọng hơn, mang tính nền tảng là bố trí vốn đầy đủ và mặt bằng đủ điều kiện thi công và 6 yêu cầu phải nghiêm túc quán triệt để dễ thực hiện, dễ kiểm tra.

Thứ nhất, phải bảo đảm chất lượng. Thứ 2 là bảo đảm tiến độ. Thứ 3, phải bảo đảm an toàn, kỹ thuật, mỹ thuật, môi trường vệ sinh và an toàn lao động. Thứ tư, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, đặt lợi ích chung, lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. Thứ 5 là không được đội vốn bất hợp lý, không chia nhỏ gói thầu. Thứ 6 là bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, người dân, doanh nghiệp.

"Tinh thần là phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đấy, tăng cường giám sát, kiểm tra, chống tiêu cực, tham nhũng trong quá trình tổ chức, thi công và đặc biệt quan tâm đời sống vật chất, tinh thần của người dân đã nhường chỗ ở, nơi canh tác, làm việc của mình cho dự án", Thủ tướng nhấn mạnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 2 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 08:38, 28/04/2024
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.