Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Sự sống nơi rừng xanh Quảng Trị: “Trả cây” cho rừng ( Bài 1)

Nguyễn Thanh - 03:08, 17/07/2024

LTS: Có một cây là có rừng, góp một cây cũng thành rừng. Quảng Trị đang nỗ lực “xanh hóa” vùng đất lửa bằng ý thức, bằng hành động góp cây thành rừng. Và rừng sẽ thêm xanh, rừng giữ đất quê hương, rừng trả ơn người bằng môi trường sống trong xanh; rừng trả ơn người bằng tín chỉ carbon, bằng phí dịch vụ môi trường…

Đến năm 2027, VARS phấn đấu hoàn thành 1.000 ha cây bản địa góp phần phục hồi rừng
Đến năm 2027, VARS phấn đấu hoàn thành 1.000ha cây bản địa góp phần phục hồi rừng

Trồng rừng không phải khai thác, mà để cho rừng có nhiều cây hơn. Trồng rừng cũng chính là hành động trả cây lại cho rừng, bù đắp lại những thiếu hụt và cả tổn thương mà con người tác động đến thiên nhiên; là thông điệp về đảm bảo môi trường, chống biến đổi khí hậu, tạo sinh kế bền vững... Nhận thức ấy đang lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng ở nhiều thôn, bản ở Quảng Trị

Thắp hi vọng từ những mầm xanh

Cánh rừng cộng đồng thôn Trăng - Tà Puồng xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) dường như mướt xanh hơn trong nắng gió biên thùy. Hỏi ra mới hay, đồng bào Bru-Vân Kiều nơi đây trồng rừng không phải để khai thác mà để cho rừng có nhiều cây hơn, rừng được xanh hơn. Bao năm rồi, việc làm ấy đã trở thành lẽ sống ý nghĩa của những cư dân miền biên viễn trên đỉnh Trường Sơn này.

Tiên phong trong hoạt động trồng cây, gây rừng là 22 thành viên trong Ban Quản lý rừng cộng đồng thôn Trăng - Tà Puồng, đứng đầu là anh Hồ Văn Giỏi, sinh năm 1994. Anh Giỏi trải lòng: Xưa nay người dân thôn bản vẫn trồng cây vào rừng, nhưng tiện đâu thì trồng đấy. Mấy năm gần đây, bà con trồng có quy mô hơn, chỉ riêng tháng 3/2024, bà con đã trồng được 1.500 cây bản địa là cây bồ kết và bồ hòn.

Chia sẻ với chúng tôi về hoạt động trồng cây bản địa vào rừng, người dân thôn Trăng – Tà Puồng nói chắc nịch: Trồng cây bản địa con bò, con dê không phá, nó hợp với khí hậu, hợp với đất nên phát triển tốt. Muốn con cháu có cuộc sống tốt hơn thì thế hệ hôm nay phải trồng rừng, nhất là trồng rừng bền vững.

Những tháng ngày lượm hạt, ươm mầm rồi mang những cây bản địa này đi trồng, chỉ với mục đích trả cây lại cho rừng, bù đắp lại những thiếu hụt và kể cả tổn thương mà con người tác động đến thiên nhiên.

Chuyển cây bản địa phục vụ việc trồng rừng tự nhiên ở thôn Trăng - Tà Puồng
Chuyển cây bản địa phục vụ việc trồng rừng tự nhiên ở thôn Trăng - Tà Puồng

Chăm từ những mầm xanh, cuốc từng nhát đất, gieo trồng từng cây con…; đồng bào Bru-Vân Kiều đang thắp lửa hi vọng từ những mầm xanh nhỏ nhoi. Anh Hồ Văn Hùng, thành viên Ban quản lý rừng cộng đồng ở thôn Trăng - Tà Puồng hồ hởi: Khi trồng cây vào rừng, mỗi một lần đi qua gặp chúng lên lá mới, lên mầm xanh, nhìn thích lắm. Cứ thế chứng kiến cây lớn lên bằng đầu gối, cao đến đầu người, cây cao đến phải ngước nhìn, đó là tương lai của người trồng rừng bền vững. Khác với trồng rừng để khai thác (rừng tràm, keo lai…) việc trồng rừng bằng cây bản địa, là gửi cho rừng những cái cây vĩnh viễn, không ai được quyền chặt phá, không mua bán, hàng trăm năm sau có thể người trồng cây không còn nhưng cây sẽ còn.

Những năm gần đây, trung bình mỗi năm, tỉnh Quảng Trị trồng mới khoảng 8.000ha rừng tập trung, từ 2,5 - 3 triệu cây phân tán, duy trì độ che phủ rừng toàn tỉnh đạt gần 50%, góp phần giảm nhẹ thiên tai, cải thiện môi trường sinh thái, cảnh quan.

Và rừng sẽ xanh thêm

Quảng Trị xưa là chiến trường. Rừng ở Quảng Trị cũng vì thế mà đã trở thành “đồng chí, đồng đội” chở che bộ đội, hãm vây quân thù. Nhưng sự khốc liệt của đạn bom, đã khiến nhiều cánh rừng trơ trọi, nham nhở.

Sau ngày giải phóng, cùng sự thiếu ý thức của một bộ phận người dân, rừng tiếp tục bị tàn phá không thiêng tiếc. Còn nhớ sự việc ngày 18/4/2022, Hạt Kiểm lâm huyện Đakrông nhận được thông tin xảy ra vụ phá rừng ở tiểu khu 699 và 708, thuộc địa bàn xã Đakrông. Qua kiểm tra xác định có 13,93ha rừng tự nhiên bị chặt phá. Đây là diện tích rừng do UBND xã Đakrông, cộng đồng thôn Ba Tầng và giao cho hộ gia đình quản lý, bảo vệ.

Những cây rừng ngã xuống dưới nhát dao, đường cưa không thương tiếc. Mất một phút để hạ một vạt rừng, nhưng có khi một thập kỷ sau vẫn chưa phục hồi lại được.

Đoàn giám sát kiểm tra thực địa rừng trồng thay thế tại Tiểu khu 694, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa
Đoàn giám sát kiểm tra thực địa rừng trồng thay thế tại Tiểu khu 694, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa

Trước thực tế xót xa ấy, Quảng Trị đã hành động để cứu lấy rừng, tô thêm màu xanh cho rừng. Ngoài các đợt phát động trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc được thực hiện hằng năm; tỉnh đang hối hả cho hành trình một tỷ cây xanh. Từ năm 2021 cho đến nay, tỉnh Quảng Trị đã trồng khoảng 20 triệu cây rừng bản địa. Trong giai đoạn tiếp theo, Quảng Trị sẽ tiếp tục thực hiện “Chiến dịch trồng cây xanh – Phục hồi hệ sinh thái” phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đảm bảo môi trường, nâng cao độ che phủ rừng, chống biến đổi khí hậu đồng thời tạo sinh kế bền vững cho người dân từ rừng.

Ông Tạ Hùng Vỹ, cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ Hướng Hoá – Đakrông cho biết: Nhiều vùng đất ở Quảng Trị bị nhiễm các chất độc do chiến tranh để lại, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh trưởng của cây. Do vậy, đơn vị sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân cùng tham gia trồng, bảo vệ rừng, đồng thời động viên các lực lượng liên quan nỗ lực chăm sóc, phục hồi rừng bảo đảm chất lượng.

Trong chuỗi hoạt động gây rừng, từ tháng 10/2022, dự án trồng và phục hồi rừng đầu nguồn sông Thạch Hãn được Công ty TNHH Xã hội trồng và phục hồi rừng Việt Nam (VARS) triển khai trồng 117,9ha rừng trên địa bàn 2 huyện Đakrông và Hướng Hóa. Trong đó, 52,1ha tại xã Tà Rụt (huyện Đakrông) và 65,8ha tại xã Hướng Việt (huyện Hướng Hóa). Hễ có đất trống, hay khu vực cần phục hồi rừng, những mầm xanh nhỏ nhoi lại được cộng đồng dân cư ở các địa phương, các lực lượng chức năng tại tỉnh Quảng Trị trồng xuống.

Mục tiêu đến năm 2027, VARS phấn đấu hoàn thành 1.000ha cây bản địa góp phần phục hồi rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, hạn chế tác động biến đổi khí hậu và phát triển bền vững khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên dãy Trường Sơn.

 Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Trị Phan Văn Phước cho biết: Sở đã chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành một số chính sách hỗ trợ để khuyến khích công tác bảo vệ rừng, trồng rừng và phục hồi rừng. Đồng thời, Sở cũng đã tập trung huy động, kêu gọi được các nguồn lực khác nhau để triển khai trồng, phục hồi rừng tự nhiên bằng cây bản địa./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Với sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương và toàn xã hội; khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, Huyện Bảo Yên (Lào Cai) đang dần hồi sinh sau thiên tai, vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Trưa 23/11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia lên đường về nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11/2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim và Phu nhân.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Media - Vàng Ni - Thu Hà - 1 giờ trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Media - BDT - 1 giờ trước
Lễ Kỳ yên được tổ chức vào dịp đầu Xuân mới. Mục đích thực hiện nghi lễ thể hiện sự biết ơn của con người với trời, đất, với tổ tiên; đồng thời cầu trời cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi, nhà nhà được áo ấm, no cơm, có cuộc sống bình an, không bệnh tật.
Ka Phờm - Người cán bộ được đồng bào Mạ tin yêu, kính trọng

Ka Phờm - Người cán bộ được đồng bào Mạ tin yêu, kính trọng

Gương sáng giữa cộng đồng - Thảo Linh - 1 giờ trước
“Ka Phờm luôn hết lòng vì bà con mình. Lúc nào cũng nghĩ cho người dân, cho buôn làng. Lời nói và việc làm của Ka Phờm xuất phát từ cái tâm, tinh thần trách nhiệm là làm sao cho buôn làng các DTTS giữa núi rừng này luôn no ấm, hạnh phúc. Ka Phờm xứng đáng là người con của vùng đất Anh hùng này” - đó là lời nhận xét của ông K’Sáu, 77 tuổi, già làng, Người có uy tín dành cho bà Ka Phờm, sinh 1968, dân tộc Mạ, hiện là Bí thư Đảng ủy xã Lộc Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Sắc màu 54 - Trường Giang - Sông Lam - 1 giờ trước
Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi sản phẩm du lịch cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa và sự bài bản, chuyên nghiệp trong cách làm du lịch là những yếu tố quan trọng để tạo nên điểm nhấn, sức hút đối với du khách. Với bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa, tỉnh Bắc Giang có đầy đủ các chất liệu để tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn.
Bát Xát “về đích” sớm mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719

Bát Xát “về đích” sớm mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719

Trang địa phương - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Để triển khai có hiệu quả nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719); thời gian qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã có nhiều giải pháp chủ động, linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế bảo đảm tiến độ giải ngân theo kế hoạch. Trong đó, có nội dung cấp bồn chứa nước sinh hoạt cho người dân.
Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc từ gia đình. Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê. Puih Đup trao truyền vốn văn hóa dân tộc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Dự án treo ở Vân Đồn (Quảng Ninh) - Hàng trăm hộ dân

Dự án treo ở Vân Đồn (Quảng Ninh) - Hàng trăm hộ dân "đi cũng dở, ở không xong"

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Đã gần chục năm nay, hàng trăm hộ dân chủ yếu là người DTTS ở xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) đang phải sống trong cảnh "đi cũng dở, ở không xong" do nằm trong quy hoạch Khu công viên phức hợp nghỉ dưỡng cao cấp. Theo thời gian, đặc biệt là ảnh hưởng cơn bão số 3, nhiều nhà cửa, công trình đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng không được tu sửa, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân địa phương.
Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Giáo dục - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Em Triệu Đức Duy, dân tộc Dao, học sinh lớp 7A1, Trường THCS Trới, TP. Hạ Long (Quảng Ninh) là một trong những học sinh xuất sắc vừa đoạt giải Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia năm 2024. Ngoài nỗ lực, cố gắng trong học tập, Duy còn tích cực đọc sách và lan tỏa văn hóa đọc tới bạn bè, cộng đồng nơi em học tập, sinh sống.
Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Phóng sự - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Với sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương và toàn xã hội; khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, Huyện Bảo Yên (Lào Cai) đang dần hồi sinh sau thiên tai, vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”.
Nghệ An xây mới hơn 1300 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo

Nghệ An xây mới hơn 1300 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo

Xã hội - Vân Khánh - 2 giờ trước
Thực hiện Dự án Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, đến nay, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây mới 1.306 căn nhà cho 838 hộ nghèo, 198 hộ cận nghèo...Tỉnh phấn đấu đấu đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Phú Lương (Thái Nguyên) nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ đa dạng hóa sinh kế

Phú Lương (Thái Nguyên) nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ đa dạng hóa sinh kế

Kinh tế - Thảo Khánh - 2 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025, huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và thiết thực. Đặc biệt, việc tập trung nguồn lực hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, để giúp các hộ có hoàn cảnh khó khăn chủ động vươn lên thoát nghèo, qua đó đã góp phần giảm dần khoảng cách chênh lệch giữa các khu vực, địa phương và các nhóm dân cư trên địa bàn.