Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thanh Hóa: Chương trình MTQG 1719 tạo động lực phát triển cho vùng khó khăn

Quỳnh Chi (thực hiện) - 10:00, 12/09/2024

Nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của các chương trình, chính sách dân tộc được triển khai hiệu quả trong những năm qua đã góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn, miền núi, vùng DTTS của tỉnh Thanh Hóa; đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh được nâng lên rõ rệt. Trong đó, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được đại diện lãnh đạo các địa phương miền núi tỉnh Thanh Hóa khẳng định là “cú hích” cho sự phát triển ở những địa bàn khó khăn.

(BÀI CHUYÊN ĐỀ) Chương trình MTQG 1719 - “Cú hích” cho vùng khó ở Thanh Hóa
Nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của các chương trình, chính sách dân tộc được triển khai hiệu quả trong những năm qua đã góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn, miền núi, vùng DTTS của tỉnh Thanh Hóa; đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh được nâng lên rõ rệt. (Trong ảnh: Diện mạo mới ở huyện miền núi Bá Thước)

Ông Nguyễn Đức Dũng, Chủ tịch UBND huyện Quan Hoá: "Hoàn thiện cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội": Những năm qua, các chương trình, chính sách dân tộc của Trung ương và nhiều dự án, đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội miền núi của tỉnh được triển khai thực hiện hiệu quả trên địa bàn huyện Quan Hóa; qua đó góp phần quan trọng giảm bớt khó khăn về cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống vật chất, nâng cao tinh thần đồng bào các DTTS.

(BÀI CHUYÊN ĐỀ) Chương trình MTQG 1719 - “Cú hích” cho vùng khó ở Thanh Hóa 1
Ông Nguyễn Đức Dũng, Chủ tịch UBND huyện Quan Hoá.

Đặc biệt, từ năm 2021 đến nay, huyện tập trung triển khai thực hiện 03 Chương trình MTQG, nhất là Chương trình MTQG 1719. Từ nguồn vốn được phân bổ, huyện đã đầu tư xây dựng các công trình thiết yếu tại các thôn, bản đặc biệt khó khăn như: Đường giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, nước sinh hoạt tập trung,..

Với sự đầu tư đó, đến nay, tỷ lệ đường giao thông đến trung tâm xã được cứng hóa trên địa bàn huyện đạt 100%; tỷ lệ thôn có đường giao thông được cứng hóa đạt trên 73%; tỷ lệ dân số sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 93%. Huyện đã và đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, như: Sắp xếp dân cư tại bản Tang, bản Sạy, xã Trung Thành; bản Lở xã Nam Động;...

Cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư đồng bộ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quan Hóa. Từ năm 2019 đến nay, kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục phát triển, một số lĩnh vực có sự bứt phá; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng lên rõ rệt.

Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người đạt 30,53 triệu đồng, tăng 2,7 triệu đồng so với năm 2019; tỷ lệ hộ nghèo năm 2023 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025 là 22,5% (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 – 2020 là 9,22%). Các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa – thể thao, bảo vệ môi trường,... đều đat nhiều kết quả tích cực; quốc phòng – an ninh được giữ vững.

(BÀI CHUYÊN ĐỀ) Chương trình MTQG 1719 - “Cú hích” cho vùng khó ở Thanh Hóa 2
Mô hình nuôi cá lồng tại huyện Quan Hóa - Ảnh: Minh Hiếu

Từ những kết quả đã đạt được, huyện Quan Hóa phấn đấu đến năm 2029 nâng thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 60 triệu đồng trở lên; tỷ lệ hộ nghèo dưới giảm hàng năm từ 2,8% trở lên; không còn hộ ở nhà tạm, 100% hộ ở nhà đạt tiêu chuẩn;...

