Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thông cáo đặc biệt: Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu từ trần

PV - 22:36, 10/08/2020

Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ, gia đình tận tình cứu chữa, chăm sóc, nhưng do tuổi cao, Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã từ trần ngày 7-8 tại nhà riêng, hưởng thọ 89 tuổi.

Thông cáo đặc biệt: Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu từ trần

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vô cùng thương tiếc báo tin:

Đồng chí Lê Khả Phiêu, sinh ngày 27-12-1931, tại xã Đông khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa; thường trú tại số nhà 7/36/C1 Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Tham gia hoạt động cách mạng năm 1947; vào Đảng ngày 19-6-1949. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa VII, VIII; Bí thư Trung ương Đảng khóa VII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa VII, khóa VIII; Ủy viên Thường vụ, Thường trực Bộ Chính trị khóa VIII; Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (từ tháng 12-1997 đến tháng 4-2001). Đại biểu Quốc hội khóa IX, khóa X.

Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, Đồng chí đã từ trần hồi 2 giờ 52 phút, ngày 7-8-2020 (tức ngày 18 tháng 6 năm Canh Tý), tại nhà riêng, hưởng thọ 89 tuổi.

Hơn 70 năm hoạt động cách mạng, Đồng chí đã có nhiều đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đồng chí được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.

Đồng chí mất đi là một tổn thất to lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Để tỏ lòng tưởng nhớ đồng chí Lê Khả Phiêu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Lê Khả Phiêu với nghi thức Quốc tang.

Tóm tắt tiểu sử đồng chí Lê Khả Phiêu, Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Đồng chí Lê Khả Phiêu, sinh ngày 27-12-1931; quê quán: Xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Thường trú tại số nhà 7/36/C1 Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Tham gia hoạt động cách mạng năm 1947; vào Đảng ngày 19-6-1949.

Từ năm 1947 đến năm 1949, Đồng chí dạy bình dân học vụ ở xã. Tháng 6-1949, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, phụ trách công tác tuyên truyền, làm Chánh Văn phòng Chi bộ xã.

Từ tháng 5-1950 đến tháng 8-1954, Đồng chí nhập ngũ, làm chiến sĩ, rồi đảm nhiệm các chức vụ Tiểu đội trưởng, Trung đội trưởng, Chính trị viên phó Đại đội, Chính trị viên Đại đội, Trung đoàn 66, Đại đoàn 304.

Từ tháng 9-1954 đến tháng 3-1955, Đồng chí học bổ túc quân chính trung cấp khóa I.

Từ tháng 3-1955 đến tháng 3-1958, Đồng chí lần lượt đảm nhiệm các chức vụ Trưởng Tiểu ban Tổ chức Trung đoàn, Chính trị viên Tiểu đoàn; Phó Chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm chính trị Trung đoàn 66, Sư đoàn 304.

Tháng 4-1958, Đồng chí là học viên Trường Chính trị trung cao.

Từ tháng 6-1961 đến năm 1966, Đồng chí lần lượt giữ các chức vụ Phó Ban Cán bộ rồi Trưởng Ban Tổ chức, Phòng Chính trị Sư đoàn 304; sau đó làm Phó Chính uỷ rồi Chính uỷ Trung đoàn 9, Sư đoàn 304, Quân khu Hữu Ngạn, Đảng uỷ viên Sư đoàn.

Tháng 7-1967, Đồng chí vào chiến trường Trị Thiên chiến đấu, làm Chính uỷ Trung đoàn 9. Tháng 1-1968, Đồng chí kiêm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 9.

Năm 1970, Đồng chí làm Trưởng Phòng Tổ chức Quân khu Trị Thiên.

Từ tháng 10-1971 đến tháng 2-1974, Đồng chí làm Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu Trị Thiên.

Tháng 3-1974, Đồng chí làm Chủ nhiệm chính trị Quân khu Trị Thiên (sau là Quân đoàn 2), Đảng uỷ viên Quân đoàn.

Tháng 2-1978, Đồng chí làm Chủ nhiệm chính trị rồi Phó Chính uỷ kiêm Chủ nhiệm chính trị Quân khu 9.

Tháng 8-1980, Đồng chí làm Phó Tư lệnh về chính trị kiêm Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 9, được bầu vào Thường vụ rồi Phó Bí thư Đảng ủy Quân khu.

