Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sinh viên DTTS "mắc kẹt" giữa Thủ đô trong những ngày giãn cách

Văn Hoa - 07:14, 24/08/2021

Muốn về quê cũng không được, ở lại thì khó khăn... Đây là hoàn cảnh chung của nhiều sinh viên dân tộc thiểu số (DTTS) đang mắc kẹt giữa Thủ đô Hà Nội, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Những sinh viên DTTS tại Thủ đô đang rất cần sự hỗ trợ để vượt qua đại dịch
Những sinh viên DTTS tại Thủ đô đang rất cần sự hỗ trợ để vượt qua đại dịch

Khó khăn nhưng không đơn độc

Quê ở xã Nậm Sở, Tân Uyên (Lai Châu), Hà Thị Toan, dân tộc Thái là sinh viên năm cuối của Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội. Theo tiến độ, cuối tháng 7 vừa qua, Toan sẽ tốt nghiệp; nhưng vì giãn cách xã hội, đến nay em vẫn chưa hoàn thành chương trình Đại học. Khi nghe thông báo Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội, em thực sự hoang mang. Gia đình em cũng khó khăn, em không biết phải xoay xở thế nào trong nửa tháng sắp tới.

“Muốn về quê cũng không được, ở lại thì khó khăn; tiền trọ mỗi tháng cả điện nước khoảng 1,7 triệu đồng. Trong đợt dịch lần thứ 4 này, bố mẹ chưa kịp gửi tiền xuống, nguồn lương thực cạn kiệt, em đã phải ăn mì tôm nhiều bữa”, Toan bộc bạch.

Dù phải chôn chân nơi phòng trọ chật hẹp nhiều tháng, nhưng Toan nói mình còn rất may mắn. Bởi khi em ra tín hiệu cần giúp đỡ, ngay lập tức, các anh chị trong Nhóm Người Thái tại Hà Nội, đã hỗ trợ lương thực giúp em giải quyết những khó khăn trước mắt. 

Em Điêu Đan Trường, sinh viên năm cuối Trường Đại học Phương Đông cũng trong tình cảnh tương tự. Vì không có máy tính nên Trường đang ở quê (Sơn La) phải xuống Hà Nội mượn máy tính bạn để thi online. Sau khi thi xong, các bạn cùng phòng đã chuyển về quê hết, Trường ở lại Hà Nội để bán hàng online kiếm thêm thu nhập.

Nhưng mọi thứ không như em mong muốn, Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, không thể bán được hàng, về quê cũng không được. Tiền phòng trọ mỗi tháng hết 3,3 triệu đồng, dịch bệnh em cũng không thể chuyển đi nơi khác rẻ hơn. Gia đình em cũng rất khó khăn, loay hoay trả tiền phòng còn không đủ.

"Tuần vừa rồi, khi đã hết sạch tiền, nguồn lương thực dự trữ cũng không còn, em thực sự lo lắng. May mắn rằng, trong lúc khó khăn nhất, em được các anh chị trong Nhóm Người Thái ở Hà Nội hỗ trợ lương thực, thực phẩm", Trường tâm sự.

Trên facebook của mình, anh Sùng Mí Long, sinh viên Trường Đại học Nội vụ, Phó Chủ nhiệm Câu Lạc bộ sinh viên Mông tình nguyện tại Hà Nội, có chia sẻ về hoàn cảnh của Hoàng Mí Hồng, dân tộc Mông, quê ở Mường Lát (Thanh Hóa), sinh viên năm thứ nhất, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Vì không có xe khách, nên bố mẹ không thể gửi gạo xuống cho Hồng được. 

Khi gạo đã hết, em cũng không thể liên lạc được với gia đình, vì ở quê không có sóng điện thoại. Sau khi câu chuyện của Hồng được chia sẻ, các thầy cô trong trường đã đến động viên cũng như tặng nhu yếu phẩm giúp Hồng vượt qua đại dịch.

Không phải ai cũng may mắn như Toan, Trường bởi các em có một cộng đồng người Thái tại Hà Nội hỗ trợ lẫn nhau; hay như Hoàng Mí Hồng vì có các anh chị, thầy cô trong trường quan tâm kịp thời. Trên thực tế, rất nhiều sinh viên DTTS đang gặp khó khăn cần giúp đỡ.

