Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng: "5 đẩy mạnh" trong cải cách hành chính để huy động mọi nguồn lực cho phát triển

PV - 11:55, 15/07/2024

Kết luận phiên họp của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ "5 đẩy mạnh" thời gian tới để mang lại hiệu quả thiết thực, rõ ràng, cân đong đo đếm được, giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho sự phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước xác định cải cách hành chính là một trong 3 nhiệm vụ đột phá chiến lược - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước xác định cải cách hành chính là một trong 3 nhiệm vụ đột phá chiến lược - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 15/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ tám của Ban Chỉ đạo.

Tham dự phiên họp có: Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang; Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng ban Thường trực; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các thành viên Ban Chỉ đạo; các Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ đạo CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phiên họp tập trung đánh giá kết quả thực hiện công tác CCHC 6 tháng đầu năm 2024; thảo luận phương hướng, nhiệm vụ những tháng cuối năm 2024 và những giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế trong triển khai các nhiệm vụ CCHC thời gian tới.

8 kết quả tích cực, nổi bật trong nửa đầu năm 2024

Các báo cáo, ý kiến tại Phiên họp thống nhất đánh giá, công tác CCHC trong 6 tháng đầu năm đạt 8 kết quả tích cực, nổi bật.

Thứ nhất, công tác chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện CCHC được triển khai bài bản, bám sát thực tiễn, phát huy hiệu quả.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, công điện đôn đốc cải cách tổ chức bộ máy hành chính, cải cách thủ tục hành chính (TTHC), tăng cường kỷ luật, kỷ cương. Việc tổ chức thực hiện được triển khai từ Trung ương đến địa phương, hoàn thành 10/12 nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo; các bộ, ngành đã hoàn thành 400/991 nhiệm vụ; các địa phương đã hoàn thành 1.327/3.009 nhiệm vụ.

Trong 6 tháng đã có 2.870 văn bản (các bộ: 305 văn bản; địa phương: 2.565 văn bản) được ban hành để chỉ đạo, đôn đốc, quán triệt thực hiện nhiệm vụ CCHC. Lãnh đạo Chính phủ và bộ, ngành, địa phương đã tích cực tham gia nhiều diễn đàn đối thoại và trực tiếp chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực thi công vụ của công chức được tăng cường.

Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ tám Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ tám Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ hai, công tác cải cách thể chế, xây dựng pháp luật được quan tâm, có nhiều đổi mới.

Trong 6 tháng đầu năm, Chính phủ đã tổ chức 5 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật; ban hành 83 nghị định, 8 nghị quyết (thông qua 11 đề nghị xây dựng luật, 17 dự án luật). Đã trình Quốc hội cho phép áp dụng các Luật: Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản, Tổ chức tín dụng có hiệu lực sớm hơn từ 01/8/2024. Thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban.

Thứ ba, cải cách TTHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được đẩy mạnh. Đã cắt giảm, đơn giản hóa 168 quy định kinh doanh, 247 TTHC, giấy tờ công dân, thực thi phương án phân cấp đối với 108 TTHC. Thủ tướng đã phê duyệt phương án đơn giản hóa đối với 40 TTHC nội bộ. Giao thực hiện thí điểm Mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc UBND cấp tỉnh tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bình Dương.

Thứ tư, cải cách tổ chức bộ máy được thực hiện quyết liệt và có nhiều chuyển biến tích cực.

Đến nay, đã giảm được 33 đơn vị sự nghiệp công lập cấp bộ, dự kiến trong năm 2024 giảm 72 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền của Thủ tướng. Các địa phương đã giảm 10 tổ chức cấp phòng thuộc UBND tỉnh và 8 tổ chức cấp phòng thuộc UBND cấp huyện. 53 tỉnh, thành phố thực hiện sắp xếp 49 đơn vị cấp huyện, 1.247 đơn vị cấp xã.

Thực hiện tinh giản biên chế, 6 tháng đầu năm 2024, các bộ, ngành, địa phương giảm 3.853 người; trong đó, địa phương là 3.746 người. Đồng thời tuyển dụng 30 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.

Thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết 20 năm thực hiện mô hình tổ chức bộ máy của Chính phủ; thành lập Tổ công tác tổng kết thi hành Luật Tổ chức Chính phủ; lập hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Thứ năm, cải cách chế độ công vụ có nhiều chuyển biến tích cực. Cải cách chính sách tiền lương có kết quả khả quan, chính thức tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng thực hiện từ ngày 01/7/2024, bảo đảm công bằng, bình đẳng, hài hòa, ổn định.

Kỷ cương, kỷ luật công vụ được siết chặt; xử lý nghiêm các sai phạm; 6 tháng đầu năm có 139 cán bộ, 432 công chức và 767 viên chức bị kỷ luật.

