Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng đồng ý ban hành chuẩn nghèo mới

PV - 17:52, 29/12/2020

Chiều 29/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2020, chủ yếu bàn về công tác xây dựng thể chế chính sách, pháp luật. Tại phiên họp, Thủ tướng đồng ý ban hành chuẩn nghèo mới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2020. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2020. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Trước đó, sáng nay, Chính phủ đã kết thúc hội nghị trực tuyến với các địa phương trên toàn quốc sau 1,5 ngày họp bàn về phát triển kinh tế - xã hội.

Tại phiên họp thường kỳ hôm nay, Chính phủ xem xét, thảo luận về: Tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết năm 2020, nhiệm vụ năm 2021; báo cáo về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, về đề nghị xây dựng Luật Dầu khí (sửa đổi), về Nghị định quy định chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2021 - 2025…

Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, trong năm 2021, nhiệm vụ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết của các bộ là rất nặng, với 72 văn bản, trong đó có 47 văn bản quy định chi tiết thi hành 12 luật, nghị quyết sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2021. Ngoài ra, dự kiến các bộ còn phải xây dựng 32 văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết vừa được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 10.

Một số luật giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng quy định chi tiết tương đối nhiều nội dung, ví dụ như Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) với 40 nội dung giao quy định chi tiết; Luật Đầu tư công (sửa đổi) với 30 nội dung giao quy định chi tiết. Luật Quản lý thuế (sửa đổi) với 67 nội dung giao quy định chi tiết…

Một số nội dung luật giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng quy định chi tiết là những vấn đề mới, khó, phức tạp; nội dung chính sách chưa rõ hoặc thiếu định hướng cụ thể về chính sách dẫn đến kéo dài thời gian soạn thảo, ban hành văn bản quy định chi tiết.

Sau khi nghe ý kiến thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, tình trạng chậm, nợ văn bản giảm dần nhưng đến cuối năm 2020 có xu hướng tăng so với năm 2017. Một số văn bản nợ do chờ chủ trương của các cấp có thẩm quyền hoặc nội dung phức tạp, cần đánh giá tác động kỹ lưỡng thêm, cân nhắc thời điểm ban hành phù hợp.

Về công tác xây dựng pháp luật năm 2021, Thủ tướng yêu cầu tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị số 43/CT-TTg về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật. Đây là sản phẩm sau Hội nghị toàn quốc do Chính phủ tổ chức về công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật vào ngày 24/11/2020.

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2020 chủ yếu bàn về công tác xây dựng thể chế chính sách, pháp luật. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2020 chủ yếu bàn về công tác xây dựng thể chế chính sách, pháp luật. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành chủ động phối hợp chỉnh lý các dự án luật đã được Quốc hội khóa XIV cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10, tập trung soạn thảo, trình các dự án luật thuộc chương trình xây dựng luật năm 2021.

Bộ Giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an nghiên cứu, tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội về dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong đó lưu ý làm rõ sự cần thiết, phạm vi điều chỉnh, mối quan hệ giữa 2 dự án Luật.

Bộ Công an cần tiếp thu ý kiến về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, trong đó lưu ý về sự cần thiết ban hành, báo cáo Chính phủ xem xét, thảo luận cùng với Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021.

Các bộ, ngành chỉ đạo sát sao việc xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, khẩn trương chỉnh lý, hoàn thiện để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền đối với các văn bản nợ ban hành.

Tại phiên họp, Chính phủ đã nghe lãnh đạo Bộ NN&PTNT trình bày báo cáo tóm tắt về việc xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Theo đó, phấn đấu có thêm ít nhất 1.776 xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn này, đưa tổng số xã đạt chuẩn lên 80% từ mức 62% hiện nay. Mỗi tỉnh, thành phố phấn đấu có 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Dự kiến tổng huy động thực hiện chương trình hơn 2,6 triệu tỷ đồng, tăng 25% so với giai đoạn 2016-2020.

Về vấn đề xây dựng nông thôn mới, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần là làm sao mức sống của nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số tốt hơn, “chứ không phải trong lúc khó khăn này chỉ tập trung làm hạ tầng”. Các bộ, ngành phối hợp rà lại xem chỗ nào trùng lắp, chồng chéo, cố gắng bổ sung thêm nguồn để thực hiện chương trình này tốt nhất vì thiết thực với nhân dân.

Đối với bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng xem xét, ban hành.

Chính phủ cũng thảo luận về dự thảo Nghị định quy định chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì. Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, từ năm 1993 đến nay, Việt Nam đã 7 lần ban hành chuẩn nghèo quốc gia. Việc xây dựng chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 để làm căn cứ để xác định, nhận diện chính xác hơn, toàn diện hơn hộ nghèo, hộ cận nghèo đa chiều và đối tượng khác thụ hưởng các chính sách, chương trình giảm nghèo và an sinh xã hội trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời làm cơ sở thực tiễn để xác định mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII, Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025.

Chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 cũng làm cơ sở cho việc đưa ra các chính sách, cơ chế, giải pháp thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững. Tiêu chí đo lường nghèo đa chiều bao gồm đủ tiêu chí thu nhập và tiêu chí tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản để xác định, nhận diện chính xác hộ nghèo, hộ cận nghèo, bảo đảm phù hợp với phương pháp luận, bản chất nghèo đa chiều; tiêu chí thu nhập tiệm cận bằng chuẩn mức sống tối thiểu.

Sau khi nghe các ý kiến, kết luận về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cơ bản nhất trí nội dung dự thảo Nghị quyết, đồng ý chủ trương về việc ban hành chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 20:25, 19/05/2025
Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tin tức - Minh Nhật - 17:50, 19/05/2025
Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh Tuyên Quang, trong 24 giờ qua, trên địa bàn đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, báo động mức độ thiên tai ở cấp rất nguy hiểm, đồng thời cảnh báo nguy cơ sạt lở cao trong 6 giờ tới.
Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Trang địa phương - Trọng Bảo - 16:29, 19/05/2025
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 16:22, 19/05/2025
Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.
Thúc đẩy quảng bá giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Thúc đẩy quảng bá giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Bản sắc và hội nhập - Minh Nhật - 16:18, 19/05/2025
Nhằm hợp tác thúc đẩy quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch của Việt Nam trên môi trường số. Ngày 19/5, tại Hà Nội, Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và TikTok Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác phối hợp quảng bá hoạt động của Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản - một trong những sự kiện toàn cầu lớn nhất trong năm 2025.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 16:15, 19/05/2025
Theo thống kê của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có khoảng 60 trường hợp nuôi tôm tự phát, trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý vi phạm, thế nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn, hiện UBND thị xã Nghi Sơn đang triển khai các giải pháp để giải quyết dứt điểm, tình trạng này.
Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 16:12, 19/05/2025
Trong những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ về vật chất, động viên tinh thần, bồi dưỡng kiến thức của các địa phương, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã và đang phát huy mạnh mẽ vai trò trên nhiều lĩnh vực.
Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 16:08, 19/05/2025
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời sự - Hoàng Quý - 16:07, 19/05/2025
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thời sự - Hoàng Quý - 16:06, 19/05/2025
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.