Qua ứng dụng Zalo, Facebook, nhiều người lao động tự do và sinh viên đã phát đi tín hiệu kêu cứu, chủ yếu là thiếu lương thực. Và chắc chắn rằng, sẽ có nhiều sinh viên DTTS còn e dè không dám lên tiếng; và còn rất nhiều sinh viên chưa có điện thoại thông minh nên không thể chia sẻ được cần giúp đỡ trên Zalo và Facebook được.

Một thực tế khó khăn chung của các em là, khi thực hiện giãn cách xã hội, nhiều sinh viên DTTS không nhận được lương thực, thực phẩm từ gia đình vì xe khách không chạy. Nhiều gia đình ở vùng sâu, vùng xa, không có sóng điện thoại nên không thể gọi điện thoại cho con, hoặc không thể chuyển khoản xuống cho con được nên đành bất lực. 

Thậm chí có nhiều hoàn cảnh, sinh viên phải tự bươn trải cuộc sống tại Hà Nội và gửi tiền làm thêm về giúp đỡ bố mẹ ở quê. Khi thực hiện giãn cách xã hội, các em không đi làm thêm được, nên khó khăn đủ đường.

Tính năng “Người cần hỗ trợ quanh ta” phát đi các tín hiệu kêu cứu của những người gặp khó khăn, trong đó có nhiều sinh viên DTTS
Tính năng “Người cần hỗ trợ quanh ta” phát đi các tín hiệu kêu cứu của những người gặp khó khăn, trong đó có nhiều sinh viên DTTS

Cần sự chung tay của cộng đồng

Tính năng hỗ trợ các trường hợp khẩn cấp trong ứng dụng Zalo có nêu rõ: “Mỗi chấm màu cam trên Zalo Connect là một lời kêu gọi giúp đỡ. Đó có thể là một bạn sinh viên sống xa nhà, một gia đình có người già và trẻ nhỏ, một tập thể nhiều gia đình trong một khu trọ hoặc bất kỳ người hàng xóm nào của bạn đang gặp khó khăn vì đại dịch Covid-19. Họ không còn khả năng trang trải cho những nhu cầu thiết yếu hằng ngày”.

Khi truy cập, chúng tôi thấy còn rất nhiều những chấm màu cam, có nghĩa là các trường hợp kêu cứu chưa nhận được hỗ trợ. Trong số đó, có nhiều sinh viên là người DTTS.

Anh Sùng Mí Long cho biết, dịch bệnh khiến nhiều bạn sinh viên DTTS vốn khó khăn nay còn khó khăn hơn, bản thân anh cũng vậy. Từ đầu dịch đến nay, anh đã kết nối và giúp đỡ cho hơn 20 sinh viên nghèo tại Hà Nội. Anh cũng mong các tổ chức đoàn thể, các nhà hảo tâm quan tâm đến những sinh viên nghèo, sinh viên DTTS.

Bà Cầm Trang Thơ, đại diện Nhóm Người Thái tại Hà Nội cho biết, kể từ đợt dịch lần thứ tư, nhóm đã hỗ trợ được gần 30 sinh viên và người lao động dân tộc Thái có hoàn cảnh khó khăn, mỗi xuất quà trị giá 500 nghìn đồng. Số tiền có được là do Nhóm đứng ra kêu gọi các mạnh thường quân và bạn bè giúp đỡ.

Tuy nhiên, khi Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội đến ngày 6/9, thì sẽ có nhiều sinh viên người dân tộc Thái và sinh viên các DTTS khác sẽ rất khó khăn. Do đó, trong thời gian tới, Nhóm sẽ mở rộng hỗ trợ sinh viên các DTTS khác và mong muốn các nhà hảo tâm, các tổ chức từ thiện phối hợp với Nhóm để giúp đỡ sinh viên các DTTS cùng vượt qua đại dịch. 

“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, những sinh viên DTTS với ước muốn “cõng chữ về bản” đang rất cần sự hỗ trợ để vượt qua đại dịch...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Triển khai thực hiện Dự án 8: Hiện thực hóa mục tiêu “Không để ai bị bỏ lại phía sau”

Triển khai thực hiện Dự án 8: Hiện thực hóa mục tiêu “Không để ai bị bỏ lại phía sau”

Sáng 20/5, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025; đề xuất nội dung, giải pháp Dự án giai đoạn II: năm 2026 - 2030. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng: Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025 (mục tiêu trước đây là 95%), đồng thời coi kết quả giải ngân đầu tư công là căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, đánh giá cán bộ, nếu không hoàn thành thì phải kiểm điểm, xử lý.
Chương trình MTQG 1719 giải quyết nhiều vấn đề dân sinh hiệu quả cho đồng bào DTTS ở Vân Canh

Chương trình MTQG 1719 giải quyết nhiều vấn đề dân sinh hiệu quả cho đồng bào DTTS ở Vân Canh

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Thời gian qua, từ nguồn lực hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), các cấp chính quyền ở huyện Vân Canh (Bình Định) đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân.
Đền tháp Po Klong Garai: Biểu tượng vững bền của văn hóa Chăm

Đền tháp Po Klong Garai: Biểu tượng vững bền của văn hóa Chăm

Sắc màu 54 - Bá Minh Truyền - 1 giờ trước
Đền tháp Po Klong Garai, là một trong những công trình kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu và nổi bật của người Chăm được bảo tồn khá nguyên vẹn. Tháp tọa lạc trên đồi Lá trầu (Mbuen Hala), thuộc phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Văn khắc bằng chữ Chăm cổ trên đá sa thạch cung cấp những thông tin về văn hóa, lịch sử quý giá như công lao và thần tích của vua Po Klong Garai, các hoạt động tế lễ, cúng bái và tổ chức xã hội của người Chăm.
Tạo động lực cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống từ Chương trình MTQG 1719

Tạo động lực cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Trong thời gian qua, việc triển khai hiệu quả Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo động lực quan trọng để công tác bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS ngày càng lan tỏa và đi vào thực chất.
Việt Nam là điển hình toàn cầu về bảo vệ và phát huy giá trị các di sản

Việt Nam là điển hình toàn cầu về bảo vệ và phát huy giá trị các di sản

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 1 giờ trước
Khẳng định Việt Nam là điển hình toàn cầu về bảo vệ và phát huy giá trị các di sản, Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới của UNESCO Lazare Eloundou Assomo đề nghị Việt Nam chia sẻ các kinh nghiệm quý với các quốc gia trên thế giới.
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Bản sắc và hội nhập - Hồng Phúc - 1 giờ trước
Tạp chí Time Out của Anh vừa công bố 20 thành phố văn hóa, nghệ thuật nổi bật nhất thế giới năm 2025. Thủ đô Hà Nội xếp thứ 9 trong danh sách này và đứng đầu các điểm đến ở châu Á.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ngân hàng Chính sách Xã hội: Phát huy sức mạnh nội lực, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Ngân hàng Chính sách Xã hội: Phát huy sức mạnh nội lực, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Tin tức - Phương Linh - 1 giờ trước
Ngày 19/5, Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) tổ chức thành công Hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến giai đoạn 2020 - 2025. Hội nghị vinh dự có sự hiện diện của lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, cùng Ban lãnh đạo Ngân hàng CSXH, các điển hình tiên tiến trong toàn hệ thống. Sự kiện được tổ chức trực tiếp và kết nối trực tuyến đến các điểm cầu trên toàn quốc.
Bộ luật Hình sự (sửa đổi): Nâng mức hình phạt tù đối với tội phạm về môi trường, ma túy và vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Bộ luật Hình sự (sửa đổi): Nâng mức hình phạt tù đối với tội phạm về môi trường, ma túy và vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 20/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hồng Thanh, Quốc hội họp phiên toàn thể ở Hội trường nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
Phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng, bảo đảm chất lượng xây dựng nhà ở xã hội

Phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng, bảo đảm chất lượng xây dựng nhà ở xã hội

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 20/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hồng Thanh, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
Triển khai thực hiện Dự án 8: Hiện thực hóa mục tiêu “Không để ai bị bỏ lại phía sau”

Triển khai thực hiện Dự án 8: Hiện thực hóa mục tiêu “Không để ai bị bỏ lại phía sau”

Xã hội - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Sáng 20/5, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025; đề xuất nội dung, giải pháp Dự án giai đoạn II: năm 2026 - 2030. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Bình Định: Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý được phê duyệt dự án để phát triển du lịch

Bình Định: Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý được phê duyệt dự án để phát triển du lịch

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Hoàng Đạo Cương vừa ký Quyết định số 1417/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Dự án Bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý (xã Nhơn Lý, Tp. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) phục vụ phát triển du lịch, gắn với xây dựng nông thôn mới.