Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sản xuất, tiêu thụ rượu thủ công: Quản lý lỏng lẻo

PV - 15:50, 03/04/2018

Những năm gần đây, trên địa bàn cả nước liên tục xảy ra các vụ ngộ độc rượu với hậu quả nghiêm trọng. Điều đáng nói là về mặt pháp luật, Việt Nam đã xây dựng các nghị định về quản lý sản xuất kinh doanh rượu từ lâu nhưng gần như không đi vào cuộc sống; do đó tạo ra nhiều kẽ hở “chết người” trong việc sử dụng rượu thủ công.

Khoảng trống quản lý

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), Việt Nam đang trở thành quốc gia tiêu thụ rượu bia cao nhất Đông Nam Á. Trong số rượu bia được tiêu thụ có nhiều rượu giả, rượu tự pha không công bố tiêu chuẩn. Điều này đã dẫn đến nhiều vụ ngộ độc rượu với hậu quả đáng tiếc.

Rượu không nhãn mác tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Rượu không nhãn mác tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

 

Hậu quả nghiêm trọng là vậy, song công tác quản lý, kiểm soát rượu thủ công vẫn còn khó khăn và chưa đạt hiệu quả mong muốn. Dễ nhận thấy nhất là các quy định, chính sách về rượu thủ công vẫn chưa đi vào cuộc sống, chưa nhận được sự quan tâm, vào cuộc thực hiện một cách nghiêm túc của những người sản xuất và kinh doanh rượu.

Chủ tịch Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam Nguyễn Văn Việt cho biết, theo các báo cáo, hiện cả nước mới cấp giấy phép sản xuất cho khoảng 15% các hộ sản xuất rượu thủ công. Đơn cử như ở Ninh Bình, một trong những địa phương đứng đầu cả nước về rượu thủ công, chỉ có 6/2.500 hộ nấu rượu có giấy phép; hay ở Quảng Ninh-địa phương có nhiều “đặc sản” về rượu như ba kích, nếp cái hoa vàng, mơ... nhưng lại không có một cơ sở nào sản xuất rượu công nghiệp và trong số 1.767 cơ sở sản xuất rượu thủ công, chỉ có 24 cơ sở được cấp giấy phép sản xuất theo quy định.

Khảo sát thực tế tại một số địa phương có nghề nấu rượu thủ công cho thấy, khi nói đến Nghị định số 94/2012/NĐ-CP năm 2012 về sản xuất, kinh doanh rượu và mới nhất là Nghị định số 105/2017/NĐ-CP tháng 9/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu, phần lớn các hộ dân chuyên sản xuất rượu còn rất “mơ hồ”.

Cần thắt chặt khâu tiêu thụ

Theo số liệu thống kê, 10 năm qua, toàn quốc có 382 người bị ngộ độc do sử dụng rượu không an toàn, làm 98 người chết. Trong đó, số ca tử vong do rượu có hàm lượng methanol chiếm gần 50%, còn lại là tử vong do ngộ độc rượu trắng và rượu ngâm cây rừng.

Vẫn biết rằng, nấu rượu thủ công tại các gia đình, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi từ lâu đã trở thành việc bình thường. Người dân nấu rượu lúc nông nhàn hoặc tận dụng các sản phẩm nông nghiệp để nấu rượu phục vụ nhu cầu gia đình là chính. Tuy vậy, trước nhu cầu của thị trường và muốn kiếm lời, nhiều hộ hằng ngày vẫn sản xuất rượu thủ công đem đi bán khắp nơi, phục vụ quán cơm, nhà hàng, quán nhậu, cửa hàng tạp hóa... Nhiều hộ mặc dù biết hoặc có nghe nói đến Nghị định kinh doanh rượu, quy định hoạt động sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu song vẫn “phớt lờ”.

Nguyên nhân một phần do thủ tục cấp giấy phép còn chồng chéo. Cụ thể, hộ dân muốn sản xuất, kinh doanh rượu phải có giấy phép kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, giấy phép sản xuất do Sở Công thương cấp, nhãn hiệu do Sở Khoa học và Công nghệ cấp, còn đăng ký chất lượng lại do Sở Y tế cấp. “Chờ làm xong được hết các thủ tục dễ phải tới nửa năm, nên đành trở lại với việc sản xuất thủ công, cách buôn bán cũ, không cần phải đăng ký”, một hộ nấu rượu thủ công chia sẻ.

