Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sức bật Sông Mã

Nguyễn Vũ Điền - 14:37, 02/10/2023

Hôm nay, khi trở lại huyện Sông Mã, tôi thực sự ngỡ ngàng bởi những gì hiện lên trước mắt. Một Sông Mã năng động, trẻ trung và ngời ngời sức sống. Con đường từ TP. Sơn La vào huyện được mở rộng, mặt đường được trải nhựa phẳng lỳ. Chuyến xe vào huyện cho tôi cảm giác như đang đi trên những con đường giữa trung du Bắc bộ.

Dòng sông Mã nên thơ uốn lượn trên vùng đất biên giới nghĩa tình Việt- Lào
Dòng sông Mã nên thơ uốn lượn trên vùng đất biên giới nghĩa tình Việt- Lào

Khi nhắc đến hai chữ “Sông Mã”, hoặc huyện Sông Mã, trong tiềm thức của những người lớn tuổi - nhất là những người con của các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Hà Tây (cũ)... rời quê hương bản quán, lên Sơn La lập nghiệp những năm 60 của thế kỷ trước thì “Sông Mã” là một địa danh xa xôi cách trở, một nơi "đi dễ khó về", một vùng biên giới nghèo khó, xa lắc xa lơ, nơi tận cùng của miền Tây Tổ quốc.

Huyện Sông Mã nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Sơn La, có độ cao trung bình 600m so với mực nước biển. Phía Bắc giáp huyện Thuận Châu; phía Nam giáp huyện Mường Ét, tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào) và huyện Sốp Cộp; phía Đông giáp huyện Mai Sơn; phía Tây giáp huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Diện tích toàn huyện là 1.639,56 km2 (lớn hơn 1,6 lần diện tích tỉnh Bắc Ninh), nhưng dân số của huyện chỉ có 166.432 người (số liệu năm 2023).

Cho đến tận những năm 90 của thế kỷ XX, con đường từ Sơn La vào Sông Mã vẫn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Đó là một con đường độc đạo, nhỏ như một sợi chỉ, chạy ngoằn nghoèo, xuyên qua những cánh rừng, với bao đèo cao, suối sâu và gần bốn chục chiếc ngầm qua suối. Chỉ những ai đã từng ăn chực nằm chờ ở bến xe thị xã ngày đó, đã từng xếp hàng cả tuần mới mua được vé xe vào huyện; đã từng cuốc bộ hoặc phải xúm nhau trèo lên nóc “cabô” để dìm đầu xe xuống mỗi khi xe qua ngầm,… mới thấu hiểu và cảm thông với những khó khăn, nhọc nhằn mà những người từng đến Sông Mã đã phải trải qua trong những năm đó.

Thời đó, mỗi ngày chỉ có một chuyến xe, thậm chí trong mùa mưa, cả tuần mới có một chuyến "xe khách đầu zin, đít ca", bò cả ngày mới đi hết 100 km từ Sơn La vào huyện. Tháng nào cũng có tai nạn, năm nào cũng có sạt đường, lở núi... Con đường vào huyện trở thành nỗi ám ảnh thường trực, hằn sâu trong tiềm thức của mỗi người dân Sông Mã. Một con đường luôn bị đe dọa có thể bị “tắc” bất cứ lúc nào.

Bản làng của đồng bào dân tộc Thái ở xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã.
Bản làng của đồng bào dân tộc Thái ở xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã.

Với tôi - một người sống ở Sơn La gần sáu chục năm, đã rất nhiều lần vào Sông Mã cũng không thể nào quên được kỷ niệm về mùa mưa năm 1995. Con đường từ Sơn La vào Sông Mã hoàn toàn bị đứt. Hàng chục vạn mét khối đất đá từ trên núi, trên rừng đổ ập xuống mặt đường. Mưa như trút cả tháng trời khiến con đường đang thi công dở dang, bỗng ngập tràn bùn loãng. Rất nhiều đoạn đường trở thành lòng suối, nên không một loại phương tiện nào tới được Sông Mã. Các loại xe máy thi công nằm chết dí ven đường. Cuộc sống của hàng vạn người dân thượng nguồn Sông Mã bị đe dọa. Các loại hàng hóa thiết yếu như xăng dầu, lương thực, thực phẩm, giấy vở học sinh... không thể đưa vào huyện. Ngay đến tiền mặt, để cung ứng cho nhu cầu của huyện, các ngân hàng và Kho bạc tỉnh cũng phải cử cán bộ vận chuyển bộ, vượt cả trăm km mới gùi vào được. Giá gạo, giá xăng dầu, giá nước mắm, giá mì tôm... tất tần tật các loại hàng hóa ở Sông Mã bị đội lên gấp 2 - 3 lần so với ngoài thị xã. Giá cao như vậy nhưng hàng hóa khan hiếm, không có mà mua.

