Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tấm lòng chiến sĩ Biên phòng Pa Tần

PV - 15:43, 06/04/2018

Từ hai năm nay, vào mỗi buổi chiều thứ 5 hằng tuần, các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Pa Tần (thuộc BĐBP Lai Châu, đứng chân trên địa bàn xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ) lại tổ chức đến các điểm trường trên địa bàn xã để cắt tóc miễn phí cho các em học sinh. Việc làm nhỏ nhưng sức lan tỏa lớn, tạo hình ảnh thắm tình quân dân trên vùng biên giới.

Xuất phát từ việc hầu hết các em học sinh tại các điểm trường trên địa bàn xã Pa Tần đều là người dân tộc Mông và Mảng, cuộc sống rất khó khăn, cha mẹ ít có thời gian quan tâm đến con cái, việc vệ sinh thân thể, cắt tóc cũng không được thường xuyên, nhiều trẻ em để tóc dài, vừa không đẹp lại mất vệ sinh. Do đó, từ năm 2015, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng (BP) Pa Tần đã chỉ đạo Chi đoàn Thanh niên trong đơn vị thực hiện việc cắt tóc định kỳ cho các em học sinh trên địa bàn. Việc làm này đã giúp các em tự tin hơn rất nhiều và cũng là một cách thể hiện tình cảm, trách nhiệm với các em học sinh, với đồng bào các DTTS trên tuyến biên giới.

Việc làm của các cán bộ, chiến sĩ Đồn BP Pa Tần tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn. Việc làm của các cán bộ, chiến sĩ Đồn BP Pa Tần tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn.

 

Trung sĩ Tao Văng Điếng, chiến sĩ Đồn BP Pa Tần chia sẻ: Cứ đến chiều thứ 5 hằng tuần, chúng tôi lại “hành quân” xuống các điểm trường để cắt tóc miễn phí cho các em học sinh nghèo nơi đây. Đây được xem như một trong những hoạt động ngoại khóa mà các em học sinh rất háo hức. Không kể ngày mưa hay nắng, đã thành thông lệ, cứ đến chiều thứ 5 hằng tuần là anh em chúng tôi lại khăn gói “đồ nghề” xuống các điểm trường để... “xoa đầu trẻ”. Nói đồ nghề cho oai, chứ cũng chỉ có mấy cái tông-đơ, vài cái kéo, cái lược, nhưng lại mang đến biết bao niềm vui cho các em học sinh. Được góp chút ít công sức của mình giúp học sinh nghèo là chúng tôi thấy vui lắm rồi.

Mặc dù họ chỉ là “thợ” cắt tóc nghiệp dư, nhưng khi bắt tay vào công việc, chúng tôi vẫn thấy nét uyển chuyển trong từng động tác của những “tay kéo Biên phòng”. Vừa cắt, bấm, tỉa, vừa gợi mở hỏi han chuyện học hành, thậm chí là đùa giỡn chọc ghẹo các em để tạo bầu không khí cởi mở, gần gũi hơn, chiến sĩ Biên phòng cứ thế tha hồ làm đẹp, hết học sinh này đến học sinh khác.

Cùng với việc cắt tóc, các cán bộ, chiến sỹ Đồn BP Pa Tần còn trao đổi về việc học tập, chia sẻ những mong ước tương lai, những tâm tư, tình cảm của các em học sinh, từ đó động viên hoặc tìm cách giúp đỡ. Qua mỗi lần cắt tóc, các em học sinh tại các điểm trường cũng cảm nhận được tình cảm của các chú Bộ đội BP, tạo động lực giúp các em ngày càng chăm chỉ học hành để thực hiện ước mơ, hướng tới tương lai.

Em Giàng A Lý, học sinh lớp 4, Trường Tiểu học số 1 Pa Tần bày tỏ: Các chú Bộ đội đến đây rất thân thiện, không chỉ cắt tóc cho chúng em mà các chú còn hướng dẫn em học văn hóa. Chúng em ai cũng yêu các chú bộ đội. Việc cắt tóc định kỳ như thế này đã giúp em và các bạn tự tin hơn rất nhiều. Lớn lên em muốn làm Bộ đội BP...”.

Thiếu tá Bàn Duy Hưng, Chính trị viên Đồn BP Pa Tần chia sẻ: Hai năm qua, các cán bộ, chiến sĩ của Đồn đã gắn bó với các điểm trường trên địa bàn xã Pa Tần bằng tất cả tình thương và trách nhiệm. Đã có hàng ngàn lượt em học sinh được cắt tóc miễn phí, tạo nếp sống vệ sinh, gọn gàng, sạch sẽ. Mỗi chiều thứ 5 hằng tuần, nhìn các em háo hức ngồi chờ đến lượt của mình để có mái tóc gọn gàng, sạch sẽ, chúng tôi lại thấy ấm lòng hơn.

Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 2 Pa Tần, cô giáo Phan Thị Len cho biết: Từ ngày các cán bộ, chiến sĩ Đồn BP Pa Tần xuống cắt tóc định kỳ, các em học sinh đi học đều đặn hơn, trò chuyện cởi mở, tự tin hơn rất nhiều. Chúng tôi mong rằng, Đồn BP Pa Tần tiếp tục duy trì mô hình đầy tính nhân văn này và luôn đồng hành với chúng tôi trong sự nghiệp trồng người.

Phó Chính ủy Bộ đội BP Lai Châu, Đại tá Phạm Đình Triệu khẳng định: “Mô hình cắt tóc miễn phí ở Đồn BP Pa Tần đang được Bộ Chỉ huy Bộ đội BP Lai Châu nghiên cứu để nhân rộng bởi đây là một trong những việc làm thiết thực, có ý nghĩa nhân văn, đã tạo sức lan tỏa sâu rộng, tạo được dấu ấn tốt đẹp trong lòng bà con các DTTS trên biên giới?

Từ năm 2015 đến nay, Đồn BP Pa Tần còn kêu gọi các tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm xây dựng 4 phòng ở bán trú, 6 phòng học cho Trường Tiểu học số 2 Pa Tần và Trường Mầm non xã Pa Tần, với các trang thiết bị đi kèm như máy tính, máy chiếu, hệ thống lọc nước sạch, hệ thống điện năng lượng mặt trời. Đơn vị cũng vận động giúp các em có được hàng nghìn thùng sữa, hàng nghìn chăn ấm, áo ấm, các vật dụng phục vụ học tập như sách vở, bút, bảng, lương thực, thực phẩm... với tổng trị giá trên hai tỷ đồng.

MINH THU

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Xã hội - Minh Thu - 3 phút trước
Từ đầu tháng 11 đến nay, do không còn kinh phí, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (gọi tắt là Trung tâm), đứng chân trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tạm dừng hoạt động. Điều này gây lo lắng cho các gia đình có con em là nạn nhân chất độc da cam.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 17 phút trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 21 phút trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 22 phút trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 25 phút trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 26 phút trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 27 phút trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 28 phút trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 33 phút trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 35 phút trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.