Để đạt được mục tiêu này, thời gian tới, huyện tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của cấp trên, huy động các nguồn lực đẩy nhanh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ vững chắc, tạo động lực cho sự phát triển của huyện. Trong đó, từ Chương trình MTQG 1719, huyện tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình thiết yếu như: đập, hồ, kênh mương thủy lợi; đường liên thôn, nội thôn, nội đồng; trường học, trạm y tế, nhà văn hóa - khu thể thao,… phục vụ sản xuất và đời sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn.

(BÀI CHUYÊN ĐỀ) Chương trình MTQG 1719 - “Cú hích” cho vùng khó ở Thanh Hóa 2
Ông Ngọ Ðình Hải, Chủ tịch UBND huyện Bá Thước.

Ông Ngọ Ðình Hải, Chủ tịch UBND huyện Bá Thước: "Tập trung giải quyết các vấn đề bức thiết ở vùng đồng bào DTTS".

Từ năm 2021 đến nay cùng với việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS huyện lần thứ III – năm 2019, huyện Bá Thước đã tập trung thực hiện các chính sách của Trung ương, của tỉnh, trọng tâm là Chương trình MTQG 1719 và Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025 theo Kế hoạch số 278/KH-UBND ngày 14/12/2021 của UBND tỉnh.

Từ các nguồn vốn được phân bổ, huyện tiếp tục đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho đồng bào DTTS. Đặc biệt, từ nguồn vốn các Chương trình MTQG, huyện đã tập trung giải quyết các vấn đề bức thiết của đồng bào các DTTS trên địa bàn.

Từ năm 2021 đến nay, huyện đã hỗ trợ làm nhà ở cho 1.520 hộ nghèo, cận nghèo, hộ DTTS (hỗ trợ xây mới 871 hộ, hỗ trợ sửa chữa 649 hộ), với tổng kinh phí hỗ trợ là 66,88 tỷ đồng. Đến hết năm 2023, tỷ lệ nhà ở kiên cố toàn huyện đạt 87,5%; 92,29% hộ DTTS không còn nhà ở tạm bợ, dột nát.

Huyện cũng đã triển khai hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 4.335 hộ trên địa bàn 21 xã, thị trấn; hỗ trợ xây mới 06 công trình nước sinh hoat tập trung với hơn 300 hộ hưởng lợi (trong đó Chương trình MTQG 1719 có 03 công trình). Đến nay, tỷ lệ hộ trên địa bàn huyện dùng nước hợp vệ sinh, nước sạch đạt 96,5%.

(BÀI CHUYÊN ĐỀ) Chương trình MTQG 1719 - “Cú hích” cho vùng khó ở Thanh Hóa 4
Công trình nước sạch tại huyện Bá Thước được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình MTQG.

Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, huyện đã đầu tư khu tái định cư tại thôn Bố (xã Lũng Cao) và khi tái định cư thôn Tổ Lè (xã Văn Nho); di dời, ổn định đời sống cho 52 hộ dân sinh sống ở vùng có nguy cơ cao về thiên tai. Huyện đang tập trung triển khai 03 dự án tái định cư tập trung, khi hoàn thành sẽ bố trí tái định cư cho 101 hộ DTTS ở vùng nguy cơ sạt lở cao để ổn định đời sống.

Nguồn lực của các Chương trình MTQG, nhất là Chương trình MTQG 1719, đã góp phần giải quyết những nhu cầu bức thiết trong đồng bào DTTS của huyện, qua đó giảm tỷ lệ hộ nghèo người DTTS, nâng cao thu nhập cho người dân. Hết năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 17,58%; trong đó tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm còn 20%.

Huyện đặt mục tiêu đến năm 2029 nâng thu nhập bình quân đầu người đạt 63,8 triệu đồng trở lên; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS bình quân hàng năm giảm trên 2%; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; ; 100% đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh;... Chương trình MTQG 1719 là nguồn lực quan trọng để huyện Bá Thước phấn đấu hoàn thành các mục tiêu này.

