Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

"Tấm bản đồ của má"

Duy Chí - 6 giờ trước

Tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia, chủ đề: “Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam”, tổ chức ngày 20/4 vừa qua tại TP.HCM, Viện sĩ, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, có phát biểu tham luận quan trọng nói về vai trò của quần chúng cách mạng trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Điển hình là “bà má miền Nam” ở Lái Thiêu (Bình Dương) đã giúp 5 cánh quân chủ lực thần tốc giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước.

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, phát biểu về má sáu Ngẫu tại hội thảo
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, phát biểu về má Sáu Ngẫu tại hội thảo

Tấm bản đồ má Sáu

Trung đoàn 27 của Sư đoàn 320B, Quân đoàn 1 – Binh đoàn Quyết Thắng do Trung đoàn trưởng – Anh hùng Nguyễn Huy Hiệu chỉ huy, là một trong năm cánh quân thần tốc tiến công giải phóng Sài Gòn.

Sáng 26/4/1975, trung đoàn bắt đầu tiến công vào Chi khu Tân Uyên đến tối ngày 29/4, Trung đoàn đã tới khu vực Búng, cách Lái Thiêu (Bình Dương) 10km. Đường tối mịt mù pháo địch từ căn sứ Sóng Thần và các nơi bắn ra rất ác liệt. Theo hiệp đồng của Mặt trận với cơ sở nằm vùng, nếu ta hô “Hồ Chí Minh” mà được đáp lại “Muôn năm”, thì đúng là cơ sở cách mạng của ta.

“Khoảng 19 giờ đêm 29, tôi và một đồng đội cùng tổ trinh sát men theo bìa rừng gần nghĩa địa và phát hiện một căn nhà lá đơn sơ với ánh đèn lúc sáng lúc mờ. Tôi phán đoán đây có thể là cơ sở của cách mạng và cùng tổ trinh sát tiếp cận, cho trinh sát hô ‘"Hồ Chí Minh’" 3 lần. Lát sau, có một bà má nhẹ nhàng ra mở cửa, đáp lại: ‘"Muôn năm". Tôi khẳng định đúng là cơ sở của ta rồi và cho trinh sát bố trí vòng ngoài bảo vệ, tôi cùng một đồng đội vào trong”, ông Hiệu nhớ lại khoảnh khắc đêm 29/4/1975.

Vào nhà, căn nhà rất đơn sơ với ngọn đèn dầu đặt trên bàn. Má có 2 người con, đứa 16 tuổi, đứa 14 tuổi.

Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu (thứ 2 từ phải sang), má Sáu Ngẫu và tấm bản đồ chỉ đường
Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu (thứ 2 từ phải sang), má Sáu Ngẫu và tấm bản đồ chỉ đường

Ông Hiệu nói: "Chúng con thưa má, con là quân giải phóng Miền Nam Việt Nam. Ngày mai đơn vị tiến công từ Búng qua Lái Thiêu đánh chiếm cầu Vĩnh Bình và tiến công chiếm Bộ Tư lệnh thiết giáp ở Gò Vấp. Nếu má có thông tin gì xin cung cấp giúp chúng con".

Má nhìn bản đồ chỉ huy của ông Hiệu đưa và nói “má không rành”. Rồi má vào buồng lấy ra một bản đồ viết tay với nét chữ rất đẹp, ghi kỹ càng từng chi tiết.

Ông kể sau này mới biết, má là giảng viên dạy tiếng Pháp ở Sài Gòn, là cơ sở cách mạng. Tên của má là Huỳnh Thị Sáu (thường gọi là Sáu Ngẫu).

Mở tấm bản đồ ra má Sáu Ngẫu hướng dẫn: Cách đây khoảng 5 km là trại Huỳnh Văn Lương, có khoảng 2.000 hạ sĩ quan và một đại tá chỉ huy. “Các con phải đánh thật nhanh, chiếm cho được Lái Thiêu, vượt qua cầu Vĩnh Bình theo quốc lộ 13 để tiến nhanh về giải phóng Sài Gòn”.

Má nói thêm: Hiện địch đang bố trí chốt tử thủ gồm thép gai, chướng ngại và hoả lực ngay cầu Vĩnh Bình. Nếu không chiếm được cầu thì sẽ không vào được Sài Gòn. Trường hợp không đánh bật được chốt, thì các con quay lại vượt sông Sài Gòn bằng cầu đường sắt Lái Thiêu. Phương án này không tốt vì xe tăng không qua được cầu.

Lúc đó má còn dặn chúng tôi, sáng mai má và 2 đứa (2 con của má-pv) sẽ ngồi trên xe tăng dẫn đường cho chúng tôi đánh để tiến vào Gò Vấp. Tuy nhiên, xác định trên đường còn nhiều ổ địch kháng cự sẽ nguy hiểm cho má và các em, tôi đã động viên nói: '"Má đã già, các em còn nhỏ. Đánh xong chúng con sẽ về cảm ơn má”.

Tri ân quần chúng cách mạng

Theo lời của má Sáu, đúng 4 giờ 30 phút sáng 30/4/1975, Trung đoàn 27 bắt đầu tiến công bằng cơ giới theo đúng chỉ dẫn của má, một tiểu đoàn luồn sẵn vào Lái Thiêu, phát hiện xe tăng địch, bắn cháy 3 chiếc, bắt sống một “vua chiến trường” - pháo tự hành M107.

Khó nhất như má Sáu nói, là đánh vào cầu Vĩnh Bình. Địch kháng cự quyết liệt, Trung đoàn 27 phải dùng toàn bộ hỏa lực để chế áp. "Tôi kết hợp các đồng chí Lê Thế Dũng, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3; đồng chí Hoàng Thọ Mạc, Đại đội trưởng Đại đội xe tăng nhảy ra khỏi xe tăng dùng súng B40 bắn thẳng vào ổ khách cự của địch. Đến 9h sáng thì chiếm được cầu Vĩnh Bình, lực lượng cơ giới làm chủ cây cầu, khơi thông đường sang Gò Vấp. Nhưng đồng chí Hoàng Thọ Mạc đã hy sinh khi cách Sài Gòn chừng 10 km. Tôi đã đưa xác đồng chí Hoàng Thọ Mạc lên xe tăng xốc tới phía trước", ông HIệu kể lại thời khắc năm xưa.

Hàng năm cứ gần đến ngày 30/4, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu (bìa phải) về thăm gia đình, thắp hương trên mộ phần má Sáu và ôn lại truyền thống cách mạng địa phương
Hàng năm cứ gần đến ngày 30/4, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu (bìa phải) về thăm gia đình, thắp hương trên mộ phần má Sáu và ôn lại truyền thống cách mạng địa phương

Đến gần 10h sáng 30/4, Trung đoàn 27 chiếm được Bộ Tư lệnh thiết giáp tại quận Gò Vấp, chiếm và tiếp quản 13 căn cứ lục quân và công sở. Đặc biệt, có một bệnh viện với khoảng 400 thương binh, bệnh nhân.

Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu làm việc với các bác sĩ, yêu cầu điều trị cho các thương binh quân giải phóng đưa vào và gửi xác đồng chí Hoàng Thọ Mạc cho nơi đây khâm liệm, an táng.

Hoàn thành nhiệm vụ, ông Hiệu giữ lời hứa quay lại Lái Thiêu thăm và cảm ơn má Sáu cùng bà con.

“Khi đó, tôi xúc động vô cùng hình ảnh người dân Lái Thiêu đứng dọc hai bên đường, vẫy cờ hoa, tung hô và mang rất nhiều trái cây đặc sản vốn có trong vườn của bà con như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm tặng quân giải phóng. Các má mang trái cây chất đầy lên 3 xe để anh em về chia cho bộ đội”, ông Hiệu xúc động.

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu khẳng định: Nếu không có má Sáu cùng tấm bản đồ chỉ đường, thì trung đoàn sẽ lúng túng vì phía trước và hai bên là các căn cứ tử thủ của địch. Nhờ tấm bản đồ và lời dặn của má Sáu Ngẫu mà Trung đoàn đã né được các ổ kháng cự, hành quân thần tốc góp phần vào Đại Thắng Mùa Xuân 1975 thống nhất đất nước. Trong đó vai trò của quần chúng chúng cách mạng như má Sáu Ngẫu rất quan trọng.

Cảm xúc về hình ảnh, công lao của má Sáu và tấm bản đồ viết tay rất đẹp, nhạc sĩ Văn Thành Nho đã sáng tác bài hát “Tấm bản đồ má trao”- bà má tham mưu của Trung đoàn 27 trong trận đánh cuối cùng.

Hàng năm cứ gần đến ngày 30/4 dù bận rộng với rất nhiều công việc, nhưng Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu và đồng đội đều dành thời gian về thăm và thắp hương bên mộ má Sáu Ngẫu, cùng với chính quyền địa phương, thế hệ trẻ ôn lại truyền thống cách mạnh và tấm gương của Má Sáu.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bảo tồn văn hóa cồng chiêng ở Cư Pơng

Bảo tồn văn hóa cồng chiêng ở Cư Pơng

Bản sắc và hội nhập - PV - 1 giờ trước
Xã Cư Pơng (huyện Krông Búk) có gần 2.900 hộ, với hơn 12.000 khẩu sinh sống ở 17 thôn, buôn; trong đó dân tộc Ê Đê chiếm hơn 65%.
Thủ tướng: Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số không có giới hạn, biên giới, không phân biệt tuổi tác, giới tính, tôn giáo

Thủ tướng: Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số không có giới hạn, biên giới, không phân biệt tuổi tác, giới tính, tôn giáo

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 24/4, tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Hà Nội), thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động Phong trào thi đua "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số".
Sẽ tổ chức phiên chợ vùng cao dịp nghỉ lễ 30/4

Sẽ tổ chức phiên chợ vùng cao dịp nghỉ lễ 30/4

Du lịch - PV - 2 giờ trước
Điểm nhấn hoạt động tháng 4 là không gian phiên chợ vùng cao với chủ đề “Điểm hẹn vùng cao" sẽ diễn ra từ ngày 30/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với nhiều hoạt động hấp dẫn du khách đến trải nghiệm thú vị và ý nghĩa.
Chủ tịch nước Lương Cường thăm cấp Nhà nước đến CHDCND Lào

Chủ tịch nước Lương Cường thăm cấp Nhà nước đến CHDCND Lào

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Ngày 24/4, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường thăm cấp Nhà nước đến nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước CHDCND Lào Thongloun Sisoulith.
Khâu Vai ngày trở lại

Khâu Vai ngày trở lại

Media - BDT - 5 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khâu Vai ngày trở lại. Nhà thờ Tam Tòa Quảng Bình. Nghề nuôi rắn bên sông Gâm. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Làng nghề tre trúc Xuân Lai

Làng nghề tre trúc Xuân Lai

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 22/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn văn hóa cồng chiêng ở Cư Pơng. Làng nghề tre trúc Xuân Lai. Trò chơi, trò diễn dân gian - Nguồn tài nguyên cho du lịch. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lực lượng Công an siết chặt kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm an ninh trật tự dịp lễ 30/4, 1/5

Lực lượng Công an siết chặt kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm an ninh trật tự dịp lễ 30/4, 1/5

Tin tức - PV - 6 giờ trước
Ngày 23/4, Bộ trưởng Công an đã chỉ đạo công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5).
Làng nghề làm cờ Tổ quốc

Làng nghề làm cờ Tổ quốc

Media - BDT - 6 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 24/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Làng nghề làm cờ Tổ quốc. Từ “địa ngục trần gian” đến “thiên đường du lịch”. "Tủ sách Cá gỗ". Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Mẫu nhí” người Pa Cô và giấc mơ xứ núi

“Mẫu nhí” người Pa Cô và giấc mơ xứ núi

Sắc màu 54 - Minh Ngọc - 6 giờ trước
Lớn lên trong gia đình nghèo ở bản Pi Re (huyện Đakrông, Quảng Trị), Hồ Thị Khánh Huyền là cô bé người Pa Cô (thuộc dân tộc Tà Ôi) đã tỏa sáng với vẻ đẹp trong trẻo, tinh thần vượt khó và đam mê thời trang. Từ sàn diễn Miss Baby Vietnam đến hành trình quảng bá văn hóa Pa Cô trên mạng xã hội, em đang viết tiếp giấc mơ mang bản sắc bản làng vươn xa.

"Tấm bản đồ của má"

Thời sự - Duy Chí - 6 giờ trước
Tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia, chủ đề: “Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam”, tổ chức ngày 20/4 vừa qua tại TP.HCM, Viện sĩ, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, có phát biểu tham luận quan trọng nói về vai trò của quần chúng cách mạng trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Điển hình là “bà má miền Nam” ở Lái Thiêu (Bình Dương) đã giúp 5 cánh quân chủ lực thần tốc giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước.
Bộ đàn đá chưa “danh phận” giữa lòng đại ngàn

Bộ đàn đá chưa “danh phận” giữa lòng đại ngàn

Sắc màu 54 - Xuân Hòa - 6 giờ trước
Giữa buôn Lê, thị trấn Liên Sơn (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk), trong căn nhà sàn đẹp đẽ với nhiều chiêng, ché và trống cổ, có một báu vật nằm lặng lẽ – không có tên trong bất kỳ hồ sơ khảo cổ hay danh mục di sản nào. Đó là bộ đàn đá cổ gồm 9 thanh, phát ra âm thanh ngân vang như tiếng suối đêm, được nghệ nhân Ay Thọ cất giữ suốt hơn 20 năm qua.