Thứ sáu, cải cách tài chính công được triển khai tích cực. Thu ngân sách nhà nước 6 tháng đạt 60% dự toán, tăng 15,7%; đã tích lũy khoảng 700.000 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước để sử dụng cho tăng lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp từ ngày 01/7/2024; các giải pháp chính sách tài khóa, miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp với quy mô dự kiến cả năm khoảng 200.000 tỷ đồng.

Thứ bảy, chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ số được triển khai quyết liệt, hiệu quả và đi vào thực chất. Khung pháp lý phát triển Chính phủ số được tích cực hoàn thiện (đã ban hành 10 nghị định, 6 quyết định và 5 thông tư); cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được đẩy mạnh triển khai; kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu có bước phát triển; cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp được đẩy mạnh; triển khai Đề án 06 có kết quả tích cực.

Thứ tám, một số điển hình tốt như Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Trị, Hậu Giang, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính…

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Giải quyết những "nút thắt" về pháp lý và nguồn lực

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận và đánh giá cao Bộ Nội vụ - cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo đã phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị chu đáo các tài liệu phục vụ Phiên họp; hoan nghênh các ý kiến phát biểu rất chính xác, tâm huyết, trách nhiệm và sát thực tế của các đại biểu về từng nội dung CCHC; giao Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng, sớm hoàn thiện Thông báo kết luận của Ban Chỉ đạo.

Cơ bản thống nhất với các báo cáo và ý kiến về 8 kết quả nổi bật, tích cực trong 6 tháng đầu năm, Thủ tướng Phạm Minh Chính thay mặt Chính phủ ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của các bộ, ngành, địa phương; sự chỉ đạo quyết liệt của thành viên Ban Chỉ đạo CCHC thời gian qua; có nhiều đóng góp tích cực, quan trọng vào thành công chung của cả nước.

Chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong công tác CCHC và những nguyên nhân, Thủ tướng khái quát một số bài học kinh nghiệm quan trọng.

Theo đó, phải triển khai nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về CCHC. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn về pháp lý, kịp thời rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật, cơ chế, chính sách để huy động mọi nguồn lực phát triển đất nước.

Phải có quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt trong thực hiện CCHC, nhất là người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương, xác định "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ hiệu quả". Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của CCHC; xác định chuyển đổi số là một công cụ quan trọng trong CCHC, nhất là cải cách TTHC.

Tăng cường đối thoại, lắng nghe và kịp thời phát hiện, xử lý ngay những vấn đề phát sinh một cách linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nghiêm cấm việc đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; thực hiện tốt cơ chế khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức trong thực thi công vụ

Đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông, nhất là truyền thông chính sách; chú trọng đưa tin người tốt, việc tốt, những cách làm hay, điển hình bứt phá; lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy cái tích cực đẩy lùi cái tiêu cực; góp phần củng cố niềm tin, tạo đồng thuận và không khí phấn khởi trong toàn xã hội.

Định hướng thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm, tinh thần "5 đẩy mạnh" gồm: Đẩy mạnh rà soát các quy định, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn về thể chế, cơ chế, chính sách để huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho sự phát triển; đẩy mạnh đối thoại, chia sẻ, xử lý vướng mắc, bất cập cho người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là về TTHC để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, phòng chống, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số, xã hội số, công dân số, số hóa dữ liệu, hồ sơ; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trên tất cả các lĩnh vực, tất cả các giao dịch.

Các báo cáo, ý kiến tại phiên họp thống nhất đánh giá, công tác CCHC trong 6 tháng đầu năm đạt 8 kết quả tích cực, nổi bật - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các báo cáo, ý kiến tại phiên họp thống nhất đánh giá, công tác CCHC trong 6 tháng đầu năm đạt 8 kết quả tích cực, nổi bật - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về nhiệm vụ chung, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các thành viên Ban Chỉ đạo khẩn trương rà soát, xác định rõ những điểm nghẽn đang cản trở hoạt động CCHC, đề xuất các giải pháp cụ thể để tháo gỡ; ưu tiên giải quyết ngay những vấn đề nóng, cấp bách, bức xúc trong Nhân dân.

Các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ban Chỉ đạo và các nhiệm vụ CCHC đề ra theo kế hoạch của từng cơ quan, đơn vị. Đẩy nhanh tiến độ ban hành các văn bản quy định chi tiết, nhất là đối với các luật đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.

Đẩy mạnh rà soát, đề xuất phương án xử lý đối với các quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn; rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa giấy phép liên quan đến hoạt động kinh doanh; tăng cường phân cấp, phân quyền.

Tập trung thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025, phấn đấu cơ bản hoàn thành trong tháng 9/2024, bảo đảm ổn định tổ chức để các địa phương tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp năm 2025. Tăng cường thanh tra, kiểm tra để nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ.