Tháng 3-1983, Đồng chí giữ chức Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 9.

Tháng 4-1984, Đồng chí làm Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh 719, Đồng chí được thăng quân hàm Thiếu tướng.

Năm 1986, Đồng chí làm Phó Tư lệnh về chính trị kiêm Chủ nhiệm chính trị Bộ Tư lệnh 719, làm Ủy viên rồi Phó Bí thư Ban cán sự Bộ Tư lệnh 719.

Tháng 6-1988, Đồng chí được thăng quân hàm Trung tướng.

Tháng 8-1988, Đồng chí làm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (phụ trách khối tổ chức, cán bộ, bảo vệ).

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6-1991), Đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phân công làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Ủy viên Thường vụ Đảng uỷ Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương).

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ ba, khóa VII, Đồng chí được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Tháng 6-1992, Đồng chí được thăng quân hàm Thượng tướng.

Tại Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Trung ương khóa VII (tháng 1-1994), Đồng chí được bầu vào Bộ Chính trị.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6-1996), Đồng chí tiếp tục được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, được cử tham gia Thường vụ Bộ Chính trị, phân công làm Thường trực Bộ Chính trị kiêm Trưởng Ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương.

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tư, khóa VIII (tháng 12-1997), Đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương).

Đồng chí là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng các khóa VII, VIII; Bí thư Trung ương Đảng khóa VII; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa VII, VIII; Ủy viên Thường vụ, Thường trực Bộ Chính trị khóa VIII; Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (từ tháng 12-1997 đến tháng 4-2001). Đại biểu Quốc hội các khóa IX, X.

Tháng 10-2006, Đồng chí được nghỉ công tác theo chế độ.

Do có nhiều công lao và thành tích xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, Đồng chí được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.

Danh sách Ban Lễ tang đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

1. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang.
2. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng.
5. Đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
7. Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
8. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương.
9. Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
10. Đồng chí Trương Hoà Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
11. Đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
12. Đồng chí Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
13. Đồng chí Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an.
14. Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội.
15. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh.
16. Đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Trưởng Bộ phận Thường trực chuyên trách Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.
17. Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
18. Đồng chí Đại tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
19. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
20. Đồng chí Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương. 
21. Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
22. Đồng chí Nguyễn Hoà Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
23. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
24. Đồng chí Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
25. Đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
26. Đồng chí Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương.
27. Đồng chí Lê Minh Trí, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
28. Đồng chí Mai Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
29. Đồng chí Đào Việt Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.
30. Đồng chí Nguyễn Hạnh Phúc, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
31. Đồng chí Lê Minh Khái, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ.
32. Đồng chí Lê Vĩnh Tân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
33. Đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa.
34. Đồng chí Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
35. Đồng chí Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

* Thông báo Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Lê Khả Phiêu

Tang lễ đồng chí Lê Khả Phiêu được tổ chức theo nghi thức Quốc tang.

Linh cữu đồng chí Lê Khả Phiêu được quàn tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ viếng đồng chí Lê Khả Phiêu được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội bắt đầu từ 8 giờ, ngày 14-8-2020 đến 12 giờ, ngày 15-8-2020.

Lễ truy điệu đồng chí Lê Khả Phiêu tổ chức vào 12 giờ 30 phút, ngày 15-8-2020 tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ an táng lúc 14 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.

Cùng thời gian này, tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và Hội trường 25B, đường Quang Trung, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá cũng tổ chức Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Lê Khả Phiêu.

Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tường thuật trực tiếp Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Lê Khả Phiêu tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Thanh Hoá.
Trong hai ngày Quốc tang (14-8 và 15-8-2020), các công sở, nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững

Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Việc để cộng đồng, người dân địa phương tham gia vào quá trình ra quyết định, tổ chức các hoạt động văn hóa và hưởng lợi về mặt kinh tế và xã hội từ các sáng kiến ​​liên quan đến di sản bảo đảm tính bền vững lâu dài của di sản.
Quốc hội thông qua Nghị quyết rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV - Bầu cử Quốc hội khoá XVI vào ngày 15/3/2026

Quốc hội thông qua Nghị quyết rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV - Bầu cử Quốc hội khoá XVI vào ngày 15/3/2026

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Ngày 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết tán thành thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 và Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
Lào Cai đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số đến các vùng lõm, vùng đồng bào DTTS

Lào Cai đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số đến các vùng lõm, vùng đồng bào DTTS

Tin tức - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Sáng ngày 21/5, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số”.
Các tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Các tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Ngày 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Bộ trưởng Lao động Israel: Israel rất mong muốn tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam

Bộ trưởng Lao động Israel: Israel rất mong muốn tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Trưa 21/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Rabbi Yoav Ben Tzur, Bộ trưởng Lao động Israel đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á. Công nhận 108 “hóa thạch sống” ở Lâm Đồng là Cây di sản Việt Nam. Bảo tồn di sản ở Bản Cuôn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Độc đáo nhà thờ được làm bằng đá hàng trăm năm tuổi ở Nghệ An

Độc đáo nhà thờ được làm bằng đá hàng trăm năm tuổi ở Nghệ An

Dân tộc - Tôn giáo - Việt Hòa - 5 giờ trước
Được xây dựng cách đây hàng trăm năm, nhà thờ đá Bảo Nham (huyện Yên Thành, Nghệ An) vẫn giữ được những nét cổ kính và tráng lệ. Công trình này không chỉ là một điểm đến tôn giáo quan trọng mà còn mang giá trị kiến trúc đặc sắc với những bức tường đá rêu phong, mái vòm cao vút và các chi tiết chạm khắc tinh xảo. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nhà thờ vẫn hiên ngang giữa trời xanh, như một chứng nhân của thời gian, thu hút du khách và giáo dân đến chiêm ngưỡng, hành hương.
Thác K50 - “Nàng thơ” của Tây Nguyên!

Thác K50 - “Nàng thơ” của Tây Nguyên!

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 5 giờ trước
Thác K50 còn được gọi là thác Hang Én, nằm sâu trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng thuộc ấp Bình Định, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, cách thị trấn Kbang khoảng 70km về phía Bắc. Thác K50 được mệnh danh là “Nàng thơ” của núi rừng Tây Nguyên.
Bảo đảm an toàn lao động tại các nhà máy, khai trường

Bảo đảm an toàn lao động tại các nhà máy, khai trường

Xã hội - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Tỉnh Lào Cai hiện có hàng trăm nhà máy, xí nghiệp, cơ sở khai thác chế biến khoáng sản với hàng chục nghìn lao động đang làm việc; trong đó chủ yếu là lao động địa phương, lao động người DTTS. Để bảo đảm an toàn trong quá trình làm việc, thời gian qua, các đơn vị đã tuân thủ nghiêm các quy định về an toàn lao động (ATLĐ); đặc biệt là đối với các khai trường khai thác và chế biến khoáng sản.
Biến thể Omicron XEC là gì? Dấu hiệu khi nhiễm biến thể Covid-19 XEC và biện pháp phòng ngừa

Biến thể Omicron XEC là gì? Dấu hiệu khi nhiễm biến thể Covid-19 XEC và biện pháp phòng ngừa

Sức khỏe - Minh Nhật - 5 giờ trước
Hiện nay, Covid 19 đang có dấu hiệu bùng phát trở lại, khi số ca mắc đang tiếp tục tăng. Theo dữ liệu từ Cục Khoa học Y tế thuộc Bộ Y tế Thái Lan cho thấy sự hiện diện ngày càng tăng của biến thể Omicron XEC tại Thái Lan từ đầu năm đến nay. Số ca Covid-19 tại Thái Lan đã lên đến hơn 71.000 ca.
Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Giáo dục - Thế Hạnh - 5 giờ trước
Những vũ điệu xoang, tamya Arya, dăm dar… được các em học sinh người DTTS thể hiện bằng những động tác thật khỏe khoắn, dứt khoát, nhưng không kém phần uyển chuyển, duyên dáng, nhịp nhàng, hòa nhịp cùng tiếng trống, tiếng cồng chiêng, tiếng khèn bầu dìu dặt cuốn hút người xem. Bởi các điệu múa và thanh âm ấy như máu thịt, hồn cốt của đồng bào DTTS Tây Nguyên, hiện nay được nhiều trường học phổ thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có ý thức gìn giữ và phát huy.