Tuy nhiên, theo Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Hùng Long, dù Luật quy định cơ sở sản xuất rượu phải được cấp giấy phép, cơ sở bán rượu phải bán sản phẩm có nhãn mác đầy đủ nhưng với hàng trăm nghìn hộ nấu rượu thủ công, việc cấp phép là rất khó. Không thể có cơ quan nào kiểm soát hết việc một người dân tự nấu vài chục lít rượu.

Do vậy, để phòng ngừa ngộ độc rượu phải tập trung vào những người kinh doanh rượu nhỏ lẻ, đặc biệt là các cơ sở ăn uống nhỏ lẻ. Ở những nơi này, rượu không nhãn mác rất nhiều, trong khi đó bằng mắt thường và kể cả lúc uống, không thể phân biệt một chai “rượu quê”, rượu tự nấu với rượu được pha từ cồn công nghiệp methanol.

Vì thế, bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan quản lý, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, cần tuyên truyền cho người dân có ý thức sử dụng có nhãn mác; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về sản xuất, buôn bán rượu thủ công tới các doanh nghiệp, hộ dân, những người trực tiếp sản xuất rượu thủ công. Đây là giải pháp thiết thực để các chính sách pháp luật về quản lý rượu thủ công đi vào cuộc sống.

THIÊN ĐỨC - VĂN BÌNH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Trên 116.000 thí sinh thi vào lớp 10 Hà Nội làm thủ tục dự thi

Trên 116.000 thí sinh thi vào lớp 10 Hà Nội làm thủ tục dự thi

Giáo dục - PV - 6 giờ trước
Sáng 9/6, trên 116.000 lượt thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập không chuyên và lớp 10 chuyên của Hà Nội, đã có mặt tại các điểm thi để làm thủ tục dự thi.
Bảo đảm an toàn cho dữ liệu cá nhân trên không gian mạng

Bảo đảm an toàn cho dữ liệu cá nhân trên không gian mạng

Pháp luật - Trương Vui - 6 giờ trước
Thông tin cá nhân là loại thông tin giá trị nhất, là tài sản của cá nhân và tổ chức, vì vậy, đây được coi là “mỏ vàng”, là mục tiêu săn tìm của tội phạm mạng. Thời gian qua, việc lộ lọt dữ liệu cá nhân đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền riêng tư, là cơ sở để vấn nạn mua bán thông tin cá nhân, lừa đảo công nghệ cao diễn ra tràn lan và ngày càng nhức nhối.
Đông Triều (Quảng Ninh): Phấn đấu trở thành điển hình NTM kiểu mẫu đầu tiên

Đông Triều (Quảng Ninh): Phấn đấu trở thành điển hình NTM kiểu mẫu đầu tiên

Kinh tế - Mỹ Dung - 7 giờ trước
Quảng Ninh là 1 trong 6 địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Từ kết quả này, năm 2023, thị xã Đông Triều đặt mục tiêu 100% các xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, phấn đấu trở thành điển hình NTM kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh và xây dựng thị xã trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.
Hà Nội rà soát “khai tử” nhiều làng nghề

Hà Nội rà soát “khai tử” nhiều làng nghề

Nghề nghiệp - Việc làm - Trương Vui - 7 giờ trước
Theo báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, TP. Hà Nội, hiện có khoảng 139 làng nghề đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, gần 100 làng nghề đang trong tình trạng ô nhiễm; khoảng 36% hộ sản xuất trong làng nghề không có công trình xử lý chất thải, hàm lượng các chất ô nhiễm trong nguồn nước thải tại nhiều làng nghề vượt giới hạn nhiều lần. Để giải quyết vấn đề này, TP. Hà Nội đã đưa ra danh mục về các làng nghề mai một cần rà soát, đề xuất đưa ra khỏi “Danh sách công nhận danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống” của UBND Thành phố.
Nghệ An trước vấn nạn thiếu điện, thiếu nước và nguy cơ cháy rừng ở cấp độ cao