(BÀI CHUYÊN ĐỀ) Chương trình MTQG 1719 - “Cú hích” cho vùng khó ở Thanh Hóa 3
Ông Lê Hồng Quang, Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn

Ông Lê Hồng Quang, Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn: "Thực hiện tốt chính sách để tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc".

Là huyện miền núi, vùng cao, biên giới, những năm qua, huyện Quan Sơn xác định, việc triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS là giải pháp quan trọng để tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố quốc phòng – an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội.

Từ năm 2021 đến nay, huyện tập trung triển khai các Chương trình MTQG; tổng nguồn vốn thực hiện đến hết năm 2023 đạt trên 902 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này, huyện đã xây dựng các công trình thiết yếu phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Trong đó, từ nguồn vốn Chương trình 1719, huyện đã đầu tư 99 công trình; vốn Chương trình MTQG giảm nghèo nhanh và bền vững xây dựng 14 công trình, vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới xây dựng 52 công trình.. .

Đến nay, tỷ lệ đường giao thông đến trung tâm xã được cứng hóa đạt 100%; tỷ lệ bản có đường giao thông được cứng hóa đạt 76%; tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 97,5%.

Huyện Quan Sơn phấn đấu đến năm 2025 trở thành điểm sáng ở vùng cao biên giới tỉnh Thanh Hóa.
Huyện Quan Sơn phấn đấu đến năm 2025 trở thành điểm sáng ở vùng cao biên giới tỉnh Thanh Hóa.

Cùng với đầu tư hạ tầng, các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, vay vốn tín dụng ưu đãi cũng đã phát huy hiệu quả trong thực tiến, góp phần giảm nghèo, nâng cao thu nhập của đồng bào DTTS trên địa bàn. Năm 2023 thu nhập bình quân đầu người đạt trên 29,9 triệu đồng, tăng 1,9 triệu đồng so với năm 2022; tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện 30,02% (2.780 hộ), giảm 5,64%, tỷ lệ hộ cận nghèo 32,76% (3.034 hộ), tăng 1,34% so với năm 2022. Các lĩnh vực y tế, giáo dục,... đều chuyển biến tích cực; bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc được bảo tồn, phát huy.

Có thể khẳng đinh, các chương trình, chính sách dân tộc, nhất là Chương trình MTQG 1719 được triển khai từ năm 2021 đến nay đã làm thay đổi bộ mặt địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện. Cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư đồng bộ; các chính sách trực tiếp và gián tiếp triển khai hiệu quả đã tạo điều kiện cho đồng bào chủ động, tự lực vươn lên thoát nghèo. Việc thực hiện tốt công tác dân tộc, chính sách dân tộc đã góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của huyện nhà.

(BÀI CHUYÊN ĐỀ) Chương trình MTQG 1719 - “Cú hích” cho vùng khó ở Thanh Hóa 4
Ông Hoàng Văn Thanh, Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh

Ông Hoàng Văn Thanh, Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh: "Tập trung hỗ trợ sản xuất để giảm nghèo bền vững".

Từ năm 2021 đến nay, huyện đồng thời triển khai thực hiện 03 Chương trình MTQG. Các chương trình, dự án đã được huyện triển khai thực hiện kịp thời theo quy định và có hiệu quả, giúp đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện phát triển kinh tế, từng bước ổn định đời sống.

Bên cạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, giải quyết các vấn đề bức thiết ở vùng DTTS, từ nguồn vốn các Chương trình MTQG, nhất là Chương trình MTQG 1719, huyện đã tập trung thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế, giải quyết việc làm, thay đổi tập quán sản xuất cũ từng bước sang sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, giảm nghèo bền vững trong đồng bào DTTS.

Các chương trình, dự án hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho hộ nghèo, hộ DTTS được quan tâm thực hiện; các mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong chăn nuôi bước đầu đã khai thác được tiềm năng, lợi thế của vùng miền, nhân rộng mô hình gia trại, trang trại; chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, dê kết hợp chăn nuôi lợn cỏ, gà đồi, vịt bản địa. Bên cạnh tăng về số lượng, chất lượng đàn cũng đã được nâng cao một bước nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi.

Lang Chánh thực hiện nhiều chính sách đồng bộ, trong đó ưu tiên hỗ trợ sản xuất, chăn nuôi nên số hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện đã giảm qua các năm.
Lang Chánh thực hiện nhiều chính sách đồng bộ, trong đó ưu tiên hỗ trợ sản xuất, chăn nuôi nên số hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện đã giảm qua các năm.

Có thể khẳng định, các chương trình, chính sách dân tộc triển khai kịp thời, cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư đồng bộ và phát huy hiệu quả. Các chính sách trực tiếp và gián tiếp triển khai đảm bảo công khai, minh bạch, đúng mục tiêu, đối tượng, giải quyết căn bản các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo. Qua đó, tạo điều kiện cho đồng bào chủ động, tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

Đó là nội dung chính của Hội thảo tọa đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030” do cơ quan Thanh tra UBDT tổ chức sáng ngày 23/11 tại Nghệ An. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo, có đại diện Thanh tra chính phủ, Bộ Nội vụ, các vụ thuộc UBDT. Ở các địa phương, có lãnh đạo Ban Dân tộc cùng thanh tra các tỉnh, thành Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Nghệ An. Về phía tỉnh Nghệ An có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Trưa 23/11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia lên đường về nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11/2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim và Phu nhân.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam

Thời sự - PV - 33 phút trước
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, sáng 23/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Cố vấn tối cao của Quốc vương Campuchia, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Campuchia-Việt Nam, Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia-Việt Nam Samdech Men Sam An.
“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

Tin tức - An Yên - 1 giờ trước
Đó là nội dung chính của Hội thảo tọa đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030” do cơ quan Thanh tra UBDT tổ chức sáng ngày 23/11 tại Nghệ An. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo, có đại diện Thanh tra chính phủ, Bộ Nội vụ, các vụ thuộc UBDT. Ở các địa phương, có lãnh đạo Ban Dân tộc cùng thanh tra các tỉnh, thành Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Nghệ An. Về phía tỉnh Nghệ An có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long.
Luật Công nghiệp công nghệ số tạo môi trường thuận lợi để phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Luật Công nghiệp công nghệ số tạo môi trường thuận lợi để phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Thời sự - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Sáng 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra báo cáo về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, trưa 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia.
Bình Phước có tân Bí thư Tỉnh ủy

Bình Phước có tân Bí thư Tỉnh ủy

Tin tức - Tào Đạt - 7 giờ trước
Bà Tôn Ngọc Hạnh - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định và Thái Lan tăng cường hợp tác đầu tư

Bình Định và Thái Lan tăng cường hợp tác đầu tư

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
Ngày 22/11, tại Tp. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định và Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại tỉnh Bình Định.
Phân bổ số tiền 948 tỷ đồng đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Phân bổ số tiền 948 tỷ đồng đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Xã hội - Văn Hoa - Hương Diệp - 7 giờ trước
Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ban Vận động Cứu trợ Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ đợt 3, đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Phú Yên tổ chức trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”

Phú Yên tổ chức trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 7 giờ trước
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 - 28/11/2024).
“Đắk Lắk đã chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên”

“Đắk Lắk đã chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên”

Thời sự - Lê Hường - 7 giờ trước
Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024), diễn ra tối 22/11. Tham dự Lễ kỷ niệm có Mẹ Việt Nam Anh hùng Thái Thị Tài; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr và lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh bạn, lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV, năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV, năm 2024

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 7 giờ trước
Sáng 23/11, tại Trung Tâm văn hóa tỉnh Bạc Liêu, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV, năm 2024 đã chính thức khai mạc. Đại hội vinh dự đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.