Tập trung rà soát, sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách, cải tiến quy trình, thủ tục để giải quyết những "nút thắt" về pháp lý và nguồn lực tạo điều kiện thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Tập trung phân bổ xong vốn đầu tư công năm 2024 trong tháng 7 và phấn đấu giải ngân cả năm đạt trên 95%; thực hiện điều chuyển vốn cho những nơi làm tốt, giải ngân hiệu quả.

Đề xuất khen thưởng, động viên kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong CCHC 6 tháng, phê bình, rút kinh nghiệm kịp thời.

UBND TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Quảng Ninh tổ chức triển khai thí điểm Mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc UBND cấp tỉnh theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, thí điểm từ tháng 9/2024 đến cuối năm 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải có quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt trong trong thực hiện CCHC - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải có quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt trong trong thực hiện CCHC - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ rà soát nhằm thể chế hóa đầy đủ, bảo đảm thống nhất với Quy định số 148-QĐ/TW ngày 23/5/2024 của Bộ Chính trị về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, báo cáo Chính phủ trong quý III năm 2024.

Tổ chức triển khai, hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương hoàn thành việc sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập, các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong tháng 9/2024.

Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức; Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Nghị định về chính sách thu hút và trọng dụng người có tài năng vào cơ quan Nhà nước.

Triển khai các nội dung cải cách chính sách tiền lương theo Kết luận số 83-KL/TW ngày 21/6/2024 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 142/2024/QH15 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV; kịp thời đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện.

Bộ Tư pháp thực hiện tốt nhiệm vụ cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tham mưu, giúp Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ rà soát văn bản quy phạm pháp luật.

Sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp 7; đôn đốc hoàn thành trong tháng 7 việc ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ 1/8.

Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các biện pháp giải quyết khó khăn trong triển khai các gói hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh; hoàn thiện thể chế, chính sách hiệu quả tài chính công, tài sản công; đẩy mạnh số hóa quản lý thu, sử dụng hóa đơn điện tử.

Văn phòng Chính phủ đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện công tác cải cách TTHC theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Công an tổ chức thực hiện tốt việc chuyển đổi sang sử dụng VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến; nghiên cứu triển khai mở rộng các tiện ích trên ứng dụng VNeID để phục vụ công dân khi giải quyết công việc.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai hiệu quả việc kết nối, khai thác thông tin dân cư tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thẻ căn cước công dân gắn chip, tài khoản định danh điện tử phục vụ dịch vụ công trực tuyến, nghiệp vụ tín dụng và phòng, chống hoạt động bất hợp pháp, lừa đảo, rửa tiền.

Với tinh thần "không nói không, không nói khó, không nói có nhưng không làm", quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các thành viên Ban Chỉ đạo nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy khí thế đang có, tiếp tục "giữ lửa", triển khai thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh CCHC một cách thực chất, mang lại hiệu quả thiết thực, rõ ràng, cân đong đo đếm được, giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và nền kinh tế, góp phần thúc đẩy thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và các năm tiếp theo.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tăng cường cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3

Tăng cường cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công thương, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Giao thông vận tải; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tin nổi bật trang chủ
Tăng cường cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3

Tăng cường cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công thương, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Giao thông vận tải; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Quảng Trị: Điều tra thu thập thông tin 53 DTTS diễn ra thuận lợi, đúng tiến độ

Quảng Trị: Điều tra thu thập thông tin 53 DTTS diễn ra thuận lợi, đúng tiến độ

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 10 giờ trước
Toàn tỉnh Quảng Trị có 5 huyện/35 xã, thị trấn, với 93 địa bàn được chọn thực hiện cuộc Điều tra thu thập thông về thực trạng kinh tế-xã hội 53 DTTS năm 2024. Do làm tốt khâu chuẩn bị và sự vào cuộc đồng hành của đội ngũ Người có uy tín, già làng, Trưởng bản nên việc điều tra thu thập thông tin diễn ra thuận lợi, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng nội dung kế hoạch phương án điều tra.
Đêm nhạc thiện nguyện

Đêm nhạc thiện nguyện "Bond Live In Vietnam" gây quỹ ủng hộ đồng bào bị bão lũ

Tin tức - N. Ánh - 10 giờ trước
Đêm nhạc "Bond Live In Vietnam" sẽ diễn ra vào 20 giờ ngày 5/10 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội. Toàn bộ tiền bán vé đêm nhạc sẽ được ủng hộ cho quỹ từ thiện hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ số 3 với ý nghĩa để âm nhạc lan tỏa và kết nối được tình yêu thương của mọi người.
Tìm thấy nhiều mảnh đá trang sức tại di chỉ khảo cổ có niên đại hàng nghìn năm