Ngay trên địa bàn thị trấn Sông Mã, đâu đâu cũng thấy bùn đất, rác rưởi. Bùn tràn khắp các ngõ xóm, bùn phủ kín tường nhà. Phố phường tan hoang như vừa trải qua một trận động đất. Các loại hàng hóa như ngô, nhãn, đậu tương... bà con sản xuất ra không thể tiêu thụ được. Rất nhiều người có việc đại sự ở quê hoặc phải đi khám, chữa bệnh hiểm nghèo nhưng không có cách nào để ra khỏi huyện. Đó là ở thị trấn, còn tại các thôn bản, đời sống bà con hết sức khó khăn. Tỷ lệ nghèo đói của huyện luôn nằm trong top cao nhất của tỉnh.

Nói điều đó để thấy, cách đây không lâu, không ai nghĩ rằng Sông Mã có thể vượt qua được ngưỡng của một huyện nghèo.

Một góc thị trấn Sông Mã (huyện Sông Mã) hôm nay
Một góc thị trấn Sông Mã (huyện Sông Mã) hôm nay

Vậy mà hôm nay, khi trở lại Sông Mã, tôi thực sự ngỡ ngàng bởi những gì hiện lên trước mắt. Một Sông Mã năng động, trẻ trung và ngời ngời sức sống. Con đường từ TP. Sơn La vào huyện được mở rộng, mặt đường được trải nhựa phẳng lỳ. Chuyến xe vào huyện cho tôi cảm giác như đang đi trên những con đường giữa trung du Bắc bộ. Dọc hai bên đường từ Chiềng Khương vào thị trấn là những vườn nhãn xum xuê trĩu quả. Giống nhãn lồng được mang từ Hưng Yên lên đây hơn 60 năm trước, gặp phù sa của dòng sông Mã trở nên tốt tươi, quả ngọt, ngon và thơm hơn ở nơi nó sinh ra rất nhiều.

Suốt mấy chục km dọc sông và hai bên đường, những vườn nhãn xum xuê, trĩu quả vàng rực, giống như những mâm xôi đầy ắp trên mâm cơm ngày tết. Thấp thoáng trong những vườn cây, trang trại là những ngôi nhà cao tầng với đủ mọi kiểu cách mới nhất, những biệt thự sang trọng mà trước đây, dù có mơ cũng chẳng ai dám nghĩ đến.

Giữa thị trấn, những ngôi nhà xây thấp thoáng giữa vườn cây, những cửa hàng, cửa hiệu được bài trí sang trọng, hiện đại như những con phố giữa lòng một đô thị lớn. Đường phố phong quang, ngăn nắp, sạch sẽ và thật yên bình. Con sông chảy giữa lòng thị trấn thật hiền hòa, thơ mộng… Những cây cầu bê tông nối liền hai bờ sông như một khuông nhạc, dành để viết nên những bản tình ca bất tử về mảnh đất này: "Em là dòng sông Mã/Anh là núi Mường Hung/Cho thuyền em ngược dòng/Gió đưa anh về núi...". Quảng trường lớn rộng 3,8 ha, bên kia sông mới được khánh thành nhân dịp Kỷ niệm 70 năm giải phóng huyện Sông Mã với những ánh đèn lung linh, càng làm cho Sông Mã trở nên rực rỡ.

Vùng trồng nhãn của huyện Sông Mã (Ảnh: HQ)
Vùng trồng nhãn của huyện Sông Mã (Ảnh HQ)

Tiếp chuyện chúng tôi, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Huyện ủy Sông Mã cho biết: Từ một huyện nghèo, điều kiện phát triển không mấy thuận lợi, trong nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Sông Mã đã phát huy nội lực, quyết tâm tìm ra con đường cho riêng mình. Toàn huyện đã đoàn kết thống nhất, tập trung trí tuệ; không ngừng nỗ lực phấn đấu, vượt qua những khó khăn, khai thác tiềm năng lợi thế, tranh thủ mọi nguồn lực để bứt phá và phát triển, tạo sức bật để Sông Mã đạt được những kết quả rất quan trọng, trở thành một trong những huyện phát triển của tỉnh Sơn La.

Với thế mạnh là một huyện có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp để phát triển cây ăn quả - nhất là cây nhãn, Nhân dân các dân tộc trong huyện đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, đưa nông nghiệp của huyện từ một nền kinh tế tự cung tự cấp, trở thành một nền kinh tế sản xuất hàng hóa - đặc biệt là quả nhãn - cung ứng cho thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu.

Đến nay, toàn huyện Sông Mã đã có gần 12 ngàn ha cây ăn quả, trong đó có hơn 8.500 ha nhãn, trong đó có 7.000 ha đã cho thu hoạch. Thu nhập từ cây nhãn đã mang lại cho nhân dân các dân tộc trong huyện hơn 1.000 tỷ đồng/năm. Toàn huyện có hơn 1.500 hộ thu nhập trên 500 triệu đồng/năm từ cây nhãn. Sông Mã đã trở thành một địa phương có diện tích trồng nhãn lớn nhất của tỉnh. Sản phẩm “Nhãn Sông Mã” được cấp nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Những năm gần đây “Nhãn Sông Mã” đã có mặt trong các siêu thị lớn trong nước và nhiều nước trên thế giới, kể cả thị trường Anh và EU.

Bên cạnh việc phát triển cây nhãn, nhiều mô hình sản xuất mới của huyện như mô hình trồng nho, trồng bưởi Diễn, bưởi da xanh, trồng xoài, chăn nuôi bò thịt, chăn nuôi hươu và phát triển chăn nuôi đại gia súc… đang được huyện tập trung chỉ đạo và bước đầu đã cho những kết quả rất tốt, góp phần rất quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của huyện. Những năm gần đây, Sông Mã luôn là huyện dẫn đầu tỉnh Sơn La trong việc thu ngân sách. Huyện đã về đích thu ngân sách trước hai năm theo Nghị quyết của Đảng bộ huyện đề ra.

Cây cầu treo nối đôi bờ sông Mã
Cây cầu treo nối đôi bờ sông Mã

Hiện nay, nhiều tuyến đường liên xã, liên bản và nội bản trên địa bàn đã và đang được xây dựng, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Toàn huyện có hơn 700 km đường nội bộ bản cần đầu tư xây dựng, với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Đến thời điểm này, huyện đã xây dựng trên 400 tuyến, với chiều dài gần 130km, tổng kinh phí đầu tư gần 106 tỷ đồng. Trong đó, Nhà nước hỗ trợ trên 42 tỷ đồng, Nhân dân đóng góp gần 64 tỷ đồng. Toàn huyện đã tập trung đầu tư, thay thế 13 cây cầu, gồm 9 cầu thuộc dự án LRAMP do Bộ Giao thông - Vận tải đầu tư và 4 cầu do huyện đầu tư xây dựng.

Toàn huyện đã có 51/53 trường học đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chí mới; 18/19 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Trong 3 năm (từ 2020 - 2022), Sông Mã đã tập trung xóa được 1.191 nhà tạm cho các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng. Việc quan tâm chăm lo giải quyết những khó khăn trong đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân các dân tộc được quan tâm, đầu tư. Đời sống người dân được cải thiện, hạ tầng kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, công cuộc xây dựng nông thôn mới được triển khai rộng khắp ở các thôn bản,… Tất cả những thành quả đó đã thực sự đưa huyện Sông Mã từ một huyện nghèo, vươn lên có những thay đổi rất lớn, rất đáng khâm phục.

Trở về sau chuyến công tác tại Sông Mã, trong tôi bỗng hiện lên những vần thơ của nhà thơ Đặng Minh Mai:

“Nghe khúc khích nàng Xuân cười mắt liếc

Soi bóng mình in mải miết xuống sông

Sông Mã ơi! Em đẹp tựa bóng hồng

Niềm hạnh phúc đang căng tràn sức sống.”

Một Sông Mã Anh hùng, một Sông Mã thơ mộng và một Sông Mã tràn đầy sinh lực đang hiển hiện ngay trên mảnh đất mang tên một dòng sông.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Huyện biên giới Mèo Vạc quan tâm thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội

Huyện biên giới Mèo Vạc quan tâm thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội

An sinh xã hội là một trong những chính sách cơ bản, hướng đến mục tiêu phát triển con người. Xác định được điều đó, thời gian qua huyện Mèo Vạc (Hà Giang) luôn quan tâm triển khai hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, giúp người nghèo, đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội có điều kiện được chăm sóc tốt hơn.
Tin nổi bật trang chủ
Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Nhất quán chủ trương (Bài 1)

Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Nhất quán chủ trương (Bài 1)

LTS: Qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc Đổi Mới, hơn 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Tính ưu việt của CNXH đã được thể hiện rõ trong những thành tựu to lớn của đất nước trên tất cả các lĩnh vực; trong đó có lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc.
Trà Vinh: Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS

Trà Vinh: Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 3 giờ trước
Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, UBND các huyện, thành phố tổ chức 10 Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS năm 2023. Tham dự có 1.600 đại biểu là cán bộ lãnh đạo tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở xã, ấp; Trưởng ban nhân dân ấp, khóm, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS; doanh nghiệp, HTX, cán bộ làm công tác vận động trong vùng đồng bào DTTS.
Cụ thể hoá mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững tại Yên Bái

Cụ thể hoá mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững tại Yên Bái

Hết năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 12,92%, ước năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,76%. Để đạt được kết quả trên, tỉnh Yên Bái đã có nhiều giải pháp trong công tác giảm nghèo; trong đó có việc thực hiện hiệu quả Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023-2025. Qua đó, tạo động lực cho người người dân ở Yên Bái thoát nghèo nhanh và bền vững.
Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2023

Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2023

Tại xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội Đền Đức ông Hoàng Cần - Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2023. Chương trình thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia, hưởng ứng.
Lạng Sơn: Phê duyệt Dự án Khu dân cư mới Bắc Hữu Lũng hơn 200 tỷ

Lạng Sơn: Phê duyệt Dự án Khu dân cư mới Bắc Hữu Lũng hơn 200 tỷ

Tin tức - Thiên An - 3 giờ trước
UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Khu dân cư mới Bắc Hữu Lũng thông qua hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Tổng vốn dự án là 214,98 tỷ đồng.
Tính giáo dục và nhân văn trong lễ cấp sắc của dân tộc Nùng

Tính giáo dục và nhân văn trong lễ cấp sắc của dân tộc Nùng

Dân tộc Nùng thuộc nhóm dân tộc còn gặp nhiều khó giai đoạn 2021-2025, theo danh sách phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ tại QĐ số 1227/QĐ0TTg, được thụ hưởng nhiều nội dung tại Tiểu dự án 1, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025. Thông qua việc thực hiện các nội dung được đầu tư, đã tạo cơ hội để đồng bào Nùng giữ gìn và phát huy nhiều nét đẹp, bản sắc văn hóa trong đời sống hằng ngày.
Tin trong ngày - 29/11/2023

Tin trong ngày - 29/11/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 29/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo đảm nguồn lực thực hiện các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào DTTS. Trao cơ hội để cộng đồng DTTS "tiến về phía trước". Người tiên phong hiến đất làm đường ở Đồng Xê. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo thôn, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS

Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo thôn, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 4 giờ trước
Vừa qua, UBND huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc, tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 4 là bí thư chi bộ, trưởng thôn, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn huyện năm 2023. Tham dự có 270 học viên của 12 xã thuộc diện được thụ hưởng Chương trình MTQG 1719.
Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái): Bồi dưỡng kiến thức các chương trình MTQG cho Người có uy tín

Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái): Bồi dưỡng kiến thức các chương trình MTQG cho Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 4 giờ trước
Sáng 27/11, UBND thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho 89 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn năm 2023.
Ninh Thuận: Nâng cao vị thế, bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Ninh Thuận: Nâng cao vị thế, bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Chính sách về bình đẳng giới, bảo vệ quyền và nâng cao vị thế cho phụ nữ DTTS đóng vai trò quan trọng trong chủ trương của Đảng và Nhà nước. Trong đó Chương trình MTQG 1719 đã có riêng một dự án thành phần về công tác này. Việc quan tâm và hỗ trợ tích cực cho bình đẳng giới sẽ nâng cao vị thế của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ DTTS.
Người có uy tín nỗ lực xây dựng quê hương

Người có uy tín nỗ lực xây dựng quê hương

Người có uy tín với cộng đồng - Minh Thu - 4 giờ trước
Không chỉ là hạt nhân đoàn kết, những năm qua Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sơn La còn có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển vùng đồng bào DTTS của tỉnh, được các cấp chính quyền và Nhân dân ghi nhận, trân trọng.
Người dân huyện nghèo “đổi đời” nhờ cây trúc sào

Người dân huyện nghèo “đổi đời” nhờ cây trúc sào

Nhờ cây trúc sào, rất nhiều hộ gia đình đồng bào DTTS huyện nghèo Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đã được “đổi đời”, vươn lên thoát nghèo trên chính mảnh đất quê hương