Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 1/11/2021 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện một số giải pháp cấp bách nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý khu bảo tồn biển Việt Nam.
Đêm 31/10 và rạng sáng 1/11, trận mưa lớn, kéo dài xảy ra cục bộ trên địa bàn huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) đã khiến nhiều điểm trên tuyến Quốc lộ 4H nối huyện Nậm Pồ với huyện cực Tây Mường Nhé xảy ra sạt lở đất đá, cây cối.
Phát triển bền vững cần chú trọng vào việc chăm lo sức khỏe con người và bảo vệ môi trường hơn là chỉ tập trung cho tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá. Điều này cần được quy định chặt chẽ để tránh tình trạng lợi dụng chính sách, đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế.
Chúng tôi rất ấn tượng khi đến tham quan căn hầm tránh bão “độc nhất vô nhị” của lão nông Lê Mã Thành Trang (64 tuổi, trú ở thôn Hòa Hải, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng).
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường yếu lệch Đông kết hợp nhiễu động trong đới gió Đông trên cao nên từ 30/10 đến ngày 31/10, ở khu vực phía Đông Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Tính đến nay, đã hơn 2 thập kỷ trôi qua, giấc mơ tái định cư (TĐC) của người dân xóm Lân, xã Tịnh Long, TP. Quảng Ngãi (Quảng Ngãi) vẫn còn dang dở. Vào mùa mưa bão, những ngôi nhà cũ nát lại rung lên theo từng cơn gió. Dưới sông, con nước mỗi ngày lại lấn dần từng khoảnh đất đến sát vách nhà, khiến lòng người dân luôn thấp thỏm không yên.
Có thể khẳng định, những cánh rừng ngập mặn là một hệ sinh thái quí hiếm, từ ngàn đời như cái nôi của sự sống đa dạng vùng ven biển. Vậy mà một thời kỳ, nó đã bị tàn phá không thương tiếc. Khi rừng mất, mới thấm thía được sự khốc liệt của thiên nhiên. Giờ đây, những bàn tay từng cầm rựa phá rừng lại tiên phong trong việc hồi sinh những cánh rừng ngập mặn.
Sáng 28/10, các tỉnh ở khu vực Bắc Trung bộ lại xuất hiện mưa trên diện rộng, lượng mưa lớn. Nguy cơ ngập lụt ở vùng trũng thấp và sạt lở vùng núi là rất cao. Trước đó ở các tỉnh Bắc Trung bộ đã có mưa liên tiếp trong nhiều ngày, mực nước ở hồ chứa, sông ngòi đã lên cao chưa kịp rút.
Vượn đen má trắng là loài thú linh trưởng đặc hữu phân bố chủ yếu ở các cánh rừng ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào. Loài động vật hoang dã này đang bị đe dọa, suy giảm nghiêm trọng trên thế giới. Tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (thuộc huyện Quế Phong, Nghệ An), loài vượn đen má trắng vẫn còn số lượng đàn khá đông. Tuy nhiên, thực tế công tác bảo tồn, phát triển loài vượn này vẫn đặt ra nhiều thách thức.
Yêu cầu gắn công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được đặt ra từ lâu. Nhưng vì lợi ích kinh tế, không ít địa phương sẵn sàng đánh đổi, đặt cược tính mạng, tài sản của người dân trước những cơn thịnh nộ của tự nhiên. Những thiệt hại nặng nề do thiên tai gây ra trong thời gian qua róng riết lên hồi chuông khẩn thiết, không đánh đổi môi trường lấy kinh tế.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, trong hai ngày 26 và 27/10, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có mưa lớn kéo dài dẫn đến tình trạng ngập lụt cục bộ, trong đó, huyện Lắk là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nhất.
Ngày 27/10, ông Nguyễn Đức, Phó Giám đốc Công ty Thủy điện Buôn Kuốp cho biết, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, mưa lớn có thể xuất hiện ở thượng nguồn, nên đơn vị đã triển khai việc vận hành “hạ thấp mực nước” hồ chứa thủy điện Buôn Tua Srah và Srêpốk 3 trên sông Sêrêpốk (nằm giữa hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông) đề phòng lũ về.
Mưa lớn kéo dài gây ra tình trạng sạt lở, sụt lún và có khả năng xảy ra ngập lụt tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng hoàn lưu của áp thấp nhiệt đới nên từ ngày hôm nay (26/10) đến hết ngày 27/10, ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ có mưa to đến rất to và dông.
Việc trồng cây xanh, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn tại huyện Mèo Vạc được kỳ vọng sẽ giảm bớt gánh nặng về nước sinh hoạt, đất sản xuất cho người dân vùng Cao nguyên đá Đồng Văn.
Cứ đến mùa mưa lũ, bà con ở vùng hạ du của các hồ thủy điện, thủy lợi lại lo ngay ngáy không yên. Lũ chồng lũ đã gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản. Trước thực tế đó, tỉnh Nghệ An đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Cả, nhằm giảm thiểu thiệt hại đến mức tối đa cho vùng hạ du.
Trong suốt ngày hôm nay, 24/10, tỉnh Bình Định có lượng mưa rất lớn và kéo dài, khiến cho nhiều địa phương chìm sâu trong biển nước. Mưa lũ cũng khiến cho nhiều khu vực xung yếu có nguy cơ sạt lở, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Mưa lớn trong 2 ngày nay khiến nhiều địa phương ở miền Trung ngập lụt trên diện rộng, các vùng trũng thấp bị ngập sâu, nhiều tuyến giao thông bị ách tắc.
Quảng Bình hiện có 418 hồ đập lớn nhỏ, trong đó có nhiều hồ đập được xây dựng vào những năm 80 - 90 của thế kỷ trước, nay đã xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Đáng lo ngại, chỉ cần vài trận mưa, cơn bão một số hồ đập này trở thành những quả “bom nước” , đe dọa cuộc sống của người dân.
Hàng chục tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình 134 được đầu tư để xây dựng các công trình nước sạch tại một số huyện miền núi, vùng nông thôn tại Thanh Hóa. Tuy nhiên trong số đó, có hàng trăm công trình đang đắp chiếu, kém hiệu quả, hoặc xuống cấp.