Nghệ An trước vấn nạn thiếu điện, thiếu nước và nguy cơ cháy rừng ở cấp độ cao

Xã hội - An Yên - 7 giờ trước
Nắng nóng gay gắt ngay từ đầu mùa đã đặt toàn tỉnh Nghệ An trước nguy cơ cháy rừng, thiếu hụt nguồn nước dự trữ tại các hồ chứa phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Một loạt các biện pháp đối phó với những khó khăn trên đang được tỉnh Nghệ An triển khai quyết liệt.
Ấn tượng cuộc thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi tỉnh Sơn La năm 2023

Ấn tượng cuộc thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi tỉnh Sơn La năm 2023

Cuộc thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi tỉnh Sơn La năm 2023 là 1 trong 10 hoạt động được tổ chức tại Ngày hội Du lịch văn hóa Sơn La “Điểm đến thiên khu vực hàng đầu thế giới năm 2023”. Cuộc thi thu hút sự tham gia của 27 thí sinh đến từ các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh với các tiết mục đặc sắc, hấp dẫn, kỹ năng hướng dẫn du lịch chuyên nghiệp, lôi cuốn người xem.
Ý nghĩa của đánh trống đất trong Nghi lễ cầu mưa của người Co

Ý nghĩa của đánh trống đất trong Nghi lễ cầu mưa của người Co

Sắc màu 54 - Sơn Gia Phúc - 7 giờ trước
Từ xa xưa, người Co có nhiều phong tục, tập quán dân gian thông qua các lễ hội cộng đồng. Một hoạt động dân gian lưu truyền qua nhiều thế hệ của người Co là làm trống đất để thực hiện trong Nghi lễ cầu mưa, thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên, mong ước cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống của người dân được an lành, yên vui, ấm no, hạnh phúc. Mỗi chiếc trống đất mang ý nghĩa đại diện cho một vị thần
Nét đẹp kiến trúc nhà trình tường của người Dao tiền

Nét đẹp kiến trúc nhà trình tường của người Dao tiền

Sắc màu 54 - Phương Anh - 7 giờ trước
Miền non nước Cao Bằng vẫn luôn ẩn chứa bao điều thú vị, bất ngờ. Mảnh đất với núi non hùng vĩ, cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, nơi có những món ăn ngon và con người thân thiện, mến khách… Sự độc đáo, đậm đà bản sắc văn hóa còn được bộc lộ qua kiến trúc những ngôi nhà trình tường của đồng bào Dao tiền xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng.
Bắc Giang: Hội thi các Tổ, mô hình truyền thông cộng đồng thay đổi

Bắc Giang: Hội thi các Tổ, mô hình truyền thông cộng đồng thay đổi "nếp nghĩ, cách làm"

Tin tức - Vân Khánh - 15 giờ trước
Nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt của các Tổ truyền thông cộng đồng và Chi hội Phụ nữ từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm của phụ nữ DTTS, Hội Liên hiệp Phụ nữ (HLHPN) huyện Sơn Động (Bắc Giang) vừa tổ chức Hội thi các Tổ, mô hình truyền thông cộng đồng thay đổi "nếp nghĩ, cách làm" năm 2023.
Tinh hoa vùng Tây Bắc trên miền Cao nguyên trắng Bắc Hà

Tinh hoa vùng Tây Bắc trên miền Cao nguyên trắng Bắc Hà

Sản phẩm - Thị trường - Tráng Xuân Cường - 23:59, 08/06/2023
Miền Cao nguyên trắng Bắc Hà không chỉ được biết đến với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ, nên thơ, mà còn được biết đến với nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc nguyên sơ, độc đáo, đặc sắc, nổi bật với văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú và đa dạng, các nông sản đặc trưng, đặc hữu, các sản phẩm OCOP là những món quà lưu niệm ý nghĩa. Những tinh hoa đó đã được tập hợp, tái hiện trong Tuần lễ quảng bá thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng DTTS và miền núi, nhân Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà mùa Hè 2023.
Tổng cục Hải quan: Xuất nhập khẩu ước đạt hơn 262 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2023

Tổng cục Hải quan: Xuất nhập khẩu ước đạt hơn 262 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2023

Tin tức - Vân Khánh - 23:50, 08/06/2023
Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu ước đạt hơn 262 tỷ USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm ngoái.