Tìm thấy nhiều mảnh đá trang sức tại di chỉ khảo cổ có niên đại hàng nghìn năm

Tìm trong di sản - Lê Hường - 10 giờ trước
Ngày 13/9, Bảo tàng Đắk Lắk tổ chức Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ khảo cổ học Thác Hai lần thứ 3, năm 2024. Các nhà khoa học đã tìm thấy hàng nghìn hiện vật, trong đó có nhiều mảnh đá trang sức.
Quản lý thị trường Lào Cai chung sức cùng Bảo Yên vượt lũ

Quản lý thị trường Lào Cai chung sức cùng Bảo Yên vượt lũ

Tin tức - Hải Sơn - 10 giờ trước
Trong những ngày mưa lũ gây thiệt hại nặng nề cho Nhân dân tại huyện Bảo Yên, hàng tấn rau củ quả, thuốc men, bánh, sữa, nước uống và đèn pin đã được lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lào Cai trao đến tận tay người dân trên địa bàn thị trấn Phố Ràng và các xã lân cận. Công tác hậu cần hỗ trợ người dân khắc phục những khó khăn trước mắt vẫn tiếp tục được lực lượng QLTT tỉnh Lào Cai thực hiện từ ngày 11/9 đến nay với sự đồng hành, chung tay của CBCC lực lượng QLTT, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh.
Bắc Hà (Lào Cai): Tiếp tục tìm thấy 2 thi thể trong vụ sạt lở ở thôn Nậm Tông

Bắc Hà (Lào Cai): Tiếp tục tìm thấy 2 thi thể trong vụ sạt lở ở thôn Nậm Tông

Tin tức - Hoàng Quý - 10 giờ trước
Sau 3 ngày căng mình tìm kiếm các nạn nhân tại vụ sạt lở ở thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà (Lào Cai), lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thêm 2 thi thể nạn nhân, nâng tổng số người thiệt mạng tại đây lên 13 người.
Bộ trưởng Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh thăm hỏi, động viên gia đình nạn nhân sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Bộ trưởng Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh thăm hỏi, động viên gia đình nạn nhân sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Chiều ngày 12/9, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT dẫn đầu đã tới thăm, nắm tình hình thực tế tại cơ sở và động viên, chia sẻ với những mất mát, thiệt hại của đồng bào DTTS do mưa lũ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Bắc Hà (Lào Cai): Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ ứng phó, khắc phục thiên tai tại các xã bị cô lập

Bắc Hà (Lào Cai): Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ ứng phó, khắc phục thiên tai tại các xã bị cô lập

Tin tức - Hoàng Quý - 10 giờ trước
Để tăng cường công tác khắc phục hậu quả thiên tai, huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã thành lập đoàn vận chuyển lương thực, nhu yếu phẩm, khơi thông đường giao thông vào các xã đang bị cô lập.
Rền vang tiếng máy nơi đại ngàn Pù Mát

Rền vang tiếng máy nơi đại ngàn Pù Mát

Phóng sự - Thanh Hải - 19:40, 13/09/2024
Bầu tĩnh lặng của đại ngàn Pù Mát, Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An) thời gian qua bị phá tan bởi những tiếng ầm vang, rộn rã nhiều thứ tiếng từ máy xúc, máy ủi, máy khoan cọc cạch liên hồi…cùng tiếng của những chuyến xe tải chở nguyên vật liệu xây dựng từ trung tâm xã Môn Sơn ra vào hối hả. Nơi thâm sơn đại ngàn Pù Mát đang từng bước xuất hiện những công trình phục vụ đời sống dân sinh cho bà con Đan Lai.
Quảng bá vẻ đẹp Lai Châu tại Quảng Bình

Quảng bá vẻ đẹp Lai Châu tại Quảng Bình

Du lịch - Nguyệt Anh - 19:37, 13/09/2024
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu vừa ban hành kế hoạch tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu tại tỉnh Quảng Bình năm 2024. Chương trình nhằm đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, quảng bá, giới thiệu vẻ đẹp về miền đất, thiên nhiên, văn hóa, con người Lai Châu.
Vịnh Hạ Long sẵn sàng đón khách du lịch trở lại

Vịnh Hạ Long sẵn sàng đón khách du lịch trở lại

Tin tức - Nguyệt Anh - 19:36, 13/09/2024
Sau gần một tuần chịu ảnh hưởng từ cơn bão Yagi, ngày 13/9, vịnh Hạ Long đã chính thức "mở cửa" trở lại, cho phép các tàu du lịch hoạt động bình thường. Đây là tin vui cho ngành Du lịch Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, khi nhịp sống và các hoạt động du lịch dần trở lại bình thường sau thời gian bị bão tàn phá.
Thư cảm ơn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Thư cảm ơn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Thời sự - PV - 19:35, 13/09/2024
Sáng 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào đã rời Thành phố Hồ Chí Minh về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam. Sau khi về nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào đã gửi Thư cảm ơn đến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư: