Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sôi nổi Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Vũ Mừng - 10:03, 27/09/2024

Ngày 26/9, Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc tỉnh Hà Giang lần thứ I, năm 2024. Tham gia Hội thi có 220 thí sinh đến từ 11 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Ông Hoàng Gia Long, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Giang và ông Trần Đức Nghĩa, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hà Giang, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi tặng cờ lưu niệm cho các đội tham gia Hội thi.
Ông Hoàng Gia Long, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Giang và ông Trần Đức Nghĩa, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hà Giang, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi tặng cờ lưu niệm cho các đội tham gia Hội thi

Thời gian qua, công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Hà Giang có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được thành tựu toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, củng cố lòng tin của đồng bào các dân tộc thiểu số với Đảng, Nhà nước.

Ông Trần Đức Nghĩa, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hà Giang, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi phát biểu tại Lễ khai mạc.
Ông Trần Đức Nghĩa, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hà Giang, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi phát biểu tại Lễ khai mạc

Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc tỉnh Hà Giang lần thứ I, năm 2024 được tổ chức, nhằm góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết về lĩnh vực công tác dân tộc; tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức vùng DTTS và miền núi của tỉnh; đẩy mạnh việc tìm hiểu pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa, nâng cao kỹ năng tuyên truyền nhằm thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

(BÀI) Sôi nổi Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Hà Giang 2
Màn chào hỏi ấn tượng của Đội thi huyện Quang Bình.
Màn chào hỏi ấn tượng của Đội thi huyện Quang Bình

Tại Hội thi, các đội trải qua 4 phần thi gồm: Màn chào hỏi, thi trắc nghiệm, thi tiểu phẩm và thi xử lý tình huống. Nội dung các phần thi liên quan đến việc thực hiện pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; vấn đề an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

Qua đó, khẳng định vị trí, vai trò và hiệu quả của mỗi cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác dân tộc; cán bộ, công chức làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, văn hoá, xã hội, thông tin, truyền thông, cán bộ thôn, bản, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số...

(BÀI) Sôi nổi Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Hà Giang 4
Sắc màu văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì.
Sắc màu văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì

Phát biểu khai mạc Hội thi, ông Trần Đức Nghĩa, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hà Giang, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi cho biết: Thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban Dân tộc về tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024-2025, ngày 07/3/2024 của UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành Kế hoạch số 87/KH-UBND về việc tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Hà Giang lần thứ I, năm 2024; 11 huyện, thành phố trong tỉnh đã lựa chọn thành lập và tổ chức luyện tập để chuẩn bị tham dự Hội thi đúng yêu cầu đặt ra.

(BÀI) Sôi nổi Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Hà Giang 6
Các thành viên của Đội thi huyện Vị Xuyên.
Các thành viên của Đội thi huyện Vị Xuyên

Ban Tổ chức Hội thi kỳ vọng, đây là cơ hội để các tập thể, cá nhân, các đội thi gặp gỡ, giao lưu, trao đổi học hỏi kinh nghiệm. Đồng thời, thông qua Hội thi sẽ phát hiện những nhân tố, những điển hình xuất sắc cũng như những bài học kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc. Từ đó, nhân rộng sáng kiến, mô hình mới, tích cực, hiệu quả trong tổ chức triển khai thực hiện chương trình, chính sách dân tộc ở mỗi địa phương, vùng miền trong thời gian tới.

(BÀI) Sôi nổi Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Hà Giang 8
Với sự chuẩn bị công phu, các phần thi của Đội thi huyện Mèo Vạc được Ban giám khảo đánh giá cao.
Với sự chuẩn bị công phu, các phần thi của Đội huyện Mèo Vạc được Ban Giám khảo đánh giá cao
(BÀI) Sôi nổi Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Hà Giang 10
Nhiều khán giả xúc động với phần thi tiểu phẩm của Đội thi huyện Đồng Văn.
Nhiều khán giả xúc động với phần thi tiểu phẩm của Đội thi huyện Đồng Văn
(BÀI) Sôi nổi Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Hà Giang 12
Khán giả nồng nhiệt đón nhật phần thi tiểu phẩm của Đội thi huyện Xín Mần.
Khán giả nồng nhiệt đón nhận phần thi tiểu phẩm của Đội thi huyện Xín Mần

Từ Hội thi, cán bộ, công chức, người dân trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục tìm hiểu, trau dồi kiến thức pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc, trọng tâm là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, những quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống của đồng bào như: Phòng chống tệ nạn xã hội; phòng chống bạo lực gia đình; bình đẳng giới; phát huy vai trò của Nhân dân trong bảo vệ quốc phòng, an ninh, bảo vệ biên giới quốc gia, bảo vệ rừng và môi trường sinh thái; các chính sách, pháp luật khác liên quan trực tiếp đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Sau Hội thi, mỗi thí sinh sẽ tích lũy được nhiều bài học hay, kinh nghiệm quý để phát huy hơn nữa vai trò chủ động, sáng tạo của mình trong công tác với mục tiêu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc; phát hiện, phản ánh chính xác, kịp thời những mặt tích cực, điển hình tiên tiến cũng như hạn chế, tồn tại trong công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc, từ đó đưa ra những giải pháp thực hiện ngày càng tốt hơn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Thăm hỏi, tặng quà đồng bào Khmer dịp Lễ Sen Dolta năm 2024

Cà Mau: Thăm hỏi, tặng quà đồng bào Khmer dịp Lễ Sen Dolta năm 2024

Nhân dịp Lễ Sen Dolta năm 2024, chiều 1/10, Đoàn công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà chúc mừng tại chùa Rạch Giồng, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
Tin nổi bật trang chủ
Cà Mau: Thăm hỏi, tặng quà đồng bào Khmer dịp Lễ Sen Dolta năm 2024

Cà Mau: Thăm hỏi, tặng quà đồng bào Khmer dịp Lễ Sen Dolta năm 2024

Dân tộc- Tôn giáo - Tào Đạt - 5 phút trước
Nhân dịp Lễ Sen Dolta năm 2024, chiều 1/10, Đoàn công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà chúc mừng tại chùa Rạch Giồng, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
Hoạch định chính sách từ dữ liệu điều tra 53 DTTS ở Lạng Sơn: Cần đánh giá những tác động sau cơn bão số 3

Hoạch định chính sách từ dữ liệu điều tra 53 DTTS ở Lạng Sơn: Cần đánh giá những tác động sau cơn bão số 3

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 10 phút trước
Từ 1/7 đến 15/8/2024, tỉnh Lạng Sơn cùng với các địa phương trong cả nước đã ra quân điều tra và hoàn thành thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Tuy nhiên, cơn bão Yagi vừa diễn ra vào đầu tháng 9 đã khiến đồng bào các DTTS Lạng Sơn bị thiệt hại nặng nề về đất đai, nhà cửa và hoa màu... Từ những hậu quả tác động do cơn bão số 3 gây ra rất cần sự đánh giá lại những kết quả về thực trạng kinh tế xã hội các DTTS.
Công trình Nhà văn hóa bản Tà Leng chưa thể khởi công do cách làm

Công trình Nhà văn hóa bản Tà Leng chưa thể khởi công do cách làm "tắt" của chủ đầu tư

Trang địa phương - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Nhà văn hóa bản Tà Leng, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) là công trình sử dụng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Dù đã được phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật từ tháng 12/2023 và đã được cấp vốn, nhưng đến nay chưa thể triển khai thi công.
Cô Uyên với hành trình 40 năm “gieo chữ” cho học sinh nghèo miền Tây

Cô Uyên với hành trình 40 năm “gieo chữ” cho học sinh nghèo miền Tây

Phóng sự - Tào Đạt - 1 giờ trước
Trên hành trình đi tìm sự tử tế giữa cuộc sống bon chen, tôi có dịp được đến thăm lớp học thật đặc biệt của cô Liêu Thị Mỹ Hiếu (60 tuổi, còn được gọi là cô Uyên) trong một con hẻm tại phường An Cư, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Ngôi nhà nhỏ của cô Hiếu là nơi những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, khát khao con chữ tìm về.
Khôi phục nuôi trồng thủy sản ở Vân Đồn - Việc cần làm ngay

Khôi phục nuôi trồng thủy sản ở Vân Đồn - Việc cần làm ngay

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Cơn bão số 3 làm cho không ít người nuôi trồng thủy sản của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) gần như mất trắng tài sản. Đây là bài toán đặt ra cho các cấp, các ngành cần sớm triển khai các gói hỗ trợ, khoanh nợ, giãn nợ và cho vay mới với lãi suất thấp, bảo đảm cho họ có thể vực dậy trong thời gian ngắn nhất, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế địa phương.
Lễ Sen Dolta của đồng bào Khmer

Lễ Sen Dolta của đồng bào Khmer

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 30/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Sen Dolta của đồng bào Khmer; Thông xe cầu phao thay thế tạm thời cầu Phong Châu; Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Gia Rai. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Công tác dân tộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Những kết quả nổi bật từ thực hiện Quyết tâm thư Đại hội DTTS lần thứ III

Công tác dân tộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Những kết quả nổi bật từ thực hiện Quyết tâm thư Đại hội DTTS lần thứ III

Công tác Dân tộc - Duy Chí - 1 giờ trước
Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình hành động và Quyết tâm thư tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ III năm 2019, đến nay tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã không còn xã, thôn (ấp) có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; 47/47 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 100%; 6/8 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ đạt chuẩn nông thôn mới. Đây là những thành tích nổi bật sẽ được báo cáo tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ IV năm 2024, dự kiến diễn ra vào 3/10/2024.
Kiến thiết đời sống người dân sau thiên tai

Kiến thiết đời sống người dân sau thiên tai

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 1 giờ trước
Tháng 9/2024, bão số 3 và hoàn lưu sau bão ở các tỉnh phía Bắc, bão số 4 đổ vào các tỉnh miền Trung đã gây tổn thất nặng nề về người và tài sản. Người dân ở các địa bàn vừa trải qua bão lũ, nhất là đồng bào DTTS đang cần được hỗ trợ kịp thời, với chính sách đủ mạnh để tái thiết, kiến tạo lại đời sống cả trước mắt cũng như lâu dài.
Hậu Giang: Nữ giám đốc hợp tác xã Kỳ Như sở hữu 11 sản phẩm OCOP đạt 4 sao

Hậu Giang: Nữ giám đốc hợp tác xã Kỳ Như sở hữu 11 sản phẩm OCOP đạt 4 sao

Kinh tế - Ý Vy - Hoàng Quân - 1 giờ trước
Chị Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Kỳ Như, có địa chỉ ấp tại Tầm Vu 1, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã biến con cá thát lát nhiều xương, thành đặc sản nổi tiếng, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Cùng 20 loại sản phẩm khác nhau, từ cá thát lát, cá sặc rằn và ếch, HTX đã đáp ứng nhu cầu của khách hàng tiêu dùng với 11 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao.
Làng Chăm Hữu Đức rước y trang và mừng đón Lễ hội Katê 2024

Làng Chăm Hữu Đức rước y trang và mừng đón Lễ hội Katê 2024

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Chiều 1/10, Hội đồng phong tục làng Chăm Hữu Đức thuộc xã Phước Hữu (Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) tổ chức Lễ rước y trang nữ thần Pô Inư Nưgar và mừng đón Lễ hội Katê 2024 với tinh thần vui tươi, tiết kiệm, an toàn. Ông Trần Minh Nam, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Thuận và lãnh đạo các ban ngành đến dự chúc mừng cán bộ, Nhân dân địa phương vui đón Lễ hội Katê vui tươi, hạnh phúc.
Lai Châu: Đẩy mạnh truyền dạy nghề thủ công truyền thống

Lai Châu: Đẩy mạnh truyền dạy nghề thủ công truyền thống

Nghề nghiệp - Việc làm - Phương Ly - 4 giờ trước
Lai Châu có truyền thống phong phú, đa dạng, độc đáo, giàu bản sắc của 20 dân tộc, trong đó phải kể đến nghề thủ công truyền thống được Nhân dân các dân tộc địa phương giữ gìn, phát huy và truyền dạy lại cho các thế hệ. Nhiều bản làng, trở nên nổi tiếng từ nghề thủ công truyền thống như: Sản xuất bánh, miến dong, nấu rượu, rèn, dệt... Từ đó, góp phần phát huy bản sắc văn hóa, thúc đẩy du lịch, nâng cao thu nhập cho người dân.