Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 515.002 ca mắc và 8.781 ca tử vong mới vì đại dịch. Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 42.601.292 ca nhiễm COVID-19, trong đó 686.741 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là: Mỹ (118.712 ca); Ấn Độ (34.649 ca); Brazil (34.407 ca); Thổ Nhĩ Kỳ (28.118 ca); Anh (26.911 ca); Iran (18.021 ca); … Các quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất trong ngày gồm: Mỹ (1.686 ca); Mexico (897 ca); Nga (794 ca); Brazil (600 ca); Iran (453 ca); Malaysia (346 ca); …
Hiện, Mỹ vẫn đang là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19. Tính đến nay, số ca nhiễm tại Mỹ được ghi nhận là 42.601.292 ca, trong đó 686.741 ca tử vong. Mỹ, cũng như nhiều quốc gia khác, đang phải đối mặt với số ca COVID-19 mới gia tăng nhanh chóng do biến thể nguy hiểm Delta dễ lây lan hơn.
Tại châu Âu, hiện tại châu lục này ghi nhận 57.299.274 ca mắc COVID-19, trong đó 1.199.021 ca tử vong. Hết ngày 16/9, châu lục này ghi nhận đã có thêm 124.643 ca nhiễm mới và 1.714 ca tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, Anh là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm mới COVID-19 nhất tại châu lục, với 26.911 ca, trong đó 158 ca tử vong. Quốc gia này hiện nay cũng đang dẫn đầu châu Âu về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Tính đến nay, Anh ghi nhận có 7.339.009 ca nhiễm và 134.805 ca tử vong vì COVID-19. Nga ghi nhận số ca lây nhiễm mới nhiều thứ 2 trong khu vực, với 19.594 ca. Tuy nhiên, trong 24 giờ qua, Nga lại là quốc gia có số ca tử vong nhiều nhất vì COVID-19 tại châu lục, với 794 ca.
Châu Á hiện vẫn đang là tâm dịch COVID-19 trên toàn thế giới. Tính đến nay, châu lục này đã có tổng cộng 73.569.650 ca nhiễm và 1.089.944 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 192.758 ca mắc và 3.007 trường hợp tử vong mới. Châu Á đã có 69.417.119 ca được điều trị khỏi; 229.356 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 38.274 ca bệnh nặng.
Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Ngày 16/9, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 34.649 ca mắc mới và 318 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày, đưa tổng số bệnh nhân và số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là 33.380.522 ca và 444.278 ca. Các quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Indonesia, Philippines… lần lượt xếp sau Ấn Độ về mức độ bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 tại châu Á.
Tại Bắc Mỹ, khu vực này ghi nhận có 51.145.512 ca nhiễm COVID-19, trong đó 1.039. 889ca tử vong vì dịch bệnh. Các nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch tại khu vực bao gồm: Mỹ, Mexico, Canada, Cuba, Guatemala, Costa Rica, Panama, … Hiện, Mexico là quốc gia đứng thứ 2 sau Mỹ về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 tại châu lục. Tuy nhiên, quốc gia này cũng là một trong những nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ tử vong vì dịch bệnh trong ngày. Trong 24 giờ qua, quốc gia này ghi nhận 897 ca tử vong, trong đó 13.217 ca mắc mới COVID-19.
Tại Nam Mỹ, khu vực này hiện đã có 37.349.687 ca, trong đó 1.144.503 ca tử vong vì đại dịch. Các quốc gia Brazil, Argentina, Colombia, Peru, Chile… lần lượt đứng đầu khu vực vì mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID19. Brazil hiện vẫn đứng đầu khu vực và thứ 3 thế giới về ảnh hưởng của đại dịch. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận có 21.069.017 ca nhiễm, trong đó 589.240 ca tử vong vì COVID-19.
Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này ghi nhận 8.185.037 ca nhiễm, trong đó 205.469 ca tử vong vì dịch bệnh. Nam Phi tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh. Nước này ghi nhận có 2.873.415 ca nhiễm COVID-19, trong đó 85.779 ca tử vong vì dịch bệnh. Xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 bao gồm, Morocco, Tunisia, Libya, Ethiopia, Ai Cập...
Châu Đại dương ghi nhận có 194.549 ca nhiễm COVID-19, trong đó 2.085 ca tử vong vì dịch bệnh. Australia, Fijivà French Polynesia vẫn đang dẫn đầu khu vực về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch. Trong 24 giờ qua, khu vực có 2 quốc gia ghi nhận có ca tử vong vì đại dịch, bao gồm Australia (12 ca) và Fiji (4 ca).
Tại ASEAN, tính đến nay, toàn khối ASEAN ghi nhận có tổng cộng 11.263.417 ca mắc COVID-19, trong đó 248.385 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, Hiệp hội ASEAN có thêm 69.313 ca mắc COVID-19 và 1.371 ca tử vong vì dịch bệnh.
Trong ngày 16/9, quốc gia ghi nhận nhiều ca mắc nhất tiếp tục là Philippines với 21.161 ca. Tổng số ca mắc tại quốc gia này đã là 2.304.192 ca. Đứng số 2 tại ASEAN về ca mắc mới hàng ngày là Malaysia với 19.495 ca. Tính đến nay, Malaysia đã ghi nhận tổng cộng 2.030.935 ca mắc COVID-19. Thái Lan đứng thứ 3 ASEAN về ca mắc trong ngày 16/9 với 13.897 ca, nâng tổng số ca tính từ đầu dịch lên 1.434.237 ca.
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 7 quốc gia ghi nhận có ca tử vong mới vì COVID-19 gồm, Malaysia (422 ca), Philippines (277 ca), Indonesia (237 ca), Việt Nam (234 ca), Thái Lan (188 ca), Campuchia (11 ca) và Timor-Lester (2 ca).
Liên quan đến chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19, ngày 16/9, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Phi, bà Matshidiso Moeti cho biết, mục tiêu hoàn thành tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho 40% dân số châu Phi vào tháng 12 này sẽ khó thành hiện thực trong bối cảnh châu lục đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt gần 500 triệu liều vaccine.
Theo bà Moeti, sự thiếu hụt này là do cơ chế phân bổ vaccine COVAX đã cắt giảm 150 triệu liều dự kiến sẽ được giao trong năm nay. Theo đó, cơ chế COVAX sẽ chỉ cung cấp 470 triệu liều vaccine cho châu Phi trong năm 2021, đủ để tiêm chủng cho 17% dân số.
Bà Moeti lưu ý rằng việc một số quốc gia sản xuất đưa ra lệnh cấm xuất khẩu và thực hiện tích trữ vaccine đang làm chậm việc cung cấp vaccine sang châu Phi, châu lục hiện mới có khoảng 50 triệu người, tương đương với 3,6% dân số được tiêm chủng đầy đủ. Kêu gọi các quốc gia sản xuất vaccine mở cửa và hỗ trợ các nước châu Phi đang đối mặt với nguy cơ dịch bệnh cao, bà Moeti nhấn mạnh sự chậm trễ trong việc nộp đơn xin phê duyệt theo quy định đối với vaccine mới cùng với việc không thể tăng năng lực sản xuất tại các cơ sở sản xuất của cơ chế COVAX đã hạn chế việc giao hàng đến